Bế mạc Hội nghị cấp cao CICA lần thứ ba
Tối 8-6-2010 theo giờ Hà Nội, Hội nghị cấp cao Diễn đàn về phối hợp hành động và các biện pháp củng cố niềm tin ở châu Á (CICA) lần thứ ba với chủ đề "Thiết lập cách tiếp cận tập thể về an ninh tại châu Á" ở I-xtan-bun (Thổ Nhĩ Kỳ) đã kết thúc. Ðoàn đại biểu Việt Nam, do Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan dẫn đầu, lần đầu tham dự với tư cách là thành viên chính thức của Diễn đàn, đã có những đóng góp và đề xuất quan trọng cho thành công của Hội nghị.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan khẳng định: Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại nhất quán độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển, tiếp tục tiến hành chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế.
Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh, Việt Nam luôn là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực và trách nhiệm vào các tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực. Với tư cách là Chủ tịch ASEAN trong năm 2010, Việt Nam sẽ làm hết sức mình để ASEAN tiếp tục có nhiều đóng góp hơn nữa cho khu vực, cũng như thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN với các đối tác và tổ chức trong khu vực, bao gồm cả CICA.
Tại Hội nghị, đề xuất cần thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ giữa CICA với các diễn đàn và các tổ chức quốc tế khác như Hiệp hội các quốc gia Ðông - Nam Á (ASEAN), Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC) cũng như cần xây dựng một chiến lược hợp tác lâu dài và cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các nước thành viên trên cơ sở bình đẳng, hiểu biết lẫn nhau, tôn trọng lẫn nhau phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề hòa bình và an ninh của khu vực do Việt Nam đưa ra đã được lãnh đạo nhiều nước tham dự Hội nghị đánh giá cao. Ðây cũng là một trong những nội dung chính được thảo luận tại Hội nghị.
Trong Tuyên bố chung của Hội nghị, lãnh đạo các quốc gia thành viên của Diễn đàn đã thống nhất các quan điểm về việc phối hợp và tạo dựng lòng tin giữa các quốc gia thành viên trong việc đối phó với các vấn đề đe dọa đến an ninh khu vực như: chống phổ biến vũ khí hạt nhân, khủng bố, khắc phục thảm họa do biến đổi khí hậu, nước biển dâng và thiên tai, dịch bệnh cũng như tăng cường hợp tác kinh tế, giao lưu văn hóa vì sự phát triển và hòa bình tại châu Á cũng như trên toàn thế giới.
Phát biểu ý kiến tại phiên bế mạc Hội nghị, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Áp-đu-la Gun, Chủ tịch Hội nghị CICA lần thứ ba, thay mặt các nhà lãnh đạo kêu gọi các quốc gia cùng nhau hành động để chống lại các mối đe dọa ảnh hưởng đến sự ổn định, hòa bình của khu vực và thế giới. Ông cũng đề nghị các nước cần sớm đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm bảo đảm ổn định tình hình tại khu vực Trung Ðông; yêu cầu I-xra-en rút quân ra khỏi các vùng đất chiếm đóng, xây dựng Nhà nước Pa-le-xtin hoàn toàn độc lập, đồng thời phản đối hành động quân sự của I-xra-en tiến công tàu chở hàng viện trợ tới dải Ga-da ngày 31-5 vừa qua.
* Bên lề Hội nghị CICA lần thứ ba, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã có buổi tiếp bà Di-pu-mo-ni, Bộ trưởng Ngoại giao Băng-la-đét. Bà Di-pu-mo-ni chúc mừng Việt Nam vừa trở thành thành viên chính thức của CICA, bày tỏ tin tưởng rằng Việt Nam sẽ có nhiều đóng góp tích cực vào thành công của diễn đàn này. Bộ trưởng Di-pu-mo-ni đề nghị hai bên cần thúc đẩy sự hợp tác có hiệu quả và chặt chẽ hơn nữa, nhất là trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, văn hoá, giáo dục và y tế. Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là mong muốn không ngừng thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước khu vực Nam Á, trong đó có Băng-la-đét. Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Băng-la-đét đến đầu tư tại Việt Nam. Phó Chủ tịch nước đề nghị cần sớm tổ chức cuộc họp lần thứ hai Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - Băng-la-đét và cuộc họp lần thứ nhất tham khảo chính trị giữa Bộ Ngoại giao hai nước, cũng như hai nước cần tiếp tục quan hệ hợp tác tốt đẹp tại các diễn đàn khu vực và quốc tế vì lợi ích của nhân dân mỗi nước, vì hòa bình và phát triển trong khu vực và trên toàn thế giới.
* Ngày 9-6, hội kiến Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Áp-đu-la Gun nhân dịp tham dự Hội nghị CICA lần thứ ba, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doanbày tỏ hy vọng với vai trò là Chủ tịch CICA, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thực hiện tốt vai trò của mình đối với sự phát triển của diễn đàn trong thời gian tới, góp phần xây dựng một môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực châu Á và trên toàn thế giới. Phó Chủ tịch nước cho rằngviệc Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ có thể ký được Hiệp định tránh đánh thuế hai lần,Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư trong thời gian tới chắc chắn sẽ là tiền đề quan trọng trong việc thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước. Tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ rất phong phú, nhất là trong các lĩnh vực hợp tác kinh tế, thương mại, giáo dục và du lịch. Tổng thống Áp-đu-la Gun chúc mừng Việt Nam trở thành thành viên chính thức của CICA và đánh giá cao những đóng góp và đề xuất của Việt Nam tại Hội nghị Thượng đỉnh CICA.
Tại buổi hội kiến, Tổng thống Áp-đu-la Gun cũng đánh giá cao vị trí của Việt Nam trong ASEAN, tin tưởng rằng với vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam sẽ giúp Thổ Nhĩ Kỳ đẩy mạnh hợp tác với ASEAN, đồng thời đề nghị Việt Nam ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ tham gia Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á./.
Tiêu dùng hợp lý  (10/06/2010)
UBND tỉnh Lào Cai có Chủ tịch mới  (10/06/2010)
Nguồn vốn hỗ trợ của cộng đồng quốc tế là rất quan trọng  (10/06/2010)
Thông cáo số 16 Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XII  (10/06/2010)
Đảng bộ tỉnh Hải Dương - 70 năm xây dựng và trưởng thành  (09/06/2010)
Đảng bộ tỉnh Hải Dương - 70 năm xây dựng và trưởng thành  (09/06/2010)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên