Tọa đàm tại Nga đánh giá ý nghĩa lịch sử của Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc
Tọa đàm do Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh, Giáo sư Vladimir Kolotov chủ trì, với sự tham gia của đại diện Ủy ban Quan hệ đối ngoại Saint-Petersburg, Trưởng khoa Lịch sử các quốc gia Viễn Đông Nguyễn Thị Minh Hạnh, các thầy cô giáo cùng các sinh viên Khoa phương Đông học, đại diện sinh viên Việt Nam đang học tập và nghiên cứu tại Saint-Petersburg.
Giáo sư Vladimir Kolotov đã ôn lại diễn biến Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, khi Việt Nam phải đối đầu với một đội quân xâm lược mạnh hơn nhiều gấp nhiều lần. Hồi ký trong cuốn “Nhật ký” của tác giả Gennady Obaturov, Cố vấn trưởng về quân sự cho Bộ Quốc phòng Việt Nam trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới, ghi chép lại những dấu mốc lịch sử quan trọng. Những chi tiết như việc tướng Obaturov đã đề xuất với Tổng Bí thư Lê Duẩn rút một quân đoàn chủ lực của ta từ Campuchia về chi viện cho biên giới phía Bắc, tăng cường cho mặt trận biên giới một đơn vị pháo phản lực BM-21, rút sư đoàn bộ binh 346 ra khỏi vòng vây,… thực sự đã giúp thế hệ trẻ hiểu biết nhiều hơn và càng biết trân trọng hơn sự hỗ trợ tận tâm của các chuyên gia Liên Xô.
Khoảng thời gian này của 40 năm về trước, có lẽ trong tiềm thức của các thế hệ cha ông đi trước sẽ không bao giờ quên dấu mốc lịch sử của dân tộc - cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt nổ ra ngày 17-02-1979 khi Trung Quốc đưa quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước, mở ra cuộc Chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc chính nghĩa của quân và dân Việt Nam với sự hỗ trợ chí tình của Liên Xô. Cuộc chiến đấu đã kết thúc, nhưng dư âm của nó vẫn còn trong tâm trí những con người sống trong bối cảnh lịch sử đó, trong nghiên cứu khoa học quân sự.
Sinh viên Nga cũng rất hào hứng bàn luận về vấn đề lịch sử này. Đại diện các sinh viên Khoa Phương Đông học, trường Đại học Tổng hợp Saint-Petersburg, Veronika Chechetko đã có bài tham luận về những vấn đề tìm hiểu được qua sách báo, qua những tài liệu được học về lịch sử chiến đấu giữa Việt Nam và Trung Quốc. Để có thể tự tin trình bày ý kiến và quan điểm của mình, bạn sinh viên Nga hẳn đã dành rất nhiều tình cảm cho văn hóa và lịch sử đất nước Việt Nam.
Doussia Kalganova, sinh viên năm 3 Khoa Phương Đông học từng tới Việt Nam học tiếng Việt, đã chia sẻ rằng bạn rất yêu thiên nhiên, đất nước, rất quý con người thân thiện nơi đây. Bạn đánh giá những vấn đề thảo luận trong buổi tọa đàm này rất quan trọng, đặc biệt trong khuôn khổ năm chéo của quan hệ Việt-Nga. Những chương trình như thế này là cơ hội để thế hệ sinh viên Nga ngày nay tìm hiểu thêm về Việt Nam, cũng là cơ hội để thế hệ trẻ hai nước tích cực giao lưu, học hỏi lẫn nhau.
Buổi tọa đàm kết thúc để lại nhiều cảm xúc cho những sinh viên Việt Nam lần đầu tham dự. Anh Lê Văn Khánh - Bí thư Đoàn Cơ sở thành phố Saint-Petersburg chia sẻ rằng buổi gặp gỡ đã đưa ra những đánh giá chân thực và ý nghĩa lịch sử của cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979, mà nếu như không được trực tiếp tham dự, các bạn trẻ sẽ không có cơ hội được mở mang và học hỏi.
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình từng nói: “Chúng ta tôn trọng lịch sử, sòng phẳng với lịch sử không có nghĩa là chúng ta kích động hận thù. Chúng ta biết sự thật, để hiểu đâu là lẽ phải và để rút ra bài học cho các mối quan hệ quốc tế trong bối cảnh phức tạp ngày nay”. Thế hệ trẻ tại Saint-Petersburg hiểu rằng ôn lại lịch sử là để hiểu và nắm rõ từng chặng đường mà dân tộc đi qua, lấy đó làm nền tảng để thế hệ trẻ hôm nay xây dựng được những mối quan hệ quốc tế tốt đẹp trong tương lai.
Ngoài ra, tại buổi tọa đàm, các vấn đề liên quan đến quan hệ Nga - Việt cũng được đưa ra thảo luận, đặc biệt về tình hữu nghị giữa hai đất nước, tình cảm gắn bó của nhân dân hai nước từ những năm tháng chiến tranh đến triển vọng phát triển của hai quốc gia ở thời hiện đại. Ngoài ra, tình hình chính trị chung của các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng được đề cập.
* Chiến thắng của Việt Nam trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc năm 1979 có sự giúp đỡ không nhỏ của nhân dân tiến bộ trên thế giới, đặc biệt là Liên Xô. Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, Trung tướng Porfiry Ivashko, một trong những chuyên gia Liên Xô đầu tiên đến giúp Việt Nam ngay khi cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc mới bắt đầu, chia sẻ về sự giúp đỡ của Liên Xô dành cho Việt Nam, cũng như tính chính nghĩa của cuộc chiến đấu mà quân dân ta đã tiến hành 40 năm về trước.
Trung tướng Porfiry Ivashko khẳng định ông luôn lưu giữ những ký ức về Việt Nam. Tháng 02-1979, ông được giao nhiệm vụ mới, tham gia nhóm chuyên gia, cố vấn quân sự được Chính phủ Liên Xô cử sang Việt Nam - theo đề nghị của Việt Nam - để giúp nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Khi đó, ông là thành viên nhóm chuyên gia, cố vấn quân sự đầu tiên của Liên Xô đến Việt Nam. Trước khi đến Việt Nam, ông đã tìm hiểu về lịch sử, đất nước, tính cách, khí phách của con ngườin Việt Nam.
Trung tướng Porfiry Ivashko khẳng định Liên Xô hỗ trợ Việt Nam toàn diện trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền này. Trung tướng Porfiry Ivashko đánh giá các chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam rất thông minh, nhanh chóng nắm bắt và vận dụng hiệu quả các kiến thức, kỹ thuật quân sự mới. Mặc dù trong điều kiện rất khó khăn và thiếu thốn, các chuyên gia, cố vấn của Liên Xô luôn nỗ lực kề vai sát cánh với quân và dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh chính nghĩa của mình. Liên Xô còn giúp đỡ Việt Nam trên mặt trận ngoại giao, vận động sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của quân đội và nhân dân Việt Nam. Ông khẳng định dù khó khăn vất vả, nhưng các chuyên gia Liên Xô cảm thấy rất tự hào vì đã góp sức mình giúp đỡ nhân dân Việt Nam anh em.
Trung tướng Porfiry Ivashko chia sẻ sự cảm thông với nhân dân Việt Nam đã phải trải qua cuộc chiến đấu lâu dài với đế quốc Mỹ. Ông cho biết đã tận mắt chứng kiến thấy những nạn nhân Việt Nam chịu ảnh hưởng của bom napalm. Ông khẳng định Liên Xô luôn ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, chiến đấu bảo vệ nền độc lập của đất nước mình./.
Tăng cường quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam và Argentina  (17/02/2019)
Nỗ lực xây dựng bức tường biên giới và những thách thức Tổng thống Trump phải đối mặt  (17/02/2019)
Nhiều địa phương tổ chức các hoạt động khai hội đặc sắc đón xuân 2019  (16/02/2019)
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đánh trống khai hội chùa Tam Chúc  (16/02/2019)
Nghị quyết Hướng dẫn một số hoạt động của Hội đồng nhân dân  (16/02/2019)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay