AMM-41 thông qua Thông cáo chung
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 41 (AMM-41), với chủ đề "Một ASEAN ở trái tim của châu Á năng động", diễn ra tại Xin-ga-po trong hai ngày 20 và 21-7, đã thông qua Thông cáo chung.
Các bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã kiểm điểm các hoạt động của ASEAN từ AMM-40 đến nay và đề ra phương hướng, biện pháp đẩy mạnh hơn nữa các nỗ lực đồng bộ xây dựng Cộng đồng ASEAN trên cả 3 trụ cột an ninh - chính trị, kinh tế và văn hóa - xã hội, đảm bảo hoàn thành mục tiêu vào năm 2015 như lãnh đạo cấp cao đã đề ra.
Các Bộ trưởng cũng khẳng định lại tầm quan trọng của việc thu hẹp khoảng cách phát triển trong quá trình liên kết khu vực và xây dựng Cộng đồng ASEAN, theo đó, nhất trí kết hợp 3 kế hoạch tổng thể xây dựng 3 trụ cột và kế hoạch công tác "Sáng kiến Liên kết ASEAN" (IAI) về thu hẹp khoảng cách phát triển giai đoạn II thành một chương trình hành động chung cho giai đoạn 2009-2015, là chương trình kế tiếp của Chương trình Hành động Viêng Chăn (VAP), và sẽ trình lên Hội nghị Cấp cao ASEAN-14.
Trước những diễn biến phức tạp của giá dầu và lương thực, sự bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu thời gian qua, Hội nghị khẳng định ASEAN sẽ tích cực đẩy mạnh hợp tác khu vực và quốc tế tìm ra các giải pháp lâu dài và bền vững về an ninh lương thực, năng lượng, tài chính.
Đánh giá việc thực hiện Kế hoạch hành động triển khai Hiệp ước về Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), được thông qua tại Hội nghị AMM-40, các Bộ trưởng nhấn mạnh cần tiếp tục thúc đẩy hợp tác để triển khai hiệu quả Hiệp ước SEANWFZ, vì mục tiêu lâu dài là xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định và không có vũ khí hạt nhân.
Hội nghị AMM-41 cũng đề ra định hướng thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác với các bên Đối thoại, duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong các tiến trình hợp tác khu vực do ASEAN khởi xướng, đặc biệt trong bối cảnh đang xuất hiện những đề xuất hình thành các cấu trúc hợp tác mới ở khu vực. Các Bộ trưởng hài lòng về hợp tác ASEAN với các bên Đối thoại đang tiếp tục được mở rộng và đi vào thực chất, đánh giá cao sự ủng hộ của các nước Đối tác trong và ngoài khu vực đối với nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Nhân dịp này, các Bộ trưởng ASEAN cũng đã trao đổi về tình hình khu vực; nghe Cam-pu-chia và Thái Lan thông báo vắn tắt tình hình liên quan khu vực Đền Preah Vihear). Các bộ trưởng đã nhất trí ra Tuyên bố của Chủ tịch kêu gọi hai bên liên quan kiềm chế tối đa, giải quyết vấn đề thông qua các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trên tinh thần đoàn kết và láng giềng thân thiện truyền thống của ASEAN.
Hội nghị đã thông qua Tuyên bố về Triển khai Hiến chương ASEAN, khẳng định lại cam kết của tất cả các nước thành viên hoàn thành việc phê chuẩn Hiến chương trước Cấp cao ASEAN-14 tại Băng-cốc, Thái Lan, đồng thời khẩn trương tiến hành các bước chuẩn bị cần thiết để Hiến chương có hiệu lực./.
Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN  (22/07/2008)
Một số giải pháp cho phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm  (21/07/2008)
Một số giải pháp cho phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm  (21/07/2008)
Khai mạc Olympic Vật lý quốc tế lần thứ 39  (21/07/2008)
Giá xăng tăng thêm 4.500 đồng/lít  (21/07/2008)
Những sự kiện trong nước đáng chú ý tuần qua (từ 14-7 đến 20-7-2008)  (21/07/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên