Ngày hội tôn vinh, phát huy các giá trị và tinh hoa văn hoá Việt Nam
Phác thảo sân khấu Ngày hội văn hóa các dân tộc Ảnh: Chinhphu.vn |
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã đáp ứng nguyện vọng của nhân dân
Nhiều nghệ nhân đã bày tỏ niềm vui và phấn khởi trước việc Thủ tướng Chính phủ quyết định lấy ngày 19-4 hằng năm là "Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam".
Nghệ nhân Triệu Tiến Vinh (dân tộc Dao đỏ- xã Ngọc Khoái, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) cho biết ở quê ông vào ngày này, sẽ tổ chức nhiều lễ hội để mọi người được chung vui, giao lưu.
"Là một nghệ nhân, tôi rất phấn khởi khi Thủ tướng Chính phủ quyết định lấy ngày 19-4 là Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam. Chúng tôi sẽ cố gắng làm nhiều việc để giữ gìn được bản sắc văn hóa tốt đẹp và truyền lại cho con cháu mai sau "- Nghệ nhân Phùng Văn Phong - dân tộc Dao ở thôn Thành Công (Lãng Công - Lập Thạch - Vĩnh Phúc) nói.
Anh Nguyễn Việt Cường - dân tộc Tày ở phường Minh Xuân, thị xã Tuyên Quang- tỉnh Tuyên Quang cho biết: "Từ trước đến nay, đồng bào dân tộc ai cũng mong muốn có một ngày đặc biệt như ngày 19-4. Đó là ngày hội để đồng bào các dân tộc được giao lưu, thể hiện những nét văn hoá đặc sắc của dân tộc mình".
Ảnh: Chinhphu.vn |
Theo ông Trần Hữu Sơn - Giám đốc Sở Văn hoá- Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai, quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam sẽ khuyến khích những người làm công tác văn hoá nỗ lực nhiều hơn nữa góp phần gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Quyết định này tạo điều kiện để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc. Đồng thời là cơ sở rất quan trọng trong việc giáo dục truyền thống, niềm tự hào cho việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, đồng thời cũng thúc đẩy đời sống văn hoá đồng bào phát triển, thúc đẩy phát triển kinh tế, phát triển văn hoá dân tộc và là thế mạnh để du lịch cất cánh và nhất là củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam sẽ tạo cơ hội thuận lợi hơn trong việc bảo tồn và giới thiệu các giá trị văn hoá của các dân tộc với đồng bào cả nước và bạn bè thế giới.
"Khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam, đồng bào Khmer Nam Bộ rất phấn khởi. Chúng tôi cho rằng đây là một dịp tốt để giới thiệu bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam với đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế. Đồng thời khuyến khích đồng bào các dân tộc tiếp tục giới thiệu về bản sắc văn hoá của dân tộc mình, khơi dậy lòng tự hào của dân tộc Việt Nam" - ông Sơn Lương- Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Sóc Trăng nêu ý kiến.
Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam - ngày hội để 54 dân tộc anh em trên đất nước ta chung sức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc; giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, góp phần củng cố, thắt chặt, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế./.
Đảng cộng sản Hy Lạp: Điểm sáng trong phong trào cộng sản châu Âu  (15/04/2009)
Mang cả Trường Sơn về thành phố  (15/04/2009)
Nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu hiện nay  (15/04/2009)
Thêm chính sách hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp  (14/04/2009)
Thêm chính sách hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp  (14/04/2009)
Quan tâm đời sống người dân tái định cư công trình Thuỷ điện Sơn La  (14/04/2009)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay