Triển khai thực hiện Quyết định số 71/2009/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ
TCCSĐT - Chiều 13-5, tại Hà Nội, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đã tổ chức họp báo về việc triển khai thực hiện Quyết định số 71/2009/QĐ - TTg, ngày 29-4-2009, của Thủ tướng Chính phủ về Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020.
Theo đó, từ nay đến năm 2020, Nhà nước sẽ đầu tư 4.715 tỉ đồng để hỗ trợ người lao động cư trú dài hạn tại 61 huyện nghèo; các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động theo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, và các cơ sở dạy nghề cho lao động xuất khẩu tại các huyện này.
Giai đoạn 2009-2010, Đề án thực hiện thí điểm đưa 10.000 lao động thuộc các huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài (bình quân mỗi năm sẽ xuất khẩu khoảng 5.000 lao động), trong đó: khoảng 80% lao động thuộc hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số; 70% lao động qua đào tạo nghề; góp phần giảm 8.000 hộ nghèo (chiếm 2,8% số hộ nghèo thuộc 61 huyện nghèo).
61 huyện nghèo được xác định ở 20 tỉnh trong cả nước, chủ yếu là ở vùng sâu, vùng xa, miền núi... Tổng dân số của 61 huyện nghèo vào khoảng 2,4 triệu người với hơn một nửa trong độ tuổi lao động. 90% trong số này là người dân tộc thiểu số.
Các số liệu thống kê cho biết, chỉ có khoảng 9% tổng số dân ở 61 huyện nghèo có trình độ trung học phổ thông và gần 10% lao động đã qua đào tạo; số còn lại có trình độ học vấn thấp, không nghề./ |
Giai đoạn 2011-2015, đưa 50.000 lao động thuộc các huyện nghèo đi làm việc tại nước ngoài, trong đó: khoảng 90% lao động thuộc hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số; khoảng 80% lao động qua đào tạo nghề; góp phần giảm 45.000 hộ nghèo (chiếm 15,6% số hộ nghèo thuộc 61 huyện nghèo). Chỉ tiêu này trong giai đoạn 2016-2020 tăng 15% so với giai đoạn 2011-2015, trong đó có khoảng 95% lao động thuộc hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số, góp phần giảm khoảng 19% số hộ nghèo của 61 huyện này.
Các chính sách hỗ trợ của Đề án bao gồm: Hỗ trợ người lao động nâng cao trình độ văn hoá để tham gia xuất khẩu lao động. Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số có trình độ văn hoá từ bậc tiểu học trở lên đã được lựa chọn để tham gia xuất khẩu lao động, được học bổ túc văn hóa, học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết để tham gia xuất khẩu lao động; được hỗ trợ rủi ro.
Người lao động thuộc huyện nghèo đã được tuyển chọn có nhu cầu vay vốn được vay tín dụng ưu đãi với lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay hiệnhành của Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng cho đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động; các cơ sở dạy nghề cho xuất khẩu lao động tại huyện nghèo cũng sẽ được vay vốn tín dụng ưu đãi để đầu tư tăng quy mô đào tạo.
Người lao động thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số sẽ được hỗ trợ 100% học phí học nghề, ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức. Các đối tượng khác thuộc 61 huyện nghèo được hỗ trợ 50% học phí trên.
Trường hợp người lao động có thời gian làm việc thực tế dưới 12 tháng phải về nước thì được hỗ trợ bằng 1 lượt vé máy bay khi gặp một trong các lý do: Vì sức khỏe không phù hợp với yêu cầu công việc; Vì chủ sử dụng lao động gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh nên người lao động bị mất việc làm; Vì chủ sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Để triển khai thực hiện Quyết định một cách đồng bộ và có hiệu quả, Ủy ban nhân dân các tỉnh có huyện nghèo phải thành lập và chỉ đạo hoạt động của Tiểu ban Chỉ đạo thực hiện Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động cấp huyện.
Đề án này là chủ trương lớn, tác động sâu rộng đến đời sống, công ăn việc làm của người lao động nghèo. Đồng thời, đây là một trong những quyết sách quan trọng nằm trong gói các giải pháp của Chính phủ nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội./.
Nhìn lại 3 năm thực hiện Quyết định 09 về "Đổi mới công tác tổ chức cán bộ và quản lý cơ sở giáo dục”  (13/05/2009)
Liên hợp quốc thông qua báo cáo nhân quyền của Việt Nam  (13/05/2009)
Kinh tế Mỹ : Thâm hụt ngân sách khổng lồ  (13/05/2009)
Khi bộ đội thực hiện "5 cùng" với buôn làng  (13/05/2009)
Khi bộ đội thực hiện "5 cùng" với buôn làng  (13/05/2009)
- Các quốc gia tầm trung trong bối cảnh mới và hàm ý chính sách đối với Việt Nam đến năm 2030
- Vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với việc xây dựng và phát huy nhân tố con người để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
- Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nền kinh tế tự chủ trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay và một số gợi ý cho Việt Nam
- Phát triển tài chính toàn diện trên cơ sở mối quan hệ với công nghệ tài chính và hàm ý chính sách cho Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay