Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình dự lễ cày tịch điền tại tỉnh Hà Nam
22:33, ngày 11-02-2019
Ngày 11-02 (tức mùng 7 tháng Giêng năm Kỷ Hợi), tại xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam tổ chức Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2019 - Lễ hội truyền thống xuống đồng cày ruộng và cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đã về dự lễ hội và thực hiện nghi lễ cày tịch điền, khai mở một mùa vụ mới với mong ước mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, người dân no đủ, hạnh phúc. Cùng dự lễ có các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, tỉnh Hà Nam cùng một số địa phương.
Theo các tài liệu lịch sử và truyền miệng trong dân gian, mùa Xuân năm Đinh Hợi, niên hiệu Thiên Phúc thứ 7 (tức năm 987), vua Lê Đại Hành về chân núi Đọi làm Lễ Tịch điền (cày ruộng) đầu tiên trong lịch sử dân tộc, mở ra một trang sử mới cho nền nông nghiệp Việt Nam. Kể từ đó, Lễ hội Tịch điền trở thành một mỹ tục được các triều đại về sau thực hiện một cách thành kính, trang trọng.
Các nghi thức diễn ra tại Lễ hội Tịch điền gồm: Rước trống, rước linh vị vua Lê Đại Hành từ chùa Long Đọi Sơn xuống chân núi và nhập với đoàn rước Thành Hoàng làng cùng tổ nghề trống Đọi Tam dưới chân núi Đọi đoàn rước tiến về khu ruộng mà trước đây vua Lê Đại Hành đã đi cày đầu năm, khuyến khích người dân trồng lúa, chăm lo nông nghiệp. Sau đó là lễ bái yết Thần nông cầu một năm mới mùa màng bội thu, nhân khang vật thịnh.
Phát biểu tại Lễ hội Tịch điền, Phó Thủ tướng, Thường trực Trương Hòa Bình nhấn mạnh, trong hàng nghìn lễ hội truyền thống diễn ra khắp các vùng miền cả nước, Lễ hội Tịch điền của Hà Nam được tổ chức hằng năm đã trở thành nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Lễ hội Tịch điền đã được Nhà nước ghi danh “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”. Đây là lễ hội giàu tính nhân văn, ý nghĩa khuyến nông sâu sắc, thể hiện lòng biết ơn các bậc tiền nhân trong việc khai phá, mở mang ruộng đồng, đề cao tinh thần gần dân, trọng nhà nông, nghề nông “dĩ nông vi bản”, “phi nông bất ổn”. Tiếng trống khai hội xuống đồng rộn ràng cùng với những sá cày thẳng tắp “đánh thức đất đai, khai xuân động thổ” cầu cho năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, người dân được ấm no, hạnh phúc đã trở nên quen thuộc.
Đánh giá cao việc phục dựng, duy trì, tổ chức Lễ hội Tịch điền hàng năm của tỉnh Hà Nam, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cho rằng, đây là việc làm thiết thực, có ý nghĩa tuyên truyền, giáo dục sâu sắc, vừa góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, quản bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, vừa động viên, khích lệ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân...
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ bày tỏ vui mừng khi nền nông nghiệp của Việt Nam đã có bước tiến dài trên con đường phát triển, từ chỗ canh tác, nuôi trồng truyền thống, đến nay nhiều ngành hàng, sản phẩm đã nâng lên thành “nghệ thuật” theo hướng hiện đại. Năm 2018, tăng trưởng toàn ngành đạt trên 3,7%, cao nhất trong 7 năm qua, không những đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn đưa Việt Nam trở thành 1 trong 15 nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới với kim ngạch xuất khẩu ngày càng lớn. Diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới. Cả nước đã có trên 42% số xã và 61 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Để nông nghiệp nông thôn phát triển mạnh mẽ, tiến xa hơn nữa theo tinh thần Nghị quyết XII của Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đề nghị tỉnh Hà Nam cùng với các địa phương trong cả nước, các cấp, các ngành cùng toàn thể nhân dân phát huy tinh thần của Lễ hội Tịch điền, thi đua đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới; tập trung đổi mới tổ chức sản xuất, tăng hợp tác liên kết theo chuỗi với sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn; gắn sản xuất với bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu, sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn; đẩy mạnh cơ giới hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao, công nghệ sạch, thân thiện môi trường; nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản; phấn đấu tăng trưởng toàn ngành nông nghiệp năm 2019 đạt khoảng 3%, xuất khẩu đạt 43 tỷ USD, hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 trước thời hạn, góp phần nâng cao đời sống nông dân, xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp.
Các nghi thức diễn ra tại Lễ hội Tịch điền gồm: Rước trống, rước linh vị vua Lê Đại Hành từ chùa Long Đọi Sơn xuống chân núi và nhập với đoàn rước Thành Hoàng làng cùng tổ nghề trống Đọi Tam dưới chân núi Đọi đoàn rước tiến về khu ruộng mà trước đây vua Lê Đại Hành đã đi cày đầu năm, khuyến khích người dân trồng lúa, chăm lo nông nghiệp. Sau đó là lễ bái yết Thần nông cầu một năm mới mùa màng bội thu, nhân khang vật thịnh.
Đặc biệt, nghi lễ tịch điền đã tái hiện hình ảnh vua Lê Đại Hành bước lên lễ đài khấn cáo vua Lê và Thần Nông, sau đó lão nông này đội mũ Cửu Long, đeo mặt nạ, mặc áo Hoàng bào xuống ruộng đi cày, theo sau vua là đoàn gieo hạt giống bao gồm đỗ xanh, lạc và thóc. Sau đó, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cùng đại diện một số bộ, ngành và tỉnh Hà Nam đã thực hiện nghi lễ Tịch điền.
Trong dịp Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn, nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ cũng được tổ chức như: Vật cổ truyền, thi kéo co, thi đấu bóng truyền; biểu diễn trống của đội trống thôn Đọi Tam, vẽ trang trí trâu...
Nhân dịp này, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam trao Bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới tỉnh Hà Nam năm 2018 cho 13 xã của tỉnh./.
Theo các tài liệu lịch sử và truyền miệng trong dân gian, mùa Xuân năm Đinh Hợi, niên hiệu Thiên Phúc thứ 7 (tức năm 987), vua Lê Đại Hành về chân núi Đọi làm Lễ Tịch điền (cày ruộng) đầu tiên trong lịch sử dân tộc, mở ra một trang sử mới cho nền nông nghiệp Việt Nam. Kể từ đó, Lễ hội Tịch điền trở thành một mỹ tục được các triều đại về sau thực hiện một cách thành kính, trang trọng.
Các nghi thức diễn ra tại Lễ hội Tịch điền gồm: Rước trống, rước linh vị vua Lê Đại Hành từ chùa Long Đọi Sơn xuống chân núi và nhập với đoàn rước Thành Hoàng làng cùng tổ nghề trống Đọi Tam dưới chân núi Đọi đoàn rước tiến về khu ruộng mà trước đây vua Lê Đại Hành đã đi cày đầu năm, khuyến khích người dân trồng lúa, chăm lo nông nghiệp. Sau đó là lễ bái yết Thần nông cầu một năm mới mùa màng bội thu, nhân khang vật thịnh.
Phát biểu tại Lễ hội Tịch điền, Phó Thủ tướng, Thường trực Trương Hòa Bình nhấn mạnh, trong hàng nghìn lễ hội truyền thống diễn ra khắp các vùng miền cả nước, Lễ hội Tịch điền của Hà Nam được tổ chức hằng năm đã trở thành nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Lễ hội Tịch điền đã được Nhà nước ghi danh “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”. Đây là lễ hội giàu tính nhân văn, ý nghĩa khuyến nông sâu sắc, thể hiện lòng biết ơn các bậc tiền nhân trong việc khai phá, mở mang ruộng đồng, đề cao tinh thần gần dân, trọng nhà nông, nghề nông “dĩ nông vi bản”, “phi nông bất ổn”. Tiếng trống khai hội xuống đồng rộn ràng cùng với những sá cày thẳng tắp “đánh thức đất đai, khai xuân động thổ” cầu cho năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, người dân được ấm no, hạnh phúc đã trở nên quen thuộc.
Đánh giá cao việc phục dựng, duy trì, tổ chức Lễ hội Tịch điền hàng năm của tỉnh Hà Nam, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cho rằng, đây là việc làm thiết thực, có ý nghĩa tuyên truyền, giáo dục sâu sắc, vừa góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, quản bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, vừa động viên, khích lệ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân...
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ bày tỏ vui mừng khi nền nông nghiệp của Việt Nam đã có bước tiến dài trên con đường phát triển, từ chỗ canh tác, nuôi trồng truyền thống, đến nay nhiều ngành hàng, sản phẩm đã nâng lên thành “nghệ thuật” theo hướng hiện đại. Năm 2018, tăng trưởng toàn ngành đạt trên 3,7%, cao nhất trong 7 năm qua, không những đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn đưa Việt Nam trở thành 1 trong 15 nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới với kim ngạch xuất khẩu ngày càng lớn. Diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới. Cả nước đã có trên 42% số xã và 61 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Để nông nghiệp nông thôn phát triển mạnh mẽ, tiến xa hơn nữa theo tinh thần Nghị quyết XII của Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đề nghị tỉnh Hà Nam cùng với các địa phương trong cả nước, các cấp, các ngành cùng toàn thể nhân dân phát huy tinh thần của Lễ hội Tịch điền, thi đua đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới; tập trung đổi mới tổ chức sản xuất, tăng hợp tác liên kết theo chuỗi với sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn; gắn sản xuất với bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu, sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn; đẩy mạnh cơ giới hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao, công nghệ sạch, thân thiện môi trường; nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản; phấn đấu tăng trưởng toàn ngành nông nghiệp năm 2019 đạt khoảng 3%, xuất khẩu đạt 43 tỷ USD, hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 trước thời hạn, góp phần nâng cao đời sống nông dân, xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp.
Các nghi thức diễn ra tại Lễ hội Tịch điền gồm: Rước trống, rước linh vị vua Lê Đại Hành từ chùa Long Đọi Sơn xuống chân núi và nhập với đoàn rước Thành Hoàng làng cùng tổ nghề trống Đọi Tam dưới chân núi Đọi đoàn rước tiến về khu ruộng mà trước đây vua Lê Đại Hành đã đi cày đầu năm, khuyến khích người dân trồng lúa, chăm lo nông nghiệp. Sau đó là lễ bái yết Thần nông cầu một năm mới mùa màng bội thu, nhân khang vật thịnh.
Đặc biệt, nghi lễ tịch điền đã tái hiện hình ảnh vua Lê Đại Hành bước lên lễ đài khấn cáo vua Lê và Thần Nông, sau đó lão nông này đội mũ Cửu Long, đeo mặt nạ, mặc áo Hoàng bào xuống ruộng đi cày, theo sau vua là đoàn gieo hạt giống bao gồm đỗ xanh, lạc và thóc. Sau đó, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cùng đại diện một số bộ, ngành và tỉnh Hà Nam đã thực hiện nghi lễ Tịch điền.
Trong dịp Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn, nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ cũng được tổ chức như: Vật cổ truyền, thi kéo co, thi đấu bóng truyền; biểu diễn trống của đội trống thôn Đọi Tam, vẽ trang trí trâu...
Nhân dịp này, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam trao Bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới tỉnh Hà Nam năm 2018 cho 13 xã của tỉnh./.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm, chúc Tết tại Vietcombank, HDBank, Vietjet  (11/02/2019)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 04 đến 10-02-2019)  (11/02/2019)
Bắc Ninh: Tạo đột phá cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao  (11/02/2019)
Bắc Ninh: Tạo đột phá cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao  (11/02/2019)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước phát động Tết trồng cây Xuân Kỷ Hợi 2019  (10/02/2019)
Hơn 47.000 lượt người vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh dịp Tết  (10/02/2019)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên