Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu thăm chính thức Ác-hen-ti-na
Tối 15-4 theo giờ địa phương (sáng 16-4 theo giờ Hà Nội), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân cùng Ðoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam đã đến Thủ đô Bu-ê-nốt Ai-rét, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ác-hen-ti-na theo lời mời của Tổng thống Cri-xti-na Phéc-nan-đét đơ Kit-chơ-nơ (Cristina Fernandez de Kirchner). Lễ đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được tổ chức tại sân bay quốc tế Ê-xây-xa.
Tham gia Ðoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam có: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Hoàng Văn Phong; Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Hưởng; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trần Chiến Thắng; Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang; Ðại sứ Việt Nam tại Ác-hen-ti-na Thái Văn Lung; Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo thông tin đối ngoại Nguyễn Hồng Vinh và trợ lý Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Văn Tùng.
* Sáng 16-4 theo giờ địa phương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc gặp với các doanh nghiệp hàng đầu của Ác-hen-ti-na. Phát biểu ý kiến, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng trong thời gian qua quan hệ hợp tác giữa hai nước có bước phát triển nhanh trên nhiều lĩnh vực, nhất là về thương mại và đầu tư. Kim ngạch thương mại giữa hai nước tăng nhanh, năm 2009 đạt khoảng 650 triệu USD, tăng 40%; quý I-2010 đạt hơn 200 triệu USD, gấp năm lần so với cùng kỳ năm trước. Về đầu tư, hai nước đang xúc tiến triển khai một số dự án lớn, trong đó có các dự án của IMPSA với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 3 tỉ USD. Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, kết quả này vẫn còn chưa tương xứng với mối quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp, với tiềm năng sẵn có cũng như mong muốn của Chính phủ và nhân dân hai nước.
Thủ tướng thông báo tới cộng đồng doanh nghiệp Ác-hen-ti-na một số nét chính về tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam, trong đó nhấn mạnh các giải pháp mang tính chiến lược của Chính phủ, tạo tiền đề cho giai đoạn tăng trưởng nhanh và bền vững trong những năm tới, như: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế; đồng thời huy động các nguồn lực để xây dựng đồng bộ và hiện đại kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông, hạ tầng đô thị, năng lượng, y tế, giáo dục, thủy lợi; chú trọng phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ và cải cách nền hành chính quốc gia... Hiện nay, Việt Nam không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư để thu hút mạnh hơn nữa đầu tư nước ngoài. Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp Ác-hen-ti-na đẩy mạnh đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và khẳng định tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước này đầu tư thành công tại Việt Nam.
Ðại diện các doanh nghiệp Ác-hen-ti-na khẳng định mong muốn tăng cường đầu tư tại Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực mà Ác-hen-ti-na có thế mạnh và nhu cầu hợp tác, như năng lượng, dầu khí, công nghệ cao, xây dựng hạ tầng, chăn nuôi đại gia súc, chế biến nông sản; may mặc, giày da, điện - điện tử gia dụng.../.
Nâng cao chất lượng công tác tham mưu tại các cơ quan Đảng Trung ương  (17/04/2010)
Chiến tranh Việt Nam, nhìn từ nước Mỹ  (17/04/2010)
Một số vấn đề đang đặt ra trong điều hành chính sách tiền tệ  (17/04/2010)
Hội thảo khoa học “Di sản Lê-nin trong thế giới ngày nay và sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam”  (16/04/2010)
Mục lục Hồ sơ sự kiện số 111 (16-4-2010)  (16/04/2010)
Tuyên bố chung Việt Nam – Lào  (15/04/2010)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển