Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 22-12 đến 28-12-2008)
Ngày 22-12-2008, Chính phủ Thái Lan chính thức làm lễ tuyên thệ nhậm chức. Trong buổi lễ này, vua Thái Lan Bu-mi-bôn A-đu-la-dệt (Bhumibol Adulyadej) ra lời kêu gọi chính phủ mới khôi phục sự ổn định sau nhiều tháng bất ổn chính trị và khủng hoảng kinh tế tại lễ nhậm chức của Chính phủ mới. Được nhiều người dân Thái Lan sùng kính, Nhà vua có quyền lực hạn chế theo Hiến pháp nhưng lại có ảnh hưởng cá nhân rất lớn ở quốc gia 65 triệu dân này. Trong suốt đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng chính trị tại Thái Lan, những người biểu tình chống chính phủ đã giơ cao ảnh của Vua Bu-mi-bôn A-đu-la-dệt.
2. Chính phủ Bỉ từ chức
Ngày 23-12-2008, Nhà vua Bỉ An-be II (Albert II) đã chấp thuận đơn từ chức của Chính phủ nước này sau chín tháng cầm quyền do bị cáo buộc can thiệp một vụ kiện liên quan việc bán ngân hàng Fortis, một trong những ngân hàng lớn nhất của Bỉ. Theo thông báo của Hoàng gia Bỉ, do chưa chọn được người thay Thủ tướng Y-vet Le-tơ-me (Yves Leterme), nên Chính phủ hiện nay hoạt động với tư cách tạm quyền. Nhà vua đã chỉ định cựu Thủ tướng Uyn-phrit Mác-ten (Wilfried Martens) đứng ra giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị để tránh phải tổ chức bầu cử trước thời hạn. Ông Uyn-phrit Mác-ten đã từng 8 lần giữ chức Thủ tướng Bỉ trong các năm 1979-1992. Hiện ông phải đảm nhiệm vai trò làm trung gian đàm phán giữa các chính đảng ở Bỉ để thúc đẩy thành lập một liên minh cầm quyền mới. Kể từ sau cuộc tổng tuyển cử tháng 6-2007, Bỉ phải ba lần thay đổi chính phủ.
3. Tổng thống Xô-ma-li từ chức
Ngày 24-12-2008, người phát ngôn của Tổng thống Xô-ma-li, ông Hu-xê-in Mô-ha-mét Mô-ha-mút (Hussein Mohamed Mohamud), cho biết Tổng thống Áp-đu-la-hi Y-u-xúp A-mét (Abdullahi Yusuf Ahmed) đã quyết định từ chức. Tuyên bố này được đưa ra ngay sau khi ông Mô-ha-mét Mô-ha-mút Ga-ma-đê (Mohamed Mohamoud Gamadere), Thủ tướng vừa được chỉ định, tuyên bố từ chức. Tuy nhiên, ông Hu-xê-in Mô-ha-mét Mô-ha-mút từ chối cho biết nguyên nhân. Liên minh châu Phi (AU) đánh giá quyết định từ chức của Tổng thống Áp-đu-la-hi Y-u-xúp A-mét là tích cực đối với tiến trình hòa bình tại quốc gia ở vùng Sừng châu Phi này.
4. Trung Quốc bắt đầu thực hiện sứ mệnh chống cướp biển
Ngày 26-12-2008, lực lượng hải quân đặc nhiệm Trung Quốc bắt đầu chiến dịch quân sự đầu tiên của nước này nhằm chống hải tặc ở Xô-ma-li. Các tàu này rời một cảng quân sự ở đảo Hải Nam để tham gia vào đoàn tàu của các quốc gia khác đã hiện diện trong khu vực Vịnh A-đen từ trước đó.Quyết định của Trung Quốc triển khai tàu tới châu Phi đánh dấu một bước quan trọng trong sự phát triển của Hải quân Trung Quốc, từ mức độ chỉ bảo vệ các bờ biển của nước này lên mức độ tuần tra vùng lãnh hải quốc tế. Năm 2008 chứng kiến hơn 100 vụ cướp biển ở ngoài khơi Xô-ma-li và trên Vịnh A-đen, một trong những tuyến đường thuỷ vận sôi động nhất thế giới. Như vậy, Trung Quốc đa gia nhập các lực lượng của Mỹ, Nga, Đức, Nhật Bản trong hoạt động chống cướp biển ở Xô-ma-li.
5. Trung Quốc xét xử thủ phạm gây ra vụ sữa bẩn
Ngày 26-12-2008, sáu nhân vật liên quan tới vụ bê bối sữa bẩn ở Trung Quốc đã phải ra hầu tòa tại tỉnh Hà Bắc. Sữa nhiễm melamine - một loại hóa chất được sử dụng trong sản xuất nhựa, là thủ phạm khiến 6 trẻ em nước này thiệt mạng và khoảng 300.000 trẻ khác phải nhập viện do suy thận. Việc cho thêm melamine vào sữa nguyên liệu có tác dụng làm tăng giả tạo hàm lượng protein trong sữa, do đó giúp người bán sữa thu được nhiều tiền hơn. Tại Tòa án nhân dân cấp cao ở tỉnh Hà Bắc, các công tố viên đã buộc tội Zhang Yujun và Zhang Yanzhang tội chống lại an ninh công cộng. Tam Lộc, trung tâm của vụ bê bối này, đã đệ đơn xin phá sản. Theo các công tố viên, Zhang Yujun đã nuôi bò kể từ tháng 7-2007 và pha chế “bột protein’’ bằng cách trộn melamine với bột mạch nha để sản xuất 775.6 tấn bột này từ tháng 10-2007 tới tháng 8-2008 và bán hơn 600 tấn với tổng giá trị gần 1 triệu USD.
6. I-xra-en chính thức tấn công Ha-mat trên Dải Ga-da
Ngày 27-12-2008, đúng 2 ngày sau khi Thủ tướng I-xra-en Ê-hut Ôn-mơ kêu gọi người dân Pa-le-xtin ở Dải Ga-da loại bỏ Ha-mat và ngừng bắn tên lửa về phía lãnh thổ I-xra-en, đồng thời cảnh báo Ha-mat rằng sẽ sẵn sàng sử dụng vũ lực, các lực lượng quân sự I-xra-en chính thức mở cuộc tấn công nhằm vào lực lượng Ha-mat trên Dải Ga-da. Ngoại trưởng I-xra-en tuyên bố, Ha-mat phải trả giá cho hành động tấn công bằng tên lửa “không thể chấp nhận được’’. Ngày 28-12-2008, sau hơn 4 giờ thảo luận khẩn cấp, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ra tuyên bố bày tỏ lo ngại sâu sắc về tình trạng bạo lực leo thang ở Dải Ga-da và kêu gọi I-xra-en, Pa-le-xtin ngay lập tức ngừng mọi hành động quân sự, kể cả các cuộc ném bom của I-xra-en và các cuộc pháo kích của Ha-mat nhằm vào lãnh thổ I-xra-en. Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon kêu gọi chấm dứt bạo lực ngay lập tức và lên án là “việc sử dụng vũ lực thái quá của I-xra-en” đã khiến dân thường thiệt mạng và thương vong, cũng như các cuộc tấn công bằng tên lửa của các chiến binh Ha-mat nhằm vào I-xra-en./.
*** Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 15-12 đến 21-12-2008)
Thuận và nghịch trong quan hệ Mỹ - EU - Trung Quốc  (23/12/2008)
Tinh thần của các chiến sĩ quyết tử đã truyền lại cho những thế hệ sau nhiều bài học sâu sắc  (23/12/2008)
Việt Nam - Lúc-xăm-bua thúc đẩy hợp tác song phương  (23/12/2008)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên