Đảo Bạch Long Vĩ trên đường phát triển
TCCS ĐT - Ngày 9-12-1992, Chính phủ ban hành Nghị định số 15/CP thành lập huyện Bạch Long Vĩ trực thuộc thành phố Hải Phòng, khẳng định tầm quan trọng của Bạch Long Vĩ trong thực hiện Chiến lược Biển Đông - Hải đảo của Đảng, Nhà nước ta; tạo cơ sở, tiền đề để xây dựng Bạch Long Vĩ phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, trở thành trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá cho các tỉnh ven biển Bắc Bộ, một pháo đài tiền tiêu bảo vệ vững chắc vùng biển Đông Bắc Tổ quốc.
Qua trao đổi, đồng chí Cao Xuân Liên Bí thư Huyện ủy kiêm Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện cho biết: Từ một đảo không có đường, điện, trường học, trạm y tế, cách đất liền hơn 100 km, phương tiện giao thông liên lạc và giao thông vận tải hết sức khó khăn và đấu tranh bảo vệ chủ quyền thường xuyên căng thẳng, Đảng bộ, quân và dân huyện đảo Bạch Long Vĩ đã xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng của đảo với việc xây dựng đường, trạm điện, trường học và trồng cây phủ xanh toàn đảo, đáng kể nhất là việc xây dựng thành công âu tàu đủ chỗ cho khoảng 500 - 1000 tàu của ngư dân trong khu vực đến tránh bão.
Toàn cảnh đảo Bạch Long Vĩ |
Cho đến nay, đời sống nhân dân trên đảo đã gắn với nghề đánh bắt hải sản, cung cấp dịch vụ cho các tàu đánh cá ngoài khơi. Toàn đảo không có hộ nghèo; 100% lao động có việc làm, thu nhập ổn định; 100% hộ gia đình có điện thoại, phương tiện nghe nhìn. Trung tâm Y tế của đảo được nâng cấp thành bệnh viện với hơn 20 giường bệnh, cùng trang thiết bị đồng bộ. Hệ thống viễn thông được tăng cường với 2 mạng điện thoại di động Vinaphone và Viettel cùng dịch vụ Internet.
Tìm hiểu nguyên nhân thành công của huyện đảo, đồng chí Ninh Văn Dũng, Phó Bí thư Thường trực huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện, cho biết: “Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện luôn quan tâm và tăng cường sự lãnh đạo, việc chỉ đạo phối hợp giữa các lực lượng, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh; chủ trương kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh. Các đơn vị quân đội và lực lượng vũ trang địa phương luôn đi đầu và làm nòng cốt thực hiện nhiệm vụ, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội”.
Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân được coi trọng cũng là một trong những nguyên nhân cốt yếu quyết định sự thành công của huyện đảo. Từ chỗ chỉ có 20 cán bộ, 15 đảng viên khi thành lập huyện đảo, đến nay Đảng bộ huyện có 15 tổ chức đảng với 150 đảng viên cùng các cơ quan nội chính, cơ quan chuyên môn hoàn chỉnh và lực lượng thanh niên xung phong luôn đi đầu trong công cuộc xây dựng đảo. Bí thư Huyện ủy Cao Xuân Liên cho biết: “Lực lượng thanh niên xung phong đã tích cực tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, góp phần tạo nên cộng đồng dân cư đầy sức sống”. Từ năm 2003 đến nay, hơn 200 lượt thanh niên xung phong đã ra đảo; ở đảo luôn có hơn 60 thanh niên xung phong sẵn sàng hoàn thành làm nhiệm vụ với tinh thần cao nhất.
Trao đổi với Bí Thư Huyện ủy Bạch Long Vĩ, đồng chí thẳng thắn cho biết: Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Bạch Long Vĩ cũng còn gặp nhiều khó khăn do vị trí địa lý xa xôi, giao thông vạn tải bị ảnh hưởng bởi gió bão. Khí hậu khắc nghiệt, nguồn điện, nước còn thiếu nên chưa phát triển được nông nghiệp. Chưa có ngân hàng trên đảo nên khó khăn cho việc phát triển thương mại. Từ những khó khăn, này lãnh đạo huyện Bạch Long Vĩ đề nghị Trung ương và thành phố Hải Phòng tiếp tục quan tâm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; chỉ đạo và tháo gỡ khó khăn về giao thông đi lại giữa đảo với đất liền, về điện, nước và lưu thông tiền tệ; có chính sách thu hút bác sĩ, cán bộ giỏi ra đảo công tác và có cơ chế đặc biệt đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tại huyện đảo./.
6,5 triệu nông dân hưởng lợi từ dự án sản xuất nông sản sạch  (25/03/2009)
Tổng vốn đầu tư xã hội của Hà Nội tăng 10,34%  (25/03/2009)
Xuất siêu 3 tháng đầu năm lên tới 1,64 tỉ USD  (25/03/2009)
V, U hay L?  (25/03/2009)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên