Triển vọng thị trường ngành nông nghiệp Việt Nam 2009
TCCS ĐT - Những năm gần đây, nông nghiệp và thị trường nông sản ở nhiều nước trên thế giới đang chứng kiến những biến đổi mạnh mẽ. Biến đổi khí hậu, nhu cầu sản xuất nhiên liệu sinh học, cùng với bất ổn trong khu vực tài chính tiền tệ đã đẩy ngành nông nghiệp đối mặt với ngày càng nhiều thách thức.
Ở Việt Nam, một loạt ngành hàng có thế mạnh như thủy sản, lúa gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều… rơi vào tình trạng thị trường lúc thừa, lúc thiếu. Nông dân theo tín hiệu thị trường ngắn hạn, chuyển dịch sản xuất tự phát, gây lãng phí lớn cho xã hội. Biến động thị trường với quy mô toàn cầu đã ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động sản xuất và thương mại nông thủy sản của Việt Nam.
Trước thực trạng này, trong 2 năm gần đây (năm 2007, 2008), Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn, cơ quan tham mưu chính sách duy nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức hai hội thảo thường niên dự báo triển vọng thị trường ngành hàng cà phê.
Trong 2 ngày 24 và 25-3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra Hội thảo “Triển vọng thị trường ngành nông nghiệp Việt Nam 2009” do Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam tổ chức.
Đây là Hội thảo đầu tiên cho toàn ngành nông nghiệp Việt Nam, tập trung vào 3 ngành hàng chính có thế mạnh xuất khẩu và có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh lương thực và đời sống đại đa số nông dân Việt Nam, đó là ngành lúa gạo, cà phê và chăn nuôi.
Mục tiêu của hội thảo nhằm cung cấp các thông tin phân tích, tổng kết ngành nông nghiệp Việt Nam và nông nghiệp thế giới năm 2008; Phân tích thị trường 3 mặt hàng nông sản Việt Nam và thế giới năm 2008 và dự báo thị trường năm 2009; Thông tin cập nhật về kế hoạch, chiến lược và chính sách quan trọng của Việt Nam cho 3 ngành hàng và liên kết các nhóm tác nhân sản xuất và kinh doanh nông sản với các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách.
Đại diện FAO tại Việt Nam cho biết, trong năm nay, một lượng lớn lương thực trên thế giới sẽ chuyển sang làm ê-tha-nôn, bởi vậy, nếu không giữ vững và thúc đẩy sản xuất lúa gạo thì một lượng lớn lương thực trên toàn cầu sẽ bị thiếu hụt. Đại diện FAO cũng dự báo, năm 2009 là năm rất khó khăn, giá các mặt hàng đều giảm, chỉ có giá gạo là tương đối ổn định, còn giá cao su và cà phê sẽ giảm nhẹ.
Dự báo, kinh tế thế giới năm 2009 tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn và do đó, sẽ tác động đến việc xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam. Trước tình hình này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, ngành nông nghiệp phấn đấu đạt mức tăng trưởng năm nay là khoảng 2,8%. Theo đó, tập trung thực hiện quyết liệt nhiều giải pháp như: đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng nông nghiệp; điều chỉnh cây trồng, vật nuôi phù hợp với nhu cầu thị trường tiêu thụ; tập trung kích cầu nông nghiệp để tăng năng lực sản xuất, xuất khẩu…
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo, năm 2009 không mở rộng sản xuất đối với thủy sản, cà phê, điều, tiêu… để tránh tình trạng “cung vượt cầu”; chủ yếu tập trung thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng.
Dù khó khăn nhưng thị trường ngành nông nghiệp vẫn có lối ra, do đó cần tập trung đầu tư mạnh để kích cầu nông nghiệp phát triển, tạo việc làm và ổn định đời sống cho người dân nông thôn. Tăng trưởng của nông nghiệp sẽ góp phần rất lớn vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế. Trong năm 2008, mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp vẫn khá cao, đạt 3,79%. Nhiều ý kiến nhất trí đánh giá, trong những lúc khó khăn, ngành nông nghiệp luôn cũng vượt lên dù cho mức đầu tư lâu nay chưa tương xứng (vốn đầu tư nước ngoài cho nông nghiệp trong 10 năm nay rất thấp, chỉ 3,2%).
Một số chuyên gia nước ngoài cũng lạc quan cho rằng, nông nghiệp Việt Nam tiếp tục tăng trưởng nhờ các chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và chính sách hỗ trợ 61 huyện nghèo. Đặc biệt, Việt Nam phải bám sát được các dự báo quốc tế về thị trường thế giới, và cố gắng làm hạn chế ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đối với nông nghiệp./.
Góp ý Đề án “Chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025” tại Thành phố Hồ Chí Minh  (26/03/2009)
Tập trung giảm nghèo 26 huyện miền núi giáp Tây Nguyên  (26/03/2009)
Ông Phạm Đức Hải được bổ nhiệm làm Tổng Biên tập Báo Tuổi Trẻ  (26/03/2009)
Góp ý Đề án “Chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025” tại Thành phố Hồ Chí Minh  (26/03/2009)
Hoạt động thương mại thế giới sụt giảm mạnh  (25/03/2009)
Xây dựng Chiến lược an sinh xã hội giai đoạn 2011-2020  (25/03/2009)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay