Những sự kiện trong nước đáng chú ý trong tuần (từ ngày 18 đến ngày 24-1-2010)
1. Hội thảo về quy chế phối hợp giữa Chính phủ với cơ quan hành pháp, tư pháp
Cần có một văn bản chính thức giữa Văn phòng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao quy định cụ thể về sự phối hợp giữa các cơ quan này. Đây là nhận định chung của các đại biểu tại Hội thảo Quy chế phối hợp công tác giữa Chính phủ với Toà án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao do Văn phòng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp tổ chức tại Hà Nội ngày 18-1. Tại Hội thảo, các đại biểu đánh giá: Thời gian qua, phối hợp công tác đã trở thành truyền thống mang tính bản chất và nguyên tắc trong hoạt động của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước ta và được quy định trong Hiến pháp. Trong đó, phối hợp giữa Chính phủ với Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chính là sự phối hợp giữa cơ quan hành pháp và tư pháp nên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo đảm kỷ cương pháp luật, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
2. Phiên họp thứ 27 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XII
Trong 2 ngày 18, 19-1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) họp phiên thứ 27 tại Hà Nội, dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng. Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ QH cho ý kiến về sáu dự án luật đã được QH khóa XII thảo luận tại kỳ họp thứ sáu vừa qua, đó là: Luật Trọng tài thương mại, Luật Thi hành án hình sự, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Luật An toàn thực phẩm, Luật Bưu chính, Luật Người khuyết tật; và xem xét, thông qua Nghị quyết điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã cho ý kiến về đề nghị của Chính phủ bổ sung dự án Luật Đầu tư công và Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 66/2006/QH11 về công trình, dự án quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2010 và nhiệm kỳ khóa XII (2007-2011).
3. Trao giải cuộc thi vẽ tranh cổ động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Ðảng Cộng sản Việt Nam
Sáng 20-1, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức trao giải cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Ðảng Cộng sản Việt Nam. Sau hơn hai tháng phát động, Ban tổ chức đã nhận được 840 tác phẩm của 593 tác giả ở 49 tỉnh, thành phố trong cả nước. Các tác phẩm dự thi có nội dung phong phú, thể hiện rõ chủ đề, phản ánh sự tìm tòi, sáng tạo phong cách mỹ thuật mới trong sáng tác tranh cổ động. Ban tổ chức đã trao các giải: một giải Nhất cho tác phẩm “Ðảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại” của Bùi Ðại Hào (Hà Nội); hai giải Nhì cho tác phẩm “Thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước” của Nguyễn Mạnh Tường (Nam Ðịnh) và tác phẩm “Ðảng là hạnh phúc, ấm no” của Lê Ðức Tuấn Ðịnh (Hà Nội); cùng ba giải Ba, mười giải Khuyến khích và hai giải Tập thể. Trong số tranh đoạt giải, Cục Văn hóa cơ sở ấn hành bốn mẫu tranh cổ động phục vụ công tác tuyên truyền trong toàn quốc.
4. Việt Nam bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội
Ngày 22-1, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước những phát biểu của phía Anh, Hoa Kỳ và Liên hiệp châu Âu liên quan đến các phiên tòa xét xử một số phần tử vi phạm pháp luật gần đây, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga nói: "Việt Nam là một Nhà nước pháp quyền. Việt Nam xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại an ninh quốc gia để bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội là hòa bình, ổn định và phát triển. Việc bắt giữ, điều tra, xét xử và kết án các bị cáo là đúng người, đúng tội, đúng các quy định của pháp luật Việt Nam, hoàn toàn phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế. Ðáng tiếc là đại diện của Anh, Hoa Kỳ và Liên hiệp châu Âu đã có những nhận xét thiếu thiện chí về vấn đề này, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam".
5. Chủ tịch Quốc hội Nhân dân An-giê-ri A. Di-a-ri kết thúc tốt đẹp chuyến thăm hữu nghị chính thức nước ta
Trong những ngày ở thăm nước ta (từ ngày 17 đến ngày 23-1), Chủ tịch Quốc hội (QH) A. Di-a-ri đã được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tiếp; hội đàm với Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng; hội kiến Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng. Hai bên nhất trí thúc đẩy quan hệ giữa hai nước lên một bước phát triển mới trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp; QH hai nước tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và tạo cơ sở pháp lý để giúp các doanh nghiệp Việt Nam và An-giê-ri thúc đẩy đầu tư trên nhiều lĩnh vực. Chủ tịch A.Di-a-ri và các thành viên trong Ðoàn đã có các cuộc gặp gỡ lãnh đạo Bộ Xây dựng; Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; Ðại học Y Hà Nội; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh; thăm một số cơ sở kinh tế, văn hóa tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
6. Hội thảo khoa học quốc gia “Các lý thuyết kinh tế chính trong bối cảnh phát triển của thế giới và những vấn đề rút ra cho Việt Nam”
Hội thảo diễn ra trong hai ngày 22 và 23-1, tại Quảng Ninh, với sự tham gia của gần 200 đại biểu và hơn 100 báo cáo khoa học được gửi đến. Phân tích và đánh giá thực tiễn 25 năm đổi mới, các đại biểu nhất trí cho rằng, chúng ta cần mạnh dạn bổ sung, phát triển học thuyết của Mác bằng việc tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của các lý thuyết kinh tế trên thế giới. Mặt khác, để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện cơ chế thị trường chưa phát triển đầy đủ và đồng bộ, phải nâng cao vai trò điều tiết kinh tế của Nhà nước nhằm phân bổ nhanh chóng và hiệu quả các nguồn lực, khắc phục các khuyết tật của thị trường, thực hiện công bằng xã hội, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững. Tổng kết Hội thảo, PGS, TS Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, nhấn mạnh: Phép biện chứng, linh hồn của chủ nghĩa Mác, đòi hỏi chúng ta phải không ngừng bổ sung và hoàn thiện hệ thống lý luận về kinh tế như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, “không thể cấm bổ sung cơ sở lịch sử của chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm những tư liệu mà Mác ở thời mình không thể có được”.
7. Vinh danh thương hiệu kinh tế đối ngoại uy tín 2009
Lễ trao giải diễn ra sáng 23-1, tại Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam (Hà Nội). Giải thưởng nhằm tôn vinh những tập thể và cá nhân tiêu biểu trong hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế, những thương hiệu mạnh, uy tín trong hoạt động kinh tế đối ngoại, được các nước, vùng lãnh thổ, các tổ chức kinh tế, cơ quan phát triển và nhân đạo nước ngoài tín nhiệm, hợp tác, đầu tư. Qua hai vòng chấm sơ khảo và chung khảo, Hội đồng bình chọn quyết định trao tặng giải thưởng “Thương hiệu kinh tế đối ngoại uy tín” năm 2009 cho 62 tập thể, trao tặng giải thưởng “Nhà hoạt động kinh tế đối ngoại tiêu biểu” cho 34 cá nhân. Giải thưởng “Thương hiệu kinh tế đối ngoại uy tín” và “Nhà hoạt động kinh tế đối ngoại tiêu biểu” do Ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế, Đài Tiếng nói Việt Nam, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Tạp chí Văn hiến Việt Nam chỉ đạo, bảo trợ tổ chức; Công ty cổ phần Tư vấn Giáo dục - Văn hóa và Truyền thông Hà Thành phối hợp với một số cơ quan thông tấn, báo chí, ban, ngành chức năng thực hiện.
8. Trao giải thưởng Rồng Vàng 2009
Sáng 24-1, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, 80 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã nhận giải thưởng Rồng Vàng 2009. Ðây là giải thưởng hằng năm do Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp với Cục Ðầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Ðầu tư) tổ chức nhằm tôn vinh những đóng góp của các doanh nghiệp FDI đối với nền kinh tế Việt Nam. Ban tổ chức đã trao giải cho các doanh nghiệp FDI hoạt động tốt, có đóng góp cho nền kinh tế; doanh nghiệp có chất lượng hàng hóa hoặc dịch vụ tốt nhất được người tiêu dùng ưa chuộng; doanh nghiệp có phong cách kinh doanh tốt; và doanh nghiệp nổi trội nhất từng mặt. Năm nay, lĩnh vực kinh doanh bất động sản và dịch vụ có số doanh nghiệp đoạt giải cao nhất (25%); tiếp đến là nông, lâm, ngư nghiệp, thực phẩm, bia, nước giải khát (14%); xây dựng và vật liệu xây dựng (14%)... Nhân dịp này, Bộ Kế hoạch và Ðầu tư đã trao Kỷ niệm chương cho 10 doanh nghiệp có vốn đăng ký lớn nhất vào Việt Nam trong năm 2009.
9. Lễ Tuyên dương và trao giải “Thương mại dịch vụ Việt Nam 2009”
Chiều 24-1, tại Hà Nội, diễn ra Lễ tuyên dương và trao giải “Thương mại dịch vụ Việt Nam 2009” cho 100 doanh nghiệp tiêu biểu và 10 doanh nhân xuất sắc trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ do Bộ Công thương tổ chức. Năm 2009, số lượng hồ sơ các doanh nghiệp được đề cử gửi cho Ban tổ chức nhiều hơn năm trước. Từ 520 doanh nghiệp trong cả nước, qua vòng sơ tuyển, có 230 đơn vị lọt vào vòng chung khảo. Sau khi đi khảo sát thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp, Hội đồng thẩm định giải chọn được 100 doanh nghiệp và 10 doanh nhân để trao giải lần này. Đây là những doanh nghiệp và doanh nhân xuất sắc, hoạt động trong 11 lĩnh vực thương mại - dịch vụ mà Việt Nam cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Hoạt động hướng đến kỷ niệm 3 năm Việt Nam gia nhập WTO và các ngày lễ lớn của đất nước.
10. Gần 30 nghìn tỉ đồng xây dựng tuyến đường bộ ven biển
Trong tuần, nhiều báo chí trong nước đưa tin, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch chi tiết tuyến đường bộ ven biển, với chiều dài là 3.041 km, kinh phí xây dựng gần 30 nghìn tỉ đồng. Đây là tuyến đường bộ đi sát biển nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên biển và vùng ven biển, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương có biển, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh quốc gia. Tuyến đường bắt đầu từ cảng Núi Đỏ, Mũi Ngọc, thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) đến cửa khẩu Hà Tiên (Kiên Giang). Việc xây dựng tuyến đường được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn 1 (từ nay đến năm 2020) sẽ tập trung xây dựng các đoạn tuyến tại các vùng kinh tế trọng điểm và 15 khu kinh tế ven biển, gồm xây mới, nâng cấp gần 900 km đường, với nguồn vốn dự kiến là hơn 16 nghìn tỉ đồng. Giai đoạn hai (sau năm 2020) sẽ xây dựng mới các đoạn chưa có đường để hình thành tuyến đường bộ ven biển trên toàn quốc và nâng cấp, cải tạo các đoạn tuyến nhằm hoàn chỉnh toàn tuyến đường bộ ven biển quốc gia, với vốn đầu tư là hơn 13 nghìn tỉ đồng. Tổng quỹ đất cần bổ sung cho việc xây dựng tuyến đường bộ ven biển là gần 5.890 ha.
11. Quy hoạch chi tiết đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, dài 1.811 km
Tổng kết năm 2009, triển khai nhiệm vụ năm 2010 Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”  (26/01/2010)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý (từ ngày 18 đến ngày 24-1-2010)  (26/01/2010)
Dân số và vấn đề môi trường rừng ngập mặn ven biển châu thổ sông Hồng  (26/01/2010)
Mục lục chuyên đề cơ sở số 37 (1-2010)  (26/01/2010)
Ba vấn đề lớn trong xây dựng nông thôn mới tại Thái Bình  (26/01/2010)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên