Những sự kiện trong nước đáng chú ý trong tuần (từ 12-1 đến 18-1-2009)
1. Kỷ niệm 2 năm Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới
Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 11-1-2007 là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Những thành tựu đạt được trong hai năm qua cho thấy, việc Việt Nam tham gia vào WTO là phù hợp với thực tế khách quan và xu thế hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và sâu sắc trên thế giới hiện nay. Trên tinh thần chủ động hội nhập, cùng với việc tham gia Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA), Thỏa thuận ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Hàn Quốc,... thực hiện các thỏa thuận song phương như Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện với Nhật Bản, tham gia các diễn đàn hợp tác kinh tế liên khu vực ASEM, APEC, Việt Nam đã thật sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Ðể thực hiện nghĩa vụ thành viên WTO, Việt Nam đã tiến hành điều chỉnh chính sách thương mại theo hướng minh bạch và thông thoáng hơn, ban hành nhiều luật và các văn bản dưới luật để thực hiện các cam kết đa phương, mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, cũng như các biện pháp cải cách đồng bộ trong nước nhằm tận dụng tốt các cơ hội và vượt qua thách thức trong quá trình hội nhập.
2. Bế mạc Hội nghị lần thứ chín, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X
Sau hơn một tuần làm việc khẩn trương, Hội nghị lần thứ chín, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã bế mạc chiều 13-1-2009, tại Hà Nội. Hội nghị biểu thị sự đồng tình cao với các nội dung tiếp thu và giải trình của Bộ Chính trị, nhất trí thông qua Nghị quyết về một số nhiệm vụ, giải pháp lớn nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng. Hội nghị cũng cho ý kiến về: Báo cáo tổng kết 2 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X vê tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ và một số vấn đề quan trọng khác.
3. Diễn đàn thương mại Việt Nam - Liên minh châu Âu
Sáng 13-1, tại Hà Nội, Hiệp hội các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn thương mại Việt Nam và Liên minh châu Âu. Tại diễn đàn, đại diện các Bộ, ban ngành của nước ta và Hiệp hội các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam cùng nhau thảo luận những biện pháp nhằm thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Ông A-lên Ca-ni (Alain Cany), Chủ tịch Phòng Thương mại, Hiệp hội các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam cho biết: năm 2008, Việt Nam đạt kỷ lục về lượng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài là 64 tỉ USD. Tuy nhiên, xuất khẩu lại chậm, giá một số mặt hàng then chốt giảm, thị trường nội địa yếu. Việt Nam cần triển khai gấp rút những biện pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh, đưa Việt Nam trở thành điểm đến của các nhà đầu tư quốc tế.
4. Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Căm-pu-chia Xăm-đéc Heng Xam-rin thăm hữu nghị chính thức Việt Nam
Ngày 14-1-2009, nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Ngài Xăm-đéc Heng Xam-rin Chủ tịch danh dự, Ủy viên Ban Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Nhân dân Căm-pu-chia (CPP), Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Căm-pu-chia đến Hà Nội, bắt đầu thăm hữu nghị chính thức Việt Nam. Trong thời gian qua, quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam - Cam-pu-chia được tăng cường theo phương châm “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” đã được lãnh đạo cấp cao hai nước nhất trí. Giữa hai cơ quan lập pháp hai nước đã thiết lập được cơ chế hợp tác hữu nghị truyền thống kế thừa mối quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia trên một số lĩnh vực: Trao đổi đoàn đại biểu cấp cao của Quốc hội; tổ chức các đoàn nghiên cứu, trao đổi học tập lẫn nhau; tổ chức hội thảo chuyên đề về các hình thức giao lưu lẫn nhau; gặp gỡ, trao đổi thông tin giữa Lãnh đạo Văn phòng Quốc hội Việt Nam và Ban Thư ký Quốc hội Cam-pu-chia hoặc cấp chuyên viên tại các diễn đàn liên Nghị viện khu vực và quốc tế…
5. Hạ thuỷ kho nổi chứa xuất dầu FSO-5
Ngày 14-1-2009, ngành đóng tàu nước ta hạ thuỷ kho nổi chứa xuất dầu FSO-5 và khởi công đóng mới tàu chở 6.900 ô-tô cho Vương quốc Na Uy. Đây là lần đầu tiên nước ta đóng mới kho nổi chứa, xuất dầu, một tổ hợp công trình hiện đại, nhà máy sơ chế dầu hoạt động độc lập trên biển, có trọng tải 150 nghìn tấn trị giá 170 triệu USD, do Tập đoàn Dầu khí quốc gia làm chủ đầu tư. FSO -5 có chiều dài gần 230 m, rộng 46,4 m và cao 24 m, gần như choán hết chiều dài và chiều rộng trên đà trượt 70 nghìn tấn dài 330 m, rộng 48 m. Vinashin đã huy động nguồn lực cao nhất cho dự án này, với những đơn vị thi công có năng lực cao, giàu kinh nghiệm. Với nhiều tính năng vượt trội, trang thiết bị hiện đại, sự thành công của dự án này sẽ góp phần rất lớn vào việc phát triển lĩnh vực khai thác dầu khí ngoài khơi.
6. Khánh thành Công viên Việt Nam và tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Mê-hi-cô
Ngày 14-1-2009, Đại sứ nước ta tại Mê-hi-cô Phạm Văn Quế và Thủ hiến Ðặc khu liên bang M.Ê-bra chứng kiến lễ khánh thành Công viên Tự do của các dân tộc (Công viên Việt Nam) và tượng đồng toàn thân Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thủ đô Mê-hi-cô Xi-ti. Phát biểu ý kiến tại lễ khánh thành, Ðại sứ Phạm Văn Quế và Thủ hiến M.Ê-bra khẳng định, việc xây dựng Công viên Việt Nam và đặt bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Mê-hi-cô là biểu hiện thắt chặt thêm tình đoàn kết, hữu nghị, thúc đẩy hợp tác ngày càng sâu rộng về kinh tế và văn hóa giữa hai nước và hai thủ đô
7. Khai mạc phiên họp lần thứ 16 Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Ngày 15-1-2009, khai mạc phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng. Ủy ban Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Nghị quyết về danh sách các huyện, quận, phường thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng Nhân dân; Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân tại những địa phương thực hiện thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường ở 67 huyện, 32 quận, 483 phường của 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Nam Định, Quảng Trị, Đà Nẵng, Phú Yên, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu và Kiên Giang. Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội kết thúc vào ngày ngày 16-1-2009.
8. Tặng quà Tết, hỗ trợ người nghèo đón Tết Kỷ Sửu
Nhân dịp Tết Nguyên đán Kỷ Sửu 2009, ngày 14-1-2009, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã ký Quyết định số 112/QĐ-CTN về việc tặng quà Tết cho các đối tượng chính sách. Theo đó, tặng mức quà 400.000 đồng cho Người hoạt động cách mạng trước ngày 1-1-1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 1-1-1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19-8-1945 đang hưởng trợ cấp hàng tháng; thân nhân liệt sĩ già yếu cô đơn không nơi nương tựa, thân nhân của 3 liệt sĩ trở lên, con liệt sĩ mồ côi cả cha và mẹ, người có công giúp đỡ cách mạng đang hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng; Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng; thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật từ 81% trở lên (bao gồm cả những thương binh loại B được công nhận từ trước ngày 31-12-1993) đang được nuôi dưỡng, điều trị, điều dưỡng tại các đơn vị thuộc ngành Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý hoặc đã về sinh sống tại các gia đình hoặc đang công tác tại các cơ quan, xí nghiệp.
Ngày 15-1-2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 81/QĐ-TTg về việc hỗ trợ kinh phí cho hộ nghèo đón Tết Nguyên đán Kỷ Sửu.
9. Chính phủ hỗ trợ 4% lãi suất vốn vay lưu động cho các thành phần kinh tế duy trì sản xuất
Ngày 15-1, Thường trực Chính phủ đã họp và quyết định các chính sách cụ thể nhằm thực hiện đồng bộ các biện pháp cấp bách ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và đảm bảm an sinh xã hội theo tinh thần Nghị quyết 30 của Chính phủ. Chính phủ nhất trí từ ngày 1-1-2009, các thành phần kinh tế vay vốn lưu động sẽ được Chính phủ hỗ trợ 4% lãi suất vốn vay và tất cả các hộ nghèo trong cả nước sẽ được hỗ trợ tối đa 1 triệu đồng/hộ để đón Tết Nguyên Đán Kỷ Sửu. Trên cơ sở đề xuất, kiến nghị của các bộ, ngành Trung ương và ý kiến thảo luận tại cuộc họp, Thường trực Chính phủ nhất trí dành phần lớn gói kích cầu 1 tỉ USD, tương đương 17.000 tỉ đồng để hỗ trợ 4% lãi suất vốn vay lưu động cho các thành phần kinh tế tiếp cận vốn vay để duy trì sản xuất, kinh doanh,đẩy mạnh xuất khẩu và bảo đảm việc làm.
10. Hội nghị lần thứ 6 (khóa VI) của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Ngày 16-1-2009, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị lần thứ 6 (khóa VI), đánh giá tình hình công tác Mặt trận năm 2008; xác định chương trình phối hợp thống nhất hành động năm 2009. Trong năm 2008, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên các cấp đã chủ động, tích cực vận động các tầng lớp nhân dân tăng cường đồng thuận xã hội, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc cùng Ðảng, Nhà nước vượt qua khó khăn, thách thức, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững.
11. Khởi công Cảng nội địa đầu tiên khu vực Tây Bắc
Ngày 15-1-2009, Dự án do Công ty Cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam, thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam làm chủ đầu tư, được khởi công xây dựng ngày 15-1 tại Lào Cai. Cảng đi vào hoạt động sẽ là một điểm thông quan hàng hóa nội địa quan trọng của tỉnh Lào Cai nói riêng và các tỉnh Tây Bắc nói chung, góp phần thúc đẩy trao đổi thương mại, xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp nước ta với doanh nghiệp Trung Quốc. Dự án đầu tư xây dựng cảng nội địa ICD Lào Cai nằm trong Cụm công nghiệp Đông Phố Mới, thành phố Lào Cai, cách ga Lào Cai hơn 2km, Cai được chia làm 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn đầu có tổng số vốn đầu tư 78 tỉ đồng với diện tích 4,7 ha. Song song với việc đầu tư giai đoạn đầu, công ty sẽ hoàn tất các cơ sở hạ tầng khác, tạo ra một chuỗi dịch vụ Logistic hoàn chỉnh; đồng thời tiếp tục xây dựng cảng hướng tới một trung tâm Logistic hoàn thiện với tổng diện tích dự kiến 13,5ha, có khả năng thông quan hàng hóa đạt công suất từ 130.000 đến 300.000 TEU mỗi năm, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa tại tuyến hành lang kinh tế Côn Minh-Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng.
12. Kỷ niệm lần thứ 59 ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc
Ngày 18-1-2009, nhân kỷ niệm lần thứ 59 ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc (18-1-1950 - 18-1-2009), Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã trao đổi điện mừng với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Ngô Bang Quốc và Thủ tướng Quốc vụ viện Ôn Gia Bảo. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm - Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương phía Việt Nam cũng đã trao đổi điện mừng với Ủy viên Quốc vụ Đới Bỉnh Quốc - Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương phía Trung Quốc và Bộ trưởng Ngoại giao Dương Khiết Trì.
13. Cầu Truyền hình Xuân Quê hương 2009
Đa dạng hóa các nguồn năng lượng - xu thế phát triển của tương lai  (19/01/2009)
Việt Nam đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng thiếu năng lượng  (19/01/2009)
Cầu Rạch Miễu - nhịp cầu vận hội  (19/01/2009)
Mỹ và châu Âu đối phó khủng hoảng tài chính  (18/01/2009)
Chào mừng 59 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc  (17/01/2009)
Hội nghị lần thứ sáu Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khoá VI  (16/01/2009)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên