Phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc đưa tàu Ngư Chính 311 ra hoạt động tại Biển Đông
11:41, ngày 18-03-2009
*** Ngày 17-3-2009, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc đưa tàu Ngư Chính 311 ra hoạt động tại Biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng nói: Lập trường của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là rất rõ ràng. Việt Nam quan tâm và sẽ theo dõi sát hoạt động của tàu Ngư Chính 311 ở Biển Đông. Mọi hoạt động khai thác hải sản và tài nguyên biển ở Biển Đông cần được thực hiện trên cơ sở tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển của các nước liên quan theo luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982.
*** Trước đó, ngày 12-3-2009, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Công ty TNHH du lịch quốc tế Châu Giang, Hải Nam (Trung Quốc) thông báo mở tuyến du lịch ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng nói: Lập trường của Việt Nam về vấn đề hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là rõ ràng. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo này.
Việt Nam hết sức quan ngại và phản đối việc Trung Quốc cho phép Công ty du lịch quốc tế Châu Giang mở tour du lịch ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Việc này đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, không có lợi cho tiến trình đàm phán tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề trên biển giữa hai bên.
Trước sau như một, Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng Luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 cũng như thỏa thuận chung đạt được giữa Lãnh đạo cấp cao Việt Nam - Trung Quốc./.
Việt Nam hết sức quan ngại và phản đối việc Trung Quốc cho phép Công ty du lịch quốc tế Châu Giang mở tour du lịch ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Việc này đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, không có lợi cho tiến trình đàm phán tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề trên biển giữa hai bên.
Trước sau như một, Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng Luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 cũng như thỏa thuận chung đạt được giữa Lãnh đạo cấp cao Việt Nam - Trung Quốc./.
Nghệ An đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và thu hút đầu tư  (18/03/2009)
Nghệ An đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và thu hút đầu tư  (18/03/2009)
Việt Nam tham dự Hội nghị quan chức quốc phòng cấp cao Nhật Bản - ASEAN  (18/03/2009)
Nghệ An đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và thu hút đầu tư  (18/03/2009)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay