Triển khai quyết định kiểm tra công tác bảo vệ chính trị nội bộ tại Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk
TCCS - Ngày 24-4-2024, tại thành phố Buôn Ma Thuật, tỉnh Đắk Lắk, Đoàn Kiểm tra số 4 thuộc Tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương có buổi làm việc, kiểm tra tại Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk về công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Dự buổi làm việc có đồng chí Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Phó Trưởng Đoàn Kiểm tra số 4; các đồng chí đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương.
Về phía tỉnh Đắk Lắk có các đồng chí: Nguyễn Đình Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Phạm Minh Tấn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Y Biêr Niê, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo các cơ quan tham mưu, giúp việc của Tỉnh ủy; lãnh đạo một số đảng ủy, thành ủy, huyện ủy trực thuộc Tỉnh ủy.
Tại buổi làm việc, đại diện đoàn kiểm tra do đồng chí Nguyễn Văn Định, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ chính trị nội bộ, Ban Tổ chức Trung ương công bố quyết định, kế hoạch kiểm tra và quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung, đối tượng, phương pháp, cách thức tiến hành kiểm tra công tác bảo vệ chính trị nội bộ năm 2024 đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk. Theo đó, đoàn kiểm tra sẽ làm việc, kiểm tra tại Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Đảng ủy Công an tỉnh, Huyện ủy Cư M’Gar và Thành ủy Buôn Ma Thuột.
Cũng tại buổi làm việc, đại diện Tỉnh ủy Đắk Lắk đã báo cáo kết quả tự kiểm tra của Tỉnh ủy về công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Theo đó, thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Tỉnh ủy tập trung chỉ đạo trực tiếp, toàn diện công tác bảo vệ chính trị nội bộ; thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai các quy định, chỉ thị của Bộ Chính trị và hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương về công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng; ban hành Chỉ thị số 28-CT/TU về “Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng trong thời điểm hiện nay” nhằm nâng cao nhận thức, hành động của cấp ủy, các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên trong toàn tỉnh. Mặt khác, các cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng luôn giữ gìn đoàn kết nội bộ, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trong công tác xây dựng Đảng, nhất là công tác đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Phó Trưởng Đoàn Kiểm tra số 4 xác định, công tác bảo vệ chính trị nội bộ có vai trò hết sức quan trọng, nhất là trong bối cảnh, tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, diễn ra sự cạnh tranh toàn diện, đặc biệt là sự cạnh tranh về các hệ giá trị, hệ tư tưởng. Mặt khác, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nổi bật ở sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, môi trường không gian mạng, vừa là cơ hội, nhưng cũng đặt ra không ít thách thức, khó khăn; tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội và tình trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ cùng hoạt động tuyên truyền quan điểm, luận điệu xuyên tạc, phản động của các thế lực thù địch chống phá đất nước ngày càng phức tạp, khó lường. Theo đó, công tác bảo vệ chính trị nội bộ càng phải được quan tâm, thực hiện hiệu quả hơn bao giời hết. Căn cứ theo chương trình công tác hằng năm, Tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương lựa chọn tỉnh Đắk Lắk để làm việc, bởi đây là địa bàn trọng điểm, có vị trí chiến lược quan trọng, qua đó, mong muốn được nghe những chia sẻ về kinh nghiệm của tỉnh trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ.
Bên cạnh đó, đồng chí Lê Hải Bình cũng đánh giá cao công tác chuẩn bị và nội dung tự kiểm tra của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk; đồng thời, đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các đơn vị trực thuộc liên quan cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu và chủ động bố trí thời gian làm việc để đoàn kiểm tra hoàn thành tốt nhiệm vụ. Việc đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra công tác bảo vệ chính trị nội bộ tại Tỉnh ủy Đắk Lắk là nhiệm vụ thường xuyên của Đảng nhằm đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập, thuận lợi, khó khăn, cũng như nguyên nhân khách quan, chủ quan… trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chính trị nội bộ ở các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương. Cùng với đó, thông qua quá trình kiểm tra để tiếp tục hướng dẫn triển khai thực hiện tốt hơn các nội dung công tác tại địa phương, cơ quan, tổ chức trong thời gian tới, góp phần bảo vệ Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước; tạo sự đoàn kết, thống nhất trong toàn Đảng, sự trong sạch, vững mạnh của tổ chức, đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Đình Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk nhấn mạnh tinh thần tiếp thu các ý kiến chỉ đạo và nội dung kế hoạch của đoàn kiểm tra; đồng thời, đề nghị các đơn vị, tổ chức đảng được kiểm tra bám sát kế hoạch, phối hợp chặt chẽ với đoàn, tạo điều kiện tốt nhất để công tác kiểm tra được tiến hành thuận lợi. Qua công tác kiểm tra, tình hình thực tiễn trong triển khai nhiệm vụ bảo vệ chính trị nội bộ tại các cấp, ngành, địa phương sẽ được làm rõ hơn, từ đó, nghiên cứu, xây dựng những kiến nghị, đề xuất phù hợp để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ chính trị nội bộ trên địa bàn tỉnh thời gian tới./.
Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ của Tạp chí Cộng sản  (25/03/2024)
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ chính trị nội bộ đối với cán bộ, đảng viên học tập, làm việc ở nước ngoài hiện nay  (19/02/2024)
“Tết ấm yêu thương, mừng xuân, ơn Đảng” đến với Bộ đội Biên phòng và đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị  (01/02/2024)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển