Hạ viện Mỹ lại có thêm thành tích quái gở
Tối ngày 2-5 vừa rồi, Hạ viện Mỹ lại ghi thêm một thành tích quái gở vào “bảng thành tích” của mình về can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác, bằng việc ra một nghị quyết liên quan đến một số kẻ tội phạm chống lại Nhà nước Việt Nam và cuộc sống hoà bình, tự do trong xây dựng và phát triển của nhân dân Việt Nam.
Chẳng quái gở sao, khi Hạ viện Mỹ tự giành cho mình cái quyền bảo ban, dạy dỗ và cả đánh dẹp bất cứ quốc gia có chủ quyền nào mà họ muốn? Cuộc chiến ở I-rắc làm chết hơn 15 vạn người dân, thiệt mạng hơn 3.000 lính Mỹ, không đáng để Hạ viện Mỹ lo lắng và rút ra bài học cho mình về chính sách đối ngoại sao?
Chẳng quái gở sao, khi Hạ viện Mỹ lo đi tiếp tay những kẻ tội phạm chống lại Nhà nước Việt Nam, mà không lo giải quyết những vấn đề tệ hại của chính bản thân nước Mỹ? Tỷ dụ như: nạn khủng bố bằng súng đạn cướp đi sinh mạng hơn 30.000 người Mỹ mỗi năm; nạn phân biệt chủng tộc; tỷ lệ tội phạm cao vào loại nhất thế giới; hàng triệu người Mỹ đang sống trong tình trạng khốn khổ v.v..
Việt Nam là một quốc gia có chủ quyền, có Nhà nước của dân và Nhà nước ấy có trách nhiệm quản lý đất nước mình, chống lại mọi âm mưu, hành động phá hoại công cuộc xây dựng, phát triển và cuộc sống tự do, hoà bình của nhân dân. Tại sao, Mỹ bắt giam không xét xử mấy trăm người ở nhà tù Guan-ta-na-mô, bắt cóc 5 nhà ngoại giao I-ran không cần chứng cớ ngay tại cơ quan lãnh sự của họ tại I-rắc thì gọi là hành động bảo vệ nước Mỹ khỏi khủng bố. Trong khi Việt Nam đưa ra toà án xét xử những kẻ phá hoại thì Hạ viện Mỹ lại không ưa?
Quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ đang phát triển tốt đẹp và những quan hệ đó đang mang lại những lợi ích kinh tế cho cả hai bên, góp phần làm tốt đẹp hơn lên cuộc sống của nhân dân hai nước. Công cuộc Đổi mới của Việt Nam đã thu được những thành tựu kinh tế – xã hội to lớn, cuộc sống mọi mặt của nhân dân Việt Nam đã được cải thiện một cách toàn diện và nhanh chóng.
Vậy thì can cớ gì mà Hạ viện Mỹ cứ cố tình nói không thành có, đổi trắng thay đen, lải nhải mãi cái luận điệu cũ rích “tù nhân lương tâm” để xuyên tạc tình hình, can thiệp vào công việc nội trị của Việt Nam? Nếu họ là những người có lương tâm, có trách nhiệm với nhân dân Việt Nam, sao họ không lên tiếng và tham gia giải quyết những hậu quả cuộc chiến ở Việt Nam do họ gây nên như rà phá bom mìn hay cứu giúp những nạn nhân chất độc màu da cam ?
Phải chăng Hạ viện Mỹ vẫn thích chơi trò lá mặt, lá trái, thực dụng, vụ lợi; đối với nước mình thì tìm cách chống khủng bố, đối với nước khác thì ngầm ủng hộ bọn tội phạm khủng bố để phá hoại. Nếu vậy thì Hạ viện Mỹ hãy nhớ rằng người Mỹ đã từng ủng hộ Ta-li-ban ở Áp-ga-nít-xtăng, đã quan hệ thân tình với Bin La-đen, và kết cục thế nào thì tất cả thế giới đều đã rõ!
Vậy nên xin có mấy lời nhắn gửi:
Xấu xa, quái gở chẳng ai ưa!
Gieo mầm ác tất thu mùa ác,
Khéo khéo bảo nhau học cho thông!
Ngày chiến thắng không thể nào quên  (18/05/2007)
Sự lựa chọn của nước Pháp - khát vọng tạo dựng một đất nước trẻ trung, năng động ở châu Âu và thế giới  (18/05/2007)
“Văn hoá súng đạn” và nhân quyền của Mỹ  (18/05/2007)
Bác Hồ đi bầu cử  (17/05/2007)
Quốc hội nước ta qua các kỳ bầu cử  (17/05/2007)
Kế thừa và phát huy dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội  (17/05/2007)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên