An ninh lương thực và những nỗ lực của cộng đồng thế giới
Thế giới đang trong tình trạng mất cân đối nghiêm trọng cung - cầu lương thực, cùng với giá cả nhiều mặt hàng biến động tăng nguy cơ lạm phát lớn. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB), trong ba năm qua, do giá lương thực và thực phẩm tăng cao, tỷ lệ người nghèo đói trên thế giới đã tăng từ 3 đến 5%. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng, sự tăng giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm đang đặt ra một vấn đề lớn đối với nền kinh tế thế giới, nguy cơ có thể gây ra khủng hoảng tài chính toàn cầu.
1. Giá lương thực tăng cao, đe dọa những thành quả của cuộc chiến giảm đói nghèo
Hiện có 37 nước trên thế giới đang phải đối phó với cuộc khủng hoảng giá lương thực, thực phẩm. Giá bánh mỳ, gạo, các sản phẩm ngô, sữa, dầu, đậu tương và các lương thực cơ bản khác đã tăng mạnh trong những tháng gần đây - mức tăng cao nhất trong vòng 10 năm qua.
Ở các nước đang phát triển, giá gạo đã tăng hơn 30%, kể từ cuối năm 2006, giá lương thực đã tăng 48%. Theo ông Rô-bớt Dô-en-ních (Robert Zoellick), giá lương thực leo thang khiến nỗ lực giảm đói nghèo bị đẩy lùi khoảng 7 năm. Ông hối thúc các quốc gia công nghiệp hoá hưởng ứng chương trình lương thực Liên hợp quốc, đóng góp tài chính để đáp ứng nhu cầu cấp bách về lương thực ước tính cần 500 tỉ USD. Quỹ Tiền tệ thế giới (IMS) và Ngân hàng Thế giới (WB) trong ngày 10-4 cũng đồng loạt cảnh báo giá lương thực “cao ngất” đang đe doạ và làm tiêu tan những thành quả của cuộc chiến giảm nghèo đói toàn cầu, đồng thời gây thêm sức ép cho nền kinh tế thế giới vốn đang quay cuồng bởi cuộc khủng hoảng thị trường tài chính.
Trong tháng 3-2008, tại các nước: Ai-cập, Ca-mơ-run, Bờ Biển Ngà, Xê-nê-gan, Buốc-ki-na Pha-xô, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin và Ha-i-ti đã xảy ra những vụ bạo động vì thiếu lương thực, giá lương thực tăng cao. Tại Ai-cập đã nổ ra nhiều cuộc bãi công và biểu tình do bất bình với giá lương thực ngày càng leo thang. Tại Y-ê-men, trẻ em cũng xuống đường biểu tình đòi Chính phủ giải quyết nạn đói. Tại Pa-ki-xtan, quân đội đã được triển khai để ngăn chặn tình trạng ăn cắp lúa trên các cánh đồng và trong các kho dự trữ.
NFA hiện đang bán gạo được trợ giá với 18,25 peso (0,44 USD/kg) trong khi gạo thương phẩm đựơc bán lẻ với giá hơn 30 peso (0,72 USD/kg) ở thị trường và các cửa hàng công cộng. NFA đã bị lỗ khoảng 43 tỉ peso (1,03 tỉ USD), từ năm 2003 đến nay.
Tại Phi-lip-pin - nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, hiện đang phải vật lộn với việc bảo đảm nguồn cung, vì những nước xuất khẩu gạo đang hạn chế xuất khẩu để ngăn ngừa lạm phát, trong khi đó, các thương gia tìm mọi cách tích trữ ngũ cốc để đầu cơ. Giá gạo thương phẩm tại Phi-líp-pin đang tăng nhanh, Chính phủ phải sử dụng một phần ngân sách quốc gia để trợ giá cho nông dân trồng lúa góp phần tăng thu nhập cho nông dân và ổn định giá cả trong nước. Những người nghèo ở Phi-líp-pin phải xếp hàng để mua gạo trợ giá để lo bữa ăn cho các gia đình và việc tăng giá gạo sẽ là một động thái gây tranh cãi khi mà giá cả các hàng hoá thiết yếu khác đang leo thang từng giờ. Một số nghị sĩ nước này, cho rằng Chính phủ cần định giá gạo sát với giá thị trường để tránh nguy cơ xảy ra bạo loạn. Theo khuyến cáo của Ngân hàng Cedit Suisse, Phi-líp-pin có thể thiệt hại 1,3 tỉ USD vào năm 2008 do nhập khẩu gạo giá cao và trợ giá để bán với giá thấp. Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI), ngày 11-4 cho biết Chính phủ Phi-líp-pin đã kêu gọi các nước châu Á tổ chức cuộc họp để bàn về vấn đề giá lương thực tăng vọt. Tổng thống Phi-líp-pin Giô-ri-a A-rô-giô (Giorria Arroyo) đã tiếp và thảo luận với ông Kê-vin Cli-vơ (Kevin Cleaver) đại diện Quỹ quốc tế về phát triển của Liên hợp quốc, về các vấn đề liên quan đến cuộc khủng hoảng lương thực ở Phi-lip-pin. Trong cuộc Hội đàm, Tổng thống A-rô-giô và ông Cli-vơ đã nhất trí về biện pháp tăng sản lượng lương thực. Bà A-rô-giô đã cam kết, bảo đảm cung cấp gạo cho tất cả người dân Phi-líp-pin, điều động quân đội tham gia cung cấp gạo và trấn áp những kẻ đầu cơ tích trữ lương thực. Phi-líp-pin đang thúc đẩy một kế hoạch đầy tham vọng, để đạt được mục tiêu tự túc lương thực trong 3 năm tới. Chính phủ hy vọng có thể ngừng nhập khẩu lương thực vào năm 2010. Nước này dự kiến sẽ dành 960 triệu USD/năm để xây dựng, sửa chữa hệ thống thuỷ lợi và đầu tư cho nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp; với nỗ lực này, nông dân Phi-lip-pin có thể trồng 2,5 đến 3 vụ/năm.
Bộ Thương mại Thái Lan dự báo, giá gạo thế giới sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới. gạo trắng loại 100% sẽ chớm mức đạt 1.000 USD/tấn, so với 840 USD/tấn trong tháng 3 vừa qua và 360 USD/tấn trong năm 2007. Giá gạo “Hương Nhài” giao tháng 4-2008 đã ở mức 1.130USD/tấn so với 620 USD/tấn cuối năm 2007.
Thái Lan - quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, hiện có khoảng 4.264 triệu tấn gạo dự trữ, trong đó có 2,104 triệu tấn trong kho của nhà nước và 2,16 triệu tấn của tư nhân. Theo nhận định của các chuyên gia, với mức dự trữ này, Thái Lan sẽ khó rơi vào tình trạng thiếu gạo, nhưng giới kinh doanh có tâm lý đầu cơ chờ tăng giá nên trên thị trường nội địa đã xuất hiện tình trạng khan hiếm gạo giả tạo. Giá gạo tăng tất yếu kéo theo sự tăng giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm cùng các mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, giá gạo tăng cũng là cơ hội để Chính phủ Thái Lan điều tiết thị trường, thông qua việc thiết lập giá dựa trên chi phí sản xuất nhằm tránh nguy cơ giảm giá mặt hàng chiến lược này. Chính phủ Thái Lan đã có những chính sách cụ thể để bình ổn giá và đối phó với cuộc khủng hoảng giá lương thực hiện nay. Bộ Thương mại Thái Lan đã yêu cầu các nhà xuất khẩu gạo trong nước dành thêm 500 tấn gạo dự trữ nhằm ngăn chặn nguy cơ khan hiếm mặt hàng nông sản thiết yếu này. Ngoài ra, các nhà xuất khẩu gạo và các nhà máy xay xát cũng phải định kỳ báo cáo Bộ Thương mại về số lượng gạo dự trữ, để cơ quan này có thể đưa ra những dự báo, điều chỉnh cơ chế phân phối phù hợp với biến động thị trường.
Tại Béc-lin (Cộng hoà Liên bang Đức), trong tháng 3, giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm đã tăng chưa từng thấy trong vòng 26 năm gần đây.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2007 và 3 tháng đầu năm 2008, giá cả lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm ngày một tăng cao. Thiên tai, dịch bệnh đã gây thiệt hại to lớn đến sản xuất nông nghiệp. An ninh lương thực đã trở thành một vấn đề được Chính phủ và các địa phương đặc biệt quan tâm. Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp được coi là một giải pháp tích cực để đẩy nhanh nguồn cung, tranh thủ cơ hội xuất khẩu xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam có khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế mở rộng thị trường. Mặc dù giá lương thực tăng nhanh, lợi thế thuộc về các nước xuất khẩu lớn, song để chủ động và bảo toàn an ninh lương thực, Chính phủ đã cắt giảm 22% lượng gạo xuất khẩu để bảo đảm nguồn dự trữ quốc gia. Phát huy lợi thế của “vựa lúa”, Việt Nam hy vọng sẽ góp phần vào việc tạo nguồn cung lương thực cùng với cộng đồng quốc tế bình ổn giá lương thực trên thế giới.
2. Phản ứng của cộng đồng quốc tế trước tình trạng khủng hoảng lương thực
Nhóm các nước đang phát triển(1) (G24), đã ra thông cáo hối thúc các nước phát triển tăng cường hỗ trợ tài chính, giúp các nước nghèo đối phó với hậu quả của cơn “bão giá” lương thực, thực phẩm cũng như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay. Thông cáo của G24 nêu rõ cần có sự phối hợp đồng bộ của cộng đồng quốc tế nhằm ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tài chính sâu rộng, đồng thời kêu gọi hai thể chế tài chính lớn nhất thế giới IMF và WB phát huy hơn nữa vai trò cố vấn hỗ trợ tài chính, giúp các nước nghèo đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay. Nhóm G24 bày tỏ mối lo ngại sâu sắc về giá lương thực tiếp tục “leo thang”, đặc biệt các nước đang phát triển và các nước nghèo đông dân
Tại Luân Đôn, Thủ tướng Anh Gô-đơn Brao (Gordon Brown) đã kêu gọi Nhật Bản, nước đang đảm nhiệm chức Chủ tịch nhóm các nước công nghiệp phát triển (G8) đưa ra kế hoạch để thế giới cùng phối hợp giải quyết vấn đề lương thực đang leo thang đến mức báo động hiện nay. Theo ông Brao, Thủ tướng Nhật Bản Y-a-xư-ô Phu-cu-đa (Yasuo Fukuda) cần đề xuất với Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ (IMF) và Liên hợp quốc để cùng đưa ra chiến lược chung cho vấn đề này. Thủ tướng Anh nhấn mạnh, đây là lần đầu tiên trong một thập kỷ trở lại đây, nạn đói đã gia tăng và giá lương thực leo thang đe dọa làm chệch hướng các mục tiêu phát triển của thế giới. Tình trạng giá lương thực tăng vọt trong thời gian qua không phải là một hiện tượng nhất thời, và rất có thể dẫn đến bất ổn định chính trị.
Khai mạc phiên họp thứ 8 Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (17/04/2008)
5 nguyên nhân làm giá gạo tăng đột biến  (17/04/2008)
Xí nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế Ấn Độ  (16/04/2008)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên