Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân tới Ma-lai-xi-a tham dự SEAMEC- 43
Chiều 12-3, đoàn đại biểu Bộ Giáo dục và Đào tạo nước ta gồm 8 thành viên, do Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân dẫn đầu, đã tới Ma-lai-xi-a để tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 43 Hội đồng các Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á (SEAMEC-43), được tổ chức tại Cua-la-lăm-pơ từ ngày 13 đến 15-3.
Ra sân bay đón đoàn có Đại sứ nước ta tại Ma-lai-xi-a Hoàng Trọng Lập, cùng các cán bộ ngoại giao và trưởng các cơ quan đại diện; đại diện phía Ma-lai-xi-a có các quan chức Bộ Giáo dục Ma-lai-xi-a, do ngài HJ. Dun-kíp-li (HJ. Zulkifli), Giám đốc cơ quan đối ngoại thuộc Bộ này, dẫn đầu. Cuộc đón tiếp diễn ra trong bầu không khí thân mật và trân trọng.
Hội nghị SEAMEC là hoạt động thường niên của SEAMEO - tổ chức được thành lập sớm nhất trong khu vực. Xuất phát từ ý nguyện của các Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á muốn thúc đẩy sự hợp tác khu vực trong giáo dục, khoa học và văn hoá, Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO) ra đời ngày 30-11-1965.
Năm 1995, lần đầu tiên Việt Nam tham gia Hội nghị với tư cách là nước đăng cai (SEAMEO-40 tổ chức tại Hà Nội), kể từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam chính thức trở thành thành viên (năm 1992).
Trải qua một thời gian hoạt động khá dài, SEAMEO hoạt động nhằm mục đích tăng cường sự hiểu biết, hợp tác và hoà hợp tôn chỉ hoạt động giữa các nước thành viên hướng tới một cuộc sống có chất lượng tốt hơn.
Mục tiêu hoạt động của SEAMEO
SEAMEO trợ giúp chính phủ các nước thành viên trong việc nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực trên cơ sở phát triển các trung tâm khu vực chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế; cung cấp các chương trình thích hợp trong đào tạo, nghiên cứu và phát triển, phổ biến các thông tin và phân tích chính sách; cung cấp nǎng lực tổ chức, hoạch định và quản lý, đổi mới và phát triển; củng cố và tǎng cường nǎng lực quản lý của SEAMEO để đáp ứng các nhu cầu cần thiết của các nước thành viên một cách hiệu quả; thúc đẩy nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực giáo dục khoa học và vǎn hoá; tǎng cường sự hợp tác giữa các nước thành viên với các nước và các tổ chức khác; tiếp tục đảm bảo về tài chính bằng việc thǎm dò khai thác các nguồn quỹ để hỗ trợ cho các nước thành viên.
Hội đồng các Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á (SEAMEO) là cơ quan tối cao hoạch định chính sách của SEAMEO với các thành viên là Bộ trưởng Giáo dục của các nước thành viên và thành viên liên kết. Hội đồng họp mỗi nǎm một lần nhằm xây dựng các chính sách của SEAMEO và bầu ra Chủ tịch Hội đồng - là Bộ trưởng Giáo dục của một nước thành viên chính thức. Bên cạnh đó, SEAMEO có một Ban thư ký (SEAMES) là cơ quan giúp việc cho Hội đồng, có trụ sở đặt tại Băng-cốc (Thái Lan). Giám đốc SEAMES là công dân của các nước thành viên chính thức do Hội đồng lựa chọn.
Trung tâm đào tạo khu vực SEAMEO tại Việt Nam
Việt Nam đón nhận Trung tâm Đào tạo khu vực của SEAMEO tại Thành phố Hồ Chí Minh (SEAMEO RETRAC). Từ 1992 đến 2001, SEAMEO đã dùng quỹ hỗ trợ đặc biệt để tài trợ cho gần 1300 cán bộ Việt Nam tham gia các hội nghị, hội thảo, các khoá đào tạo ngắn hạn và dài hạn. Đối tượng chủ yếu là cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu, giáo dục phổ thông, cán bộ giảng dạy trong các trường đại học thuộc các ngành Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hoá - Thông tin, Nông - Lâm nghiệp... Gần 400 người đã được tham dự các khoá đào tạo có cấp chứng chỉ. Ngoài ra, SEAMEO và các Trung tâm thuộc SEAMEO đã giúp Việt Nam tổ chức nhiều hội nghị khoa học và khoá đào tạo ngắn hạn dành riêng cho các học viên Việt Nam và một số nước trong khu vực.
Xung quanh Nghị quyết mới về vấn đề hạt nhân I-ran  (13/03/2008)
Cu-ba tiếp tục con đường cách mạng và chủ nghĩa xã hội  (13/03/2008)
Thấy gì qua các giải pháp chống lạm phát những tháng đầu năm 2008  (13/03/2008)
Thấy gì qua các giải pháp chống lạm phát những tháng đầu năm 2008  (13/03/2008)
Cuộc chiến I-rắc: năm năm nhìn lại  (13/03/2008)
Thị trường một số nước châu Phi cơ hội đối với Việt Nam  (13/03/2008)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên