Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2009
Nghìn tỉ đồng |
Cơ cấu (%) |
So với cùng kỳ năm trước (%) | |
TỔNG SỐ |
704,2 |
100,0 |
115,3 |
Khu vực nhà nước |
245,0 |
34,8 |
140,5 |
Khu vực ngoài nhà nước |
278,0 |
39,5 |
113,9 |
Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài |
181,2 |
25,7 |
94,2 |
Trong vốn đầu tư của khu vực nhà nước, vốn từ ngân sách nhà nước đạt 153,8 nghìn tỉ đồng, chiếm 21,8% tổng vốn đầu tư cả nước, bằng 106,8% kế hoạch năm. Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước do Trung ương quản lý đạt 63,9 nghìn tỉ đồng, bằng 112,8% kế hoạch, trong đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đạt 3715,9 tỉ đồng, bằng 125,8%; Bộ Giao thông Vận tải đạt 10924,6 tỉ đồng, bằng 113,9%; Bộ Công thương đạt 252,2 tỉ đồng, bằng 106%; Bộ Y tế đạt 1065,1 tỉ đồng, bằng 105,3%; Bộ Giáo dục và Đào tạo đạt 787,2 tỉ đồng, bằng 102,5%; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đạt 541,1 tỉ đồng, bằng 100,5%; riêng Bộ Xây dựng mới đạt 828,5 tỉ đồng, bằng 91,9% kế hoạch năm 2009.
Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước tính thực hiện 89,9 nghìn tỉ đồng, bằng 102,9% kế hoạch năm, trong đó một số địa phương có số vốn thực hiện lớn là: Thành phố Hồ Chí Minh đạt 14 nghìn tỉ đồng, bằng 101,4% kế hoạch; Hà Nội đạt 10,7 nghìn tỉ đồng, bằng 91,7%; Đà Nẵng đạt 3,8 nghìn tỉ đồng, bằng 113,8%; Bà Rịa - Vũng Tàu đạt 2,5 nghìn tỉ đồng, bằng 96,5%; Bình Dương đạt 2,4 nghìn tỉ đồng, bằng 106,4%; Thừa Thiên - Huế đạt 2,3 nghìn tỉ đồng, bằng 214%; Hà Tĩnh đạt 2,2 nghìn tỉ đồng, bằng 72,2%; Hải Phòng đạt 2 nghìn tỉ đồng bằng 117,8%.
Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài năm 2009 đạt thấp do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới. Tính đến ngày 15-12-2009, đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 21,5 tỉ USD, giảm 70% so với cùng kỳ năm 2008, bao gồm: vốn đăng ký của 839 dự án được cấp phép mới đạt 16,3 tỉ USD (giảm 46,1% về số dự án và giảm 75,4% về vốn); vốn đăng ký bổ sung của 215 dự án được cấp phép từ các năm trước đạt 5,1 tỉ USD, giảm 1,7%. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2009 ước tính đạt 10 tỉ USD, giảm 13% so với năm 2008.
Trong năm 2009, lĩnh vực kinh doanh bất động sản thu hút sự quan tâm lớn nhất của các nhà đầu tư nước ngoài với 7,4 tỉ USD vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới, chiếm 45,1% tổng vốn đăng ký mới; tiếp đến là lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống với 5 tỉ USD, chiếm 30,5%; công nghiệp chế biến, chế tạo với 2,2 tỉ USD, chiếm 13,6%.
Trong năm 2009, có 39 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án được cấp phép mới, trong đó một số nhà đầu tư lớn là: Hoa Kỳ với tổng vốn đăng ký mới là 5,9 tỉ USD, chiếm 36,4% tổng vốn đăng ký mới; Đảo Cay-man 2 là tỉ USD, chiếm 12,3%; Sa-moa là 1,7 tỉ USD, chiếm 10,4%; Hàn Quốc là 1,6 tỉ USD, chiếm 9,8%. Trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đăng ký tăng thêm năm 2009, Hoa Kỳ dẫn đầu với 3,9 tỉ USD, chiếm 75% tổng vốn đăng ký tăng thêm.
Năm 2009, cả nước có 43 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép mới, trong đó Quảng Nam có vốn đăng ký dẫn đầu với 4,2 tỉ USD, chiếm 25,4% tổng vốn đăng ký mới; Bà Rịa - Vũng Tàu với 2,9 tỉ USD, chiếm 17,5%; Đồng Nai với 2,3 tỉ USD, chiếm 14,1%; Bình Dương với 2,2 tỉ USD, chiếm 13,2%; Phú Yên với 1,7 tỉ USD, chiếm 10,3%./.
Bình Định tập trung đầu tư phát triển công nghiệp  (10/01/2010)
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2009  (09/01/2010)
Thu, chi ngân sách nhà nước năm 2009  (09/01/2010)
Năm 2009 giá trị sản xuất công nghiệp tăng 7,6%  (09/01/2010)
An ninh - chính trị thế giới năm 2009: Bức tranh đầy biến động  (09/01/2010)
Kinh tế Việt Nam thuộc nhóm tăng trưởng nhanh nhất thế giới  (09/01/2010)
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên