Thiên tài quân sự Quang Trung - Nguyễn Huệ
Lễ hội Đống Đa - Ngọc Hồi
tại Tượng đài Quang Trung - Nguyễn Huệ |
220 năm đã trôi qua (1789-2009) kể từ ngày chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa đi vào lịch sử dân tộc như một bài ca hào hùng - một đỉnh cao chói lọi của chiến công bảo vệ Tổ quốc của cha ông ta trong thế kỷ XVIII.
Hằng năm, cứ mỗi khi Tết đến, Xuân về, kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, mọi người dân Việt Nam lại như thấy văng vẳng bên tai lời hịch tướng sĩ đanh thép, khẳng định quyết tâm đánh bại kẻ thù, kiên quyết bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc do người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ tuyên dụ tại Thanh Hoá trước giờ xuất quân ra Thăng Long diệt giặc ngoại xâm.
Với tài thao lược dụng binh như thần của vua Quang Trung, chỉ trong 5 ngày đêm (từ ngày 30 tháng 12 đến ngày 5 tháng 1 năm Kỷ Dậu, tức từ ngày 25 đến ngày 30 tháng 1 năm 1789), nghĩa quân Tây Sơn đã đập tan 29 vạn quân Thanh xâm lược do Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị cầm đầu, cùng vài vạn tàn quân của tên vua bán nước Lê Chiêu Thống.
Hơn hai thế kỷ qua, đã có không biết bao nhiêu cuốn sách, bài báo, công trình nghiên cứu về cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, về Vua Quang Trung - Nguyễn Huệ, về chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa... Trong bài viết này, chúng tôi chỉ mong muốn làm rõ thêm một số điểm về thiên tài quân sự của Quang Trung trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh.
Nguyễn Huệ đã đánh giá cao kế sách của Ngô Thì Nhậm thuyết phục được tướng Tây Sơn trấn thủ Bắc Hà Ngô Văn Sở lui binh về lập phòng tuyến ở Tam Điệp (Ninh Bình) để bảo tồn lực lượng và làm cho quân Thanh chủ quan, khinh địch. Ông nói: “Các ngươi đã biết nín nhịn để tránh mũi nhọn của chúng, chia ra chặn giữ các nơi hiểm yếu, bên trong thì kích thích lòng quân, bên ngoài thì làm cho giặc kiêu căng, kế ấy rất đúng” (Theo Hoàng Lê nhất thống chí, Nxb. Văn học, Hà Nội, tr.221).
Chính vì vậy, sau khi đánh bại được quân Tây Sơn của tướng Phan Văn Lân (thực ra chỉ có khoảng 1.000 quân) tiến vào Thăng Long dễ dàng, đặc biệt sau khi nhận được thư vờ xin đầu hàng của vua Quang Trung, Tôn Sĩ Nghị lại càng nghĩ rằng quân Tây Sơn kỳ thực chỉ là lực lượng hữu danh vô thực, không có gì đáng ngại. Từ đó khiến cho ngài Tổng đốc Lưỡng Quảng càng thêm kiêu căng, chủ quan, khinh địch. Tổ chức ăn Tết, đón xuân, Tôn Sĩ Nghị cùng các tướng sĩ suốt ngày tiệc tùng, sao nhãng việc quân. Nếu ai đó nói đến tình hình quân Tây Sơn với ý lo lắng thì Tôn Sĩ Nghị lại đáp rằng: “Chúng nó như cá chậu chim lồng, còn chút hơi thừa thoi thóp, không đáng nói đến... ngày mùng 6 tháng Giêng, nhân dịp đầu xuân sẽ xuất quân kéo thẳng đến sào huyệt của quân Tây Sơn. Bọn giặc ấy nhất định lần lượt bị bắt sống không một tên nào lọt lưới”. (Theo Hoàng Lê nhất thống chí, Nxb. Văn học, Hà Nội, tr.221)
Nhưng mọi hành động của quân Thanh đều được Nguyễn Huệ theo dõi chặt chẽ. Ngay sau khi nhận được tin cấp báo của tướng trấn thủ Bắc Hà Ngô Văn Sở, ngày 22-12-1788, Nguyễn Huệ làm lễ lên ngôi vua tại Phú Xuân. Sau đó ông thống lĩnh đại quân tiến ra Bắc. Vua Quang Trung – Nguyễn Huệ đã dừng ở Nghệ An và Thanh Hóa để bổ sung, tăng cường lực lượng “cứ ba suất đinh thì lấy một người”, theo cách lựa chọn “quân cốt tinh chứ không cốt đông”. Chỉ trong một thời gian ngắn, lực lượng quân Tây Sơn đã tăng lên trên 10 vạn. Đây là những người nông dân giàu lòng yêu nước, đã từng trải qua cuộc chinh chiến suốt từ Nam ra Bắc, dày dạn kinh nghiệm chiến đấu. Đó là chưa kể đến lực lượng của Ngô Thời Nhậm và Ngô Văn Sở được bảo toàn và lui về trấn thủ phòng tuyến Tam Điệp chờ được hội quân với Quang Trung – Nguyễn Huệ.
Việc tăng cường nhanh chóng về số lượng của quân Tây Sơn khiến cho Tôn Sĩ Nghị hoàn toàn bất ngờ, và cho đến lúc thất bại, y vẫn không sao hiểu nổi: Tại sao và bằng cách nào Quang Trung - Nguyễn Huệ lại có thể huy động được một nguồn binh lực lớn và có chất lượng như vậy?
Khi tiến quân ra Bắc, Vua Quang Trung đã trù liệu kỹ về các phương án đánh thắng kẻ thù. Ông đã chọn phương án đánh nhanh, thắng nhanh. Muốn vậy phải tạo được yếu tố bí mật, bất ngờ, hành quân thần tốc. Theo sử sách chép lại, Vua Quang Trung đã tổ chức ba người thành một nhóm thay phiên nhau võng đi. Hành binh thì thần tốc nhưng ai cũng được nghỉ ngơi dọc đường. Chính vì vậy, khi quân Tây Sơn xuất hiện ào ạt tấn công, quân Thanh hoàn toàn bị bất ngờ, choáng váng. Tôn Sĩ Nghị không thể hiểu nổi quân Tây Sơn dũng mãnh đã hành binh như thế nào để có mặt ở Thăng Long sớm đến thế. Trước mắt quân Thanh chỉ thấy “quân Tây Sơn hành binh như bay, tiến quân rất gấp, đi lại mau chóng vùn vụt như thần”, “tướng ở trên trời xuống, quân chui dưới đất lên”, làm cho “Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp, dẫn bọn lính kỵ mã của mình mà chuồn trước qua cầu phao, rồi nhằm hướng bắc mà chạy”. (Theo Ngô Gia Văn Phái: Hoàng Lê nhất thống chí)
Trên thực tế, để đánh bại quân Thanh, quân Tây Sơn không chỉ có tinh thần chiến đấu tuyệt vời dưới sự chỉ huy tài tình của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ, mà còn nghiên cứu kỹ các binh khí của địch để vô hiệu chúng và cải tiến các binh khí để phát huy tối đa hỏa lực của mình. Để đối phó với đại bác và tên nỏ của quân Thanh, vua Quang Trung đã dùng 60 tấm ván, ghép liền ba tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả là 20 bức. Đây chính là những bức tường chắn di động. Vua Quang Trung lại chọn một đội xung kích gồm các chiến sĩ cảm tử khỏe mạnh, cứ 10 người khênh một bức, lưng giắt dao ngắn. Hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau. Các bức tường chắn đã vô hiệu hóa đạn đại bác và cung tên của quân Thanh, tạo điều kiện cho các dũng sĩ cảm tử xông vào đánh giáp lá cà giết giặc.
Quân Thanh còn rất bất ngờ, hết sức lúng túng khi thấy hỏa lực của quân Tây Sơn rất mạnh. Quân Tây Sơn đã cải tiến, đưa súng “hỏa hổ” lên mình voi, tạo thành các cỗ đại bác di động. Đội kỵ binh thiện chiến của Tôn Sĩ Nghị đã nhanh chóng tan rã trước đội voi chiến có mang theo “hỏa hổ” của quân Tây Sơn./.
Bình Dương vẫn là “đất lành” trong thu hút đầu tư nước ngoài  (30/01/2009)
Tổng thống Cộng hòa Bun-ga-ri thăm chính thức Việt Nam  (29/01/2009)
Tưng bừng đón Xuân Kỷ Sửu trên mọi miền đất nước  (28/01/2009)
Mục lục chuyên đề cơ sở số 25 (1-2009)  (28/01/2009)
Chính phủ Ca-na-đa công bố kế hoạch kích thích kinh tế  (28/01/2009)
Việt Nam sẽ đóng góp tích cực vào Diễn đàn kinh tế Thế giới 2009  (28/01/2009)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên