Tháo gỡ vướng mắc Dự án Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc
23:06, ngày 30-01-2019
TCCSĐT - Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác quy hoạch Dự án đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc.
Về thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 (Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000) và Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 các dự án thành phần thuộc dự án Đại học quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc, Thủ tướng yêu cầu Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các văn bản số 464/TB-VPCP ngày 05-10-2017 và số 6113/VPCP-CN ngày 28-6-2018 của Văn phòng Chính phủ.
Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung Viện Trần Nhân Tông và Trường Đại học Việt Nhật vào Đề án quy hoạch tổng thể xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức lập điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 (Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000) Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc để bổ sung Viện Trần Nhân Tông, trình Bộ Xây dựng thẩm định, phê duyệt, bảo đảm đúng mục tiêu phát triển, tiết kiệm đất theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 464/TB-VPCP ngày 05-10-2017.
Thủ tướng Chính phủ đồng ý Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức lập Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 và triển khai đầu tư xây dựng các Viện và Trung tâm nghiên cứu của Đại học quốc gia Hà Nội trên khu đất VNC2 thuộc khu các cơ sở nghiên cứu cao cấp quốc gia theo quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm đúng quy định pháp luật.
Đề án quy hoạch tổng thể xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2013 với mục tiêu Đại học Quốc gia Hà Nội là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học đa ngành, liên ngành với hệ thống hoàn chỉnh các trường, các viện nghiên cứu, các đơn vị thực nghiệm...; bảo đảm sự gắn kết giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; đồng thời là một trung tâm văn hóa, một đầu mối giao lưu khoa học và văn hóa có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam...
Thủ tướng trả lời chất vấn về cấp phép, quản lý phế liệu nhập khẩu
Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản trả lời chất vấn Đại biểu Quốc hội Trần Văn Minh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh về việc cấp phép, quản lý phế liệu nhập khẩu, kết quả xử lý số phế liệu nhập khẩu tồn lưu.
Trả lời chất vấn trên, Thủ tướng Chính phủ cho biết, trong những năm qua, xuất phát từ thực tế do nguồn nguyên liệu, phế liệu trong nước không đủ để đáp ứng nhu cầu của một số ngành sản xuất nên việc nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài về Việt Nam làm nguyên liệu sản xuất là một nhu cầu thực tế, phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định của pháp luật Việt Nam.
Công tác quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, hải quan, chất lượng sản phẩm hàng hóa, khoa học và công nghệ, giao thông vận tải, ngoại thương... Do vậy, việc quản lý phế liệu nhập khẩu có sự tham gia của nhiều bộ, ngành như các Bộ: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Giao thông vận tải, Công an, Quốc phòng, Khoa học và Công nghệ,... cùng với các cơ quan chuyên môn của địa phương.
Thời gian qua, tại các cảng biển của Việt Nam đã xảy ra tình trạng tồn đọng các container phế liệu, tác động xấu đến hoạt động của các ngành sản xuất cũng như nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đối với nước ta.
Để giải quyết các vấn đề bất cập trong nhập khẩu phế liệu, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã khẩn trương, quyết liệt chỉ đạo, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.
Cụ thể, ngày 25-7-2018, Thường trực Chính phủ đã họp về công tác quản lý môi trường trong hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, trong đó yêu cầu các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Công Thương, Giao thông vận tải và UBND các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bà Rịa-Vũng Tàu (là các địa phương có cảng biển có số lượng lớn phế liệu tồn đọng) thực hiện kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong việc để xảy ra tình trạng tồn đọng tại các cảng biển; tăng cường phối hợp để kiểm soát chặt chẽ, tốt hơn việc nhập khẩu phế liệu trong thời gian tới, không để Việt Nam trở thành bãi thải, ảnh hưởng tới môi trường sống và uy tín của Việt Nam.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; đánh giá toàn diện công tác cấp Giấy chứng nhận/Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
Bộ Tài chính chỉ đạo cơ quan Hải quan tập trung lực lượng cho thông quan nhanh các lô hàng phế liệu nhập khẩu của tổ chức, cá nhân đã có Giấy chứng nhận/Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất còn hiệu lực và hạn ngạch nhập khẩu.
Bộ Công Thương rà soát, áp dụng hoặc đề xuất áp dụng biện pháp tạm ngừng hoạt động tạm nhập, tái xuất, quá cảnh, trung chuyển hàng hóa là phế liệu vào lãnh thổ Việt Nam phù hợp với tình hình thực tế.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các làng nghề tái chế phế liệu; cương quyết đình chỉ, không cho phép hoạt động đối với các làng nghề tái chế gây ô nhiễm môi trường; ngăn chặn việc đưa phế liệu nhập khẩu vào các cơ sở tái chế, sản xuất chưa được cấp Giấy chứng nhận/Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu tại các làng nghề.
Bộ Tài chính áp dụng biện pháp ngăn chặn từ xa, không cho dỡ hàng xuống cảng đối với các lô hàng phế liệu khai báo tên người nhận hàng không thuộc danh sách tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất hoặc đã được cấp nhưng hết hiệu lực, hết hạn ngạch còn được phép nhập khẩu và chưa thực hiện ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
Thủ tướng Chính phủ cũng cho biết, tính đến tháng 12-2018, tổng lượng container có tên khai báo trên Emanifest là phế liệu đang lưu giữ tại cảng biển gồm 18.861 container. Trong đó, lượng container lưu giữ dưới 30 ngày kể từ ngày đến cửa khẩu là 7.815 container, lượng container lưu giữ từ 30 - 90 ngày kể từ ngày đến cửa khẩu là 1.751 container, cơ quan hải quan đang phối hợp với các hãng tàu để thông báo, mời các doanh nghiệp đến làm thủ tục hải quan theo quy định.
Đối với các container hàng hóa tồn đọng quá 90 ngày kể từ ngày đến cửa khẩu, sau khi hết thời gian thông báo tìm chủ hàng, cơ quan hải quan đã thực hiện kiểm kê phân loại hàng hóa.
Đối với các container hàng hóa tồn đọng quá 90 ngày kể từ ngày đến cửa khẩu không có người đến nhận, sau khi thực hiện kiểm kê, phân loại và xác định được hàng hóa là chất thải, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, cơ quan hải quan kiên quyết yêu cầu hãng tàu vận chuyển hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật liên quan đến xử lý hàng hóa tồn đọng.
Phát triển vật liệu xây dựng phục vụ các công trình ven biển và hải đảo
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển vật liệu xây dựng phục vụ các công trình ven biển và hải đảo đến năm 2025 với mục tiêu Phát triển đa dạng các loại vật liệu xây dựng cơ bản đáp ứng yêu cầu xây dựng các công trình ven biển và hải đảo.
Theo đề án, phát triển các loại vật liệu xây dựng phục vụ cho các công trình ven biển và hải đảo góp phần phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm an ninh quốc phòng; bảo vệ tài nguyên môi trường biển, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung Viện Trần Nhân Tông và Trường Đại học Việt Nhật vào Đề án quy hoạch tổng thể xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức lập điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 (Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000) Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc để bổ sung Viện Trần Nhân Tông, trình Bộ Xây dựng thẩm định, phê duyệt, bảo đảm đúng mục tiêu phát triển, tiết kiệm đất theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 464/TB-VPCP ngày 05-10-2017.
Thủ tướng Chính phủ đồng ý Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức lập Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 và triển khai đầu tư xây dựng các Viện và Trung tâm nghiên cứu của Đại học quốc gia Hà Nội trên khu đất VNC2 thuộc khu các cơ sở nghiên cứu cao cấp quốc gia theo quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm đúng quy định pháp luật.
Đề án quy hoạch tổng thể xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2013 với mục tiêu Đại học Quốc gia Hà Nội là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học đa ngành, liên ngành với hệ thống hoàn chỉnh các trường, các viện nghiên cứu, các đơn vị thực nghiệm...; bảo đảm sự gắn kết giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; đồng thời là một trung tâm văn hóa, một đầu mối giao lưu khoa học và văn hóa có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam...
Thủ tướng trả lời chất vấn về cấp phép, quản lý phế liệu nhập khẩu
Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản trả lời chất vấn Đại biểu Quốc hội Trần Văn Minh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh về việc cấp phép, quản lý phế liệu nhập khẩu, kết quả xử lý số phế liệu nhập khẩu tồn lưu.
Trả lời chất vấn trên, Thủ tướng Chính phủ cho biết, trong những năm qua, xuất phát từ thực tế do nguồn nguyên liệu, phế liệu trong nước không đủ để đáp ứng nhu cầu của một số ngành sản xuất nên việc nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài về Việt Nam làm nguyên liệu sản xuất là một nhu cầu thực tế, phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định của pháp luật Việt Nam.
Công tác quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, hải quan, chất lượng sản phẩm hàng hóa, khoa học và công nghệ, giao thông vận tải, ngoại thương... Do vậy, việc quản lý phế liệu nhập khẩu có sự tham gia của nhiều bộ, ngành như các Bộ: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Giao thông vận tải, Công an, Quốc phòng, Khoa học và Công nghệ,... cùng với các cơ quan chuyên môn của địa phương.
Thời gian qua, tại các cảng biển của Việt Nam đã xảy ra tình trạng tồn đọng các container phế liệu, tác động xấu đến hoạt động của các ngành sản xuất cũng như nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đối với nước ta.
Để giải quyết các vấn đề bất cập trong nhập khẩu phế liệu, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã khẩn trương, quyết liệt chỉ đạo, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.
Cụ thể, ngày 25-7-2018, Thường trực Chính phủ đã họp về công tác quản lý môi trường trong hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, trong đó yêu cầu các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Công Thương, Giao thông vận tải và UBND các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bà Rịa-Vũng Tàu (là các địa phương có cảng biển có số lượng lớn phế liệu tồn đọng) thực hiện kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong việc để xảy ra tình trạng tồn đọng tại các cảng biển; tăng cường phối hợp để kiểm soát chặt chẽ, tốt hơn việc nhập khẩu phế liệu trong thời gian tới, không để Việt Nam trở thành bãi thải, ảnh hưởng tới môi trường sống và uy tín của Việt Nam.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; đánh giá toàn diện công tác cấp Giấy chứng nhận/Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
Bộ Tài chính chỉ đạo cơ quan Hải quan tập trung lực lượng cho thông quan nhanh các lô hàng phế liệu nhập khẩu của tổ chức, cá nhân đã có Giấy chứng nhận/Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất còn hiệu lực và hạn ngạch nhập khẩu.
Bộ Công Thương rà soát, áp dụng hoặc đề xuất áp dụng biện pháp tạm ngừng hoạt động tạm nhập, tái xuất, quá cảnh, trung chuyển hàng hóa là phế liệu vào lãnh thổ Việt Nam phù hợp với tình hình thực tế.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các làng nghề tái chế phế liệu; cương quyết đình chỉ, không cho phép hoạt động đối với các làng nghề tái chế gây ô nhiễm môi trường; ngăn chặn việc đưa phế liệu nhập khẩu vào các cơ sở tái chế, sản xuất chưa được cấp Giấy chứng nhận/Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu tại các làng nghề.
Bộ Tài chính áp dụng biện pháp ngăn chặn từ xa, không cho dỡ hàng xuống cảng đối với các lô hàng phế liệu khai báo tên người nhận hàng không thuộc danh sách tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất hoặc đã được cấp nhưng hết hiệu lực, hết hạn ngạch còn được phép nhập khẩu và chưa thực hiện ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
Thủ tướng Chính phủ cũng cho biết, tính đến tháng 12-2018, tổng lượng container có tên khai báo trên Emanifest là phế liệu đang lưu giữ tại cảng biển gồm 18.861 container. Trong đó, lượng container lưu giữ dưới 30 ngày kể từ ngày đến cửa khẩu là 7.815 container, lượng container lưu giữ từ 30 - 90 ngày kể từ ngày đến cửa khẩu là 1.751 container, cơ quan hải quan đang phối hợp với các hãng tàu để thông báo, mời các doanh nghiệp đến làm thủ tục hải quan theo quy định.
Đối với các container hàng hóa tồn đọng quá 90 ngày kể từ ngày đến cửa khẩu, sau khi hết thời gian thông báo tìm chủ hàng, cơ quan hải quan đã thực hiện kiểm kê phân loại hàng hóa.
Đối với các container hàng hóa tồn đọng quá 90 ngày kể từ ngày đến cửa khẩu không có người đến nhận, sau khi thực hiện kiểm kê, phân loại và xác định được hàng hóa là chất thải, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, cơ quan hải quan kiên quyết yêu cầu hãng tàu vận chuyển hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật liên quan đến xử lý hàng hóa tồn đọng.
Phát triển vật liệu xây dựng phục vụ các công trình ven biển và hải đảo
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển vật liệu xây dựng phục vụ các công trình ven biển và hải đảo đến năm 2025 với mục tiêu Phát triển đa dạng các loại vật liệu xây dựng cơ bản đáp ứng yêu cầu xây dựng các công trình ven biển và hải đảo.
Theo đề án, phát triển các loại vật liệu xây dựng phục vụ cho các công trình ven biển và hải đảo góp phần phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm an ninh quốc phòng; bảo vệ tài nguyên môi trường biển, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Đồng thời phát triển các loại vật liệu thân thiện với môi trường, vật liệu không nung, vật liệu mới trên cơ sở sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả, chú trọng sử dụng vật liệu tại chỗ, các loại chất thải tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, phân bón, hóa chất làm vật liệu xây dựng, san lấp phù hợp với điều kiện môi trường biển, bảo đảm không phá vỡ môi trường, cảnh quan, hệ sinh thái biển và hải đảo.
Bên cạnh đó đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ tiên tiến hiện đại, đầu tư sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng đáp ứng nhu cầu phát triển vật liệu xây dựng phục vụ cho các công trình ven biển và hải đảo; huy động mọi nguồn lực tham gia nghiên cứu khoa học và đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng phục vụ cho các công trình ven biển và hải đảo; phát triển các cơ sở sản xuất quy mô công nghiệp, các cơ sở sản xuất tại chỗ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các công trình ven biển và hải đảo.
Mục tiêu cụ thể của Đề án nhằm phát triển đa dạng các chủng loại xi măng có tính năng chịu được trong môi trường khí hậu biển phục vụ cho các công trình xây dựng ven biển và hải đảo như: xi măng bền sun phát, xi măng xỉ, phụ gia cho xi măng chịu nước biển...
Phát triển đa dạng các chủng loại bê tông cường độ cao (HSC), bê tông chất lượng siêu cao (UHPC), bê tông nhẹ, bê tông đóng rắn nhanh cường độ cao, bê tông geopolymer, bê tông cốt sợi..., bê tông có tính năng chịu được trong môi trường biển; đẩy mạnh sử dụng bê tông cốt sợi phi kim thay thế cốt thép; các loại phụ gia dùng cho bê tông sử dụng cát biển và nước biển.
Đầu tư sản xuất cát nghiền chịu môi trường biển để chế tạo bê tông, vữa trộn sẵn; sản xuất cấu kiện xây dựng sử dụng cát nghiền phục vụ nhu cầu xây dựng công trình ven biển và hải đảo nhằm hạn chế khai thác cát xây dựng khai thác từ sông, suối; đầu tư cơ sở tuyển rửa, chế biến và sử dụng nguồn cát biển, cát nhiễm mặn làm vật liệu xây dựng phục vụ nhu cầu xây dựng công trình ven biển và hải đảo; sản xuất phát triển các loại phụ gia sử dụng cát biển, nước biển nhằm thay thế cát xây dựng khai thác từ sông, suối, lòng sông.
Phát triển các loại vật liệu mới gồm: sơn thế hệ mới chống ăn mòn cho kết cấu thép và sơn xây dựng chịu ăn mòn trong môi trường biển; cốt sợi basalt, sợi thủy tinh, sợi khoáng khác, sợi polime, vật liệu siêu bền thay thế thép chịu ăn mòn, chống xâm thực phục vụ cho các công trình xây dựng ven biển và hải đảo; nghiên cứu, sản xuất các loại kết cấu thép, phụ kiện kim loại không gỉ, chống ăn mòn phục vụ cho các công trình yêu cầu thi công lắp ghép nhanh các công trình ven biển và hải đảo.
Tăng cường đầu tư xử lý, sử dụng chất thải công nghiệp tro, xỉ, thạch cao của ngành công nghiệp, hóa chất, phân bón và chất thải của ngành công nghiệp khai thác làm nguyên liệu sản xuất các cấu kiện xây dựng, làm vật liệu san lấp; sử dụng vật chất thu hồi từ nạo vét từ cửa biển, cảng biển cho các công trình ven biển và hải đảo để làm vật liệu san lấp và vật liệu xây dựng tại chỗ nhằm vừa tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường./.
Bên cạnh đó đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ tiên tiến hiện đại, đầu tư sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng đáp ứng nhu cầu phát triển vật liệu xây dựng phục vụ cho các công trình ven biển và hải đảo; huy động mọi nguồn lực tham gia nghiên cứu khoa học và đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng phục vụ cho các công trình ven biển và hải đảo; phát triển các cơ sở sản xuất quy mô công nghiệp, các cơ sở sản xuất tại chỗ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các công trình ven biển và hải đảo.
Mục tiêu cụ thể của Đề án nhằm phát triển đa dạng các chủng loại xi măng có tính năng chịu được trong môi trường khí hậu biển phục vụ cho các công trình xây dựng ven biển và hải đảo như: xi măng bền sun phát, xi măng xỉ, phụ gia cho xi măng chịu nước biển...
Phát triển đa dạng các chủng loại bê tông cường độ cao (HSC), bê tông chất lượng siêu cao (UHPC), bê tông nhẹ, bê tông đóng rắn nhanh cường độ cao, bê tông geopolymer, bê tông cốt sợi..., bê tông có tính năng chịu được trong môi trường biển; đẩy mạnh sử dụng bê tông cốt sợi phi kim thay thế cốt thép; các loại phụ gia dùng cho bê tông sử dụng cát biển và nước biển.
Đầu tư sản xuất cát nghiền chịu môi trường biển để chế tạo bê tông, vữa trộn sẵn; sản xuất cấu kiện xây dựng sử dụng cát nghiền phục vụ nhu cầu xây dựng công trình ven biển và hải đảo nhằm hạn chế khai thác cát xây dựng khai thác từ sông, suối; đầu tư cơ sở tuyển rửa, chế biến và sử dụng nguồn cát biển, cát nhiễm mặn làm vật liệu xây dựng phục vụ nhu cầu xây dựng công trình ven biển và hải đảo; sản xuất phát triển các loại phụ gia sử dụng cát biển, nước biển nhằm thay thế cát xây dựng khai thác từ sông, suối, lòng sông.
Phát triển các loại vật liệu mới gồm: sơn thế hệ mới chống ăn mòn cho kết cấu thép và sơn xây dựng chịu ăn mòn trong môi trường biển; cốt sợi basalt, sợi thủy tinh, sợi khoáng khác, sợi polime, vật liệu siêu bền thay thế thép chịu ăn mòn, chống xâm thực phục vụ cho các công trình xây dựng ven biển và hải đảo; nghiên cứu, sản xuất các loại kết cấu thép, phụ kiện kim loại không gỉ, chống ăn mòn phục vụ cho các công trình yêu cầu thi công lắp ghép nhanh các công trình ven biển và hải đảo.
Tăng cường đầu tư xử lý, sử dụng chất thải công nghiệp tro, xỉ, thạch cao của ngành công nghiệp, hóa chất, phân bón và chất thải của ngành công nghiệp khai thác làm nguyên liệu sản xuất các cấu kiện xây dựng, làm vật liệu san lấp; sử dụng vật chất thu hồi từ nạo vét từ cửa biển, cảng biển cho các công trình ven biển và hải đảo để làm vật liệu san lấp và vật liệu xây dựng tại chỗ nhằm vừa tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường./.
Điều gì trong cục diện thế giới đón đợi chúng ta trong năm 2019?  (30/01/2019)
Thủ tướng thăm, chúc Tết công nhân lao động tại Hải Phòng  (30/01/2019)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 21 đến 27-01-2019)  (30/01/2019)
Tập đoàn dầu khí Việt Nam nộp ngân sách nhà nước 8,2 nghìn tỷ đồng ngay tháng đầu năm 2019  (30/01/2019)
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện CPTPP  (30/01/2019)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên