Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tiếp tục chia rẽ về vấn đề Xi-ri
Trong bối cảnh tình hình Xi-ri đang xấu đi nghiêm trọng, Anh và các đồng minh phương Tây hối thúc Hội đồng Bảo an (HĐBA) thông qua một nghị quyết lên án Xi-ri, cho rằng chính quyền của Tổng thống An Át-xát đàn áp người biểu tình. Tuy nhiên, nhiều nước ủy viên khác trong HĐBA, trong đó có Nga và Trung Quốc - hai ủy viên thường trực, đã lên tiếng bác bỏ. Một số nước tỏ ra do dự, do những hành động mới đây của NATO ở Li-bi.
Phát biểu tại cuộc họp ngày 10-5 của HĐBA, Đại sứ Đức tại Liên hợp quốc (LHQ) Pi-tơ Uýt-tích (Peter Wittig) đề nghị đưa ra trước công lý những người phải chịu trách nhiệm về tình trạng đổ máu trong những ngày qua tại Xi-ri. Đại diện của Pháp kêu gọi chính quyền của Tổng thống An Át-xát hợp tác với nhóm điều tra của LHQ, cho phép đoàn viện trợ nhân đạo tiếp cận thành phố Đa-ra (Daraa) và nhiều thành phố khác. Theo các chuyên gia, số phận của dự thảo nghị quyết này nằm trong tay Ấn Độ, Nam Phi và Braxin, những nước được xem là có ảnh hưởng nhưng còn do dự.
Từ ngày 10-5, lệnh cấm vận vũ khí của Liên minh châu Âu (EU) đối với Xi-ri, cũng như các biện pháp trừng phạt nhằm vào 13 quan chức cấp cao nước này, đã chính thức có hiệu lực. Phản đối lệnh trừng phạt này, hàng trăm người Xi-ri đã tụ tập trước trụ sở Đại sứ quán Pháp và trụ sở ngoại giao đoàn của Ủy ban châu Âu (EC) tại Đa-mát (Damascus). Hãng thông tấn SANA đưa tin những người biểu tình tuyên bố "nhân dân Xi-ri không sợ hãi trước các âm mưu và chiến dịch truyền thông đánh lạc hướng nhằm xúi giục bạo loạn, phá hoại an ninh và ổn định của Xi-ri".
Hai ngày trước đó, hàng trăm người dân Xi-ri cũng đã biểu tình trước Đại sứ quán Mỹ ở Đa-mát để phản đối sự can thiệp của Mỹ vào công việc nội bộ Xi-ri.
Gần hai tháng qua, Xi-ri đã chứng kiến nhiều cuộc biểu tình liên tiếp nhằm kêu gọi cải cách. Chính quyền Xi-ri khẳng định: các hành động bạo lực trong các cuộc biểu tình là do "các nhóm khủng bố có vũ trang" tiến hành./.
Khai mạc Hội nghị Thế giới về phòng chống đuối nước 2011  (11/05/2011)
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên kiểm tra, giám sát công tác bầu cử tại Thái Nguyên  (11/05/2011)
Nhân sự UBND tỉnh Cao Bằng  (11/05/2011)
Thay thành viên Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS  (11/05/2011)
Độ che phủ rừng đạt khoảng 45% vào năm 2020  (11/05/2011)
Thế giới thiệt hại hàng nghìn tỉ USD vì thiên tai trong 40 năm qua  (11/05/2011)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay