Tiêu dùng hợp lý
TCCSĐT - Xã hội ngày càng phát triển và thu nhập của người dân càng tăng thì khả năng tiêu dùng hàng cao cấp cũng theo đó mà nhân lên cùng với sự đa dạng về chủng loại, về tính chất và quy mô. Thị trường các mặt hàng này cũng được mở rộng, và, người đi tiên phong mở đường thường là những người có thu nhập cao, siêu cao.
Việc tiêu dùng những mặt hàng và dịch vụ cao cấp này, thứ nhất, kích thích quá trình mở ra và phát triển các phân khúc thị trường mới, chuyên biệt hoặc đặc biệt nào đó cả về sản xuất và các dịch vụ có liên quan, khiến cơ cấu thị trường trong nước được cải thiện theo hướng đa dạng và đồng bộ hơn. Thứ hai, làm tăng nhu cầu có khả năng thanh toán cao, do đó, làm tăng tính hấp dẫn thị trường đầu tư và tăng thu hút những khoản đầu tư và các dự án đầu tư mới trong nước và nước ngoài, góp phần hình thành và phát triển các năng lực sản xuất và cung ứng hàng hoá dịch vụ mới. Thứ ba, tạo hiệu ứng “chảy tràn” các lợi ích từ sự phát triển các dịch vụ và công việc, kéo theo các khoản thu nhập cá nhân khác, tạo thêm công ăn việc làm cho xã hội làm tăng ngân sách nhà nước. Thứ tư, góp phần tạo động lực chung cho phát triển và dịch chuyển cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ khoa học - công nghệ sản xuất, cũng như tính chuyên nghiệp và chất lượng kinh doanh…Đồng thời, ở một khía cạnh nào đó, sự gia tăng quy mô các hoạt động tiêu dùng hàng và dịch vụ xa xỉ là thước đo trực tiếp và gián tiếp sự phát triển chung về kinh tế, cũng như sự cải thiện về mức thu nhập.
Tuy nhiên, việc tiêu dùng hàng xa xỉ quá mức so với thu nhập cũng như so với tình trạng chung của nền kinh tế, “bóc ngắn cắn dài” thì lại là một biểu hiện của sự lãng phí. Hơn nữa, việc tiêu dùng những hàng hoá và dịch vụ xa xỉ nhập khẩu, nếu với quy mô ngày càng lớn và thành “phong trào” nhằm đạt các mục đích ngắn hạn và thiếu bền vững, dễ dẫn đến sự vi phạm pháp luật và các hệ quả xấu khác. Nó cũng dễ làm gia tăng dòng ngoại tệ chảy ra nước ngoài, làm tăng thâm hụt cán cân thương mại và thanh toán vãng lai, cũng như gia tăng áp lực cung - cầu ngoai tệ trên thị trường tài chính, và cả áp lực đến sự ổn định tỷ giá VNĐ của Việt Nam trong bối cảnh nguồn thu và dự trữ ngoại tệ quốc gia còn mỏng, thiếu ổn định.
Để phát huy các mặt tích cực, giảm thiểu các tác động tiêu cực của việc tiêu dùng quá mức các mặt hàng xa xỉ, cao cấp cần có những ứng xử thích hợp. Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện những quy định về pháp lý (nhất là tăng cường sử dụng linh hoạt, đồng bộ và có hiệu lực thực tế hơn các công cụ thuế thu nhập, VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt, cũng như các quy định liên quan đến vay và cho vay tiêu dùng trong các tổ chức tín dụng ngân hàng), để vừa khuyến khích tăng đầu tư phát triển sản xuất, cung ứng các hàng hoá và dịch vụ cao cấp thoả mãn nhu cầu đa dạng và cao cấp của những người có thu nhập cao cả trong và ngoài nước; vừa giữ vững sự ổn định và lành mạnh trong hoạt động của thị trường tài chính - tiền tệ trong nước; điều tiết tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước và bảo đảm công bằng xã hội đối với người có thu nhập siêu cao và chuộng tiêu dùng cá nhân các hàng hoá và dịch vụ xa xỉ ngoại nhập.
Thứ hai, tăng cường tuyên truyền, tạo lập dư luận xã hội phù hợp, lành mạnh, nhất là nhận thức, đạo đức và tâm lý tiêu dùng hiểu rõ hơn, đúng đắn hơn những tiêu chí và thước đo những giá trị chuẩn chung về mục tiêu, sự thành đạt theo hướng phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội của mình, nhằm tiết chế và định hướng đúng mực các tiêu dùng xa xỉ ngoại nhập vượt quá khả năng thực tế của cá nhân và đất nước.
Thứ ba, cần kiên quyết ngăn chặn và thu hồi những khoản thu nhập bất hợp pháp do tham nhũng và phạm tội mà có, cũng như tạo “phanh hãm” thích hợp và hiệu quả những cuộc “đua” tiêu dùng xa xỉ nặng về hình thức, gây thiệt hại chung cho nền kinh tế…
Như vậy, những tác động hai mặt của việc tiêu dùng hàng cao cấp, hàng xa xỉ đối với thực trạng phát triển của nền kinh tế nước ta, đặc biệt trong bối cảnh sự phục hồi của nền kinh tế thế giới còn thiếu vững chắc, và đang có những dấu hiệu ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phục hồi đó, thì việc tiêu dùng hợp lý là điều rất đáng được quan tâm./.
UBND tỉnh Lào Cai có Chủ tịch mới  (10/06/2010)
Nguồn vốn hỗ trợ của cộng đồng quốc tế là rất quan trọng  (10/06/2010)
Thông cáo số 16 Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XII  (10/06/2010)
Đảng bộ tỉnh Hải Dương - 70 năm xây dựng và trưởng thành  (09/06/2010)
Đảng bộ tỉnh Hải Dương - 70 năm xây dựng và trưởng thành  (09/06/2010)
Đối thoại chiến lược Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ ba  (09/06/2010)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên