Diễn đàn Pháp luật ASEAN khai mạc tại Hà Nội
08:31, ngày 09-04-2008
Diễn đàn Pháp luật ASEAN lần thứ 4 có chủ đề "Tương trợ Tư pháp về các vấn đề dân sự và thương mại" đã được khai mạc sáng 8-4, tại Hà Nội, với sự tham gia củacác đại biểu đến từ các nước ASEAN; các chuyên gia quốc tế của Hội nghị Tư pháp Quốc tế La Hay, Trung Quốc và Ốt-xtrây-li-a.
Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường nêu rõ để chuẩn bị cho diễn đàn này, Việt Nam đã phối hợp với các nước thành viên ASEAN và Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế đề xuất các nội dung cụ thể cho chương trình nghị sự, thể hiện mong muốn và quyết tâm của các nước thành viên ASEAN trong việc tìm kiếm và nâng cao hiệu quả hợp tác trong lĩnh vực phát luật và tư pháp, với trọng tâm từng bước xóa bỏ các rào cản pháp lý trong giao lưu dân sự thương mại.
Bộ trưởng Hà Hùng Cường nhấn mạnh diễn đàn này cần thể hiện quyết tâm, trí tuệ tập thể để thống nhất một hướng đi thích hợp nhất hoặc là gia nhập Công ước đa phương/thiết chế La Hay hoặc là xây dựng công cụ pháp lý riêng của các nước ASEAN.
Tại diễn đàn các đại biểu sẽ thảo luận hai nội dung chính là hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN về tống đạt giấy tờ tư pháp; miễn hợp pháp hóa các giấy tờ khi thực hiện tương trợ tư pháp giữa các nước thành viên ASEAN.
Ngoài ra, tại diễn đàn còn có các phiên thảo luận về các vấn đề như hợp tác đa phương về tương trợ tư pháp quốc tế; pháp luật và thực tiễn của các nước ASEAN về tương trợ tư pháp về dân sự và thương mại; kinh nghiệm của một số nước trong khuc vực châu Á - Thái Bình Dương là thành viên của Hội nghị La Hay/hoặc các Công ước La Hay.
Diễn đàn này do Bộ Tư pháp tổ chức, nhằm thực hiện sáng kiến của Việt Nam tại Hội nghị Bộ trưởng Tư pháp các nước ASEAN (ALAWMM) lần thứ 6, tổ chức tại Hà Nội năm 2005 về việc tăng cường hợp tác ASEAN trong lĩnh vực tương trợ tư pháp về dân sự, thương mại.
Diễn đàn cũng là nơi thu thập, trao đổi thông tin, các vấn đề khoa học, thực tiễn của pháp luật ASEAN và quốc tế trong lĩnh vực tương trợ tư pháp về dân sự và thương mại; đồng thời chuẩn bị cho các sáng kiến của Việt Nam tại ALAWMM 7 cũng như khả năng tham gia của các nước ASEAN vào Hội nghị Tư pháp quốc tế La Hay và các công ước La Hay./.
Trung Quốc: Từ đường lối Đại hội XVII đến phương hướng phát triển kinh tế - xã hội năm 2008  (09/04/2008)
Thừa Thiên - Huế tích cực cải cách hành chính  (09/04/2008)
Thừa Thiên - Huế tích cực cải cách hành chính  (09/04/2008)
Kinh tế Đông Á: thành tựu và triển vọng  (08/04/2008)
Trung Quốc: Từ đường lối Đại hội XVII đến phương hướng phát triển kinh tế - xã hội năm 2008  (08/04/2008)
Về tính khiêm tốn  (08/04/2008)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên