8,1 triệu cử tri Cam-pu-chia đi bầu cử Quốc hội
Ngày 27-7, hơn 8,1 triệu cử tri Cam-pu-chia đi bầu cử, thực hiện nghĩa vụ công dân của mình tại 15.254 điểm bỏ phiếu trong cả nước để lựa chọn 123 đại biểu Quốc hội khóa IV.
Các điểm bỏ phiếu bắt đầu mở cửa vào 7h00 sáng và việc kiểm phiếu sẽ được tiến hành tại các điểm bầu cử ngay sau khi kết thúc bầu cử vào lúc 16h00 cùng ngày với sự giám sát của các quan sát viên quốc tế và trong nước cùng đại diện các chính đảng nhằm đảm bảo tính công khai và minh bạch.
Kết quả bầu cử chính thức sẽ được Uỷ ban bầu cử quốc gia Cam-pu-chia công bố vào ngày 9-8.
Giai đoạn tranh cử vừa hoàn tất tốt đẹp ngày 25-7, chỉ có 11 đảng đủ tiêu chuẩn tranh cử trong số 57 chính đảng đã đăng ký với Bộ Nội vụ trước đó. Đây là cuộc bầu cử có số đảng tham gia tranh cử thấp nhất so với các kỳ bầu cử trước đây ở Cam-pu-chia, chưa bằng 1/2 số đảng tranh cử trong cuộc bầu cử năm 2003 (23 đảng), trong khisố cử tri lần này lại đông nhất.
Số lượng quan sát viên quốc tế ở mức thấp nhất với 433 người, so với 1.156 người trong cuộc bầu cử quốc hội khóa trước.
Ủy ban bầu cử quốc gia Cam-pu-chia (NEC), các quan sát viên quốc tế và nước ngoài đều có chung đánh giá rằng bầu cử lần này có nhiều tiến bộ, hòa bình hơn, không xảy ra bạo lực chính trị trong vận động tranh cử và số đơn khiếu kiện về những vụ vi phạm ít hơn rất nhiều, chỉ bằng một nửa so với cuộc bầu cử năm 2003.
Cục diện chính trường Cam-pu-chia đã trở nên rõ ràng sau một tháng vận động tranh cử. Những đảng chính trị lớn có uy tín và có thể giành được ghế tại Quốc hội khóa tới vẫn là các đảng Nhân dân Cam-pu-chia (CPP), FUNCINPEC - một đối tác của CPP trong hai nhiệm kỳ chính phủ liên minh từ năm 1998, đảng Sam Rainsy (SRP), đảng Norodom Ranaridd (NRP) và đảng Nhân quyền (HRP).
Cuộc bầu cử lần này được nhìn nhận diễn ra tự do, công bằng và dân chủ nhất kể từ sau khi Cam-pu-chia thoát khỏi nạn diệt chủng của chế độ Khmer Đỏ tháng 1-1979./.
“Các anh ơi, xin đón các anh về!” (Kỳ IV)  (27/07/2008)
“Các anh ơi, xin đón các anh về!” (Kỳ IV)  (27/07/2008)
“Các anh ơi, xin đón các anh về!” (Kỳ IV)  (27/07/2008)
Việt Nam coi trọng quan hệ hữu nghị với Triều Tiên  (27/07/2008)
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 41 (AMM-41)  (27/07/2008)
Việt Nam chủ trì thảo luận dự thảo báo cáo của Hội đồng Bảo an  (27/07/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên