Việt Nam chủ tọa Hội nghị các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 16
Hội nghị các Bộ trưởng kinh tế Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) không chính thức lần thứ 16 diễn ra tại Putrajay, thủ đô hành chính của Ma-lai-xi-a trong 2 ngày 27 và 28/2. Bộ trưởng Công thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng đã điều hành hội nghị với vai trò Chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN.
Trên cương vị chủ tọa hội nghị, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã phát biểu khai mạc hội nghị, nhấn mạnh ưu tiên hàng đầu của ASEAN là thực thi đầy đủ cam kết và chương trình hợp tác kinh tế nội khối, hướng tới mục tiêu thiết lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015.
Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ không chỉ giúp ASEAN phát huy tốt nhất lợi thế của khu vực dựa trên ưu thế của từng thành viên mà còn là một bước cần thiết nhằm củng cố vững chắc uy tín và uy thế của ASEAN với các đối tác trên thế giới.
Tại hội nghị lần này, các Bộ trưởng đã tập trung thảo luận hướng hợp tác kinh tế chủ đạo của ASEAN trong năm 2010, theo đó tập trung nguồn lực nhằm sớm triển khai các thoả thuận liên kết quan trọng của hiệp hội, bao gồm Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA), Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA), Nghị định thư thực hiện Gói cam kết thứ 7 về dịch vụ ASEAN, trong năm 2010. Bên cạnh đó, các Bộ trưởng cũng khẳng định sẽ nỗ lực đẩy nhanh các chương trình hợp tác kinh tế hỗ trợ hoạt động thương mại và đầu tư.
Các đại biểu cũng thống nhất các biện pháp nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người dân đối với quá trình hội nhập kinh tế khu vực ASEAN nhằm thực sự mang lại lợi ích cho cộng đồng. Trong khuôn khổ hợp tác giữa ASEAN và các đối tác ngoại khối, các bộ trưởng đã thảo luận về vấn đề thực thi các cam kết trong khuôn khổ các khu vực tự do thương mại (FTA) giữa ASEAN với các đối tác trong khu vực.
Đánh giá về hoạt động kinh tế của khu vực trong năm 2009, các Bộ trưởng đều có chung nhận định rằng, ASEAN đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất do tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy còn nhiều thách thức phía trước, song đến nay nhiều quốc gia trong khu vực đã tăng trưởng, trong đó có Việt Nam.
Nhân dịp này, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã hoan nghênh đề xuất của Việt Nam về xây dựng dự thảo Tuyên bố của các Nhà lãnh đạo về phục hồi và phát triển bền vững tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 16 tổ chức tại Hà Nội từ 7-9/4 tới./.
"Sức mạnh mềm" trong quan hệ quốc tế  (28/02/2010)
“Lương y như từ mẫu”  (28/02/2010)
Bảo đảm nhân lực cho vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn là nhiệm vụ hàng đầu của ngành y tế  (27/02/2010)
Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao  (26/02/2010)
Tiếp tục duy trì lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam ở mức 8%/năm  (26/02/2010)
Xuất, nhập khẩu đều giảm mạnh  (26/02/2010)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên