Đánh giá thực trạng hoạt động cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
14:53, ngày 31-12-2018
TCCSĐT - Phạm vi hoạt động của các nhà cung ứng khoa học, công nghệ ngày càng được mở rộng. Họ không còn là người tìm kiếm những công trình hay những khách hàng thích hợp, kết nối cung và cầu công nghệ, mà trở thành đối tác của các ngân hàng, các quỹ đầu tư, tạo điều kiện tìm kiếm những khoản tín dụng, nhận giữ tiền đặt cọc, tiền trả trước...
Dịch vụ khoa học công nghệ và cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ
Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy. (Luật Khoa học công nghệ 2013).
Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm. (Luật Khoa học công nghệ 2013).
Dịch vụ khoa học và công nghệ là hoạt động phục vụ, hỗ trợ kỹ thuật cho việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, an toàn bức xạ, hạt nhân và năng lượng nguyên tử; dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội. (Luật Khoa học công nghệ 2013)
Như vậy, cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.
Về bản chất, dịch vụ khoa học công nghệ cũng là sản phẩm được tạo ra để thỏa mãn nhu cầu của con người. Khi sử dụng dịch vụ, người sử dụng phải trả một khoản tiền nhất định, tức là dịch vụ cũng có giá trị và giá trị sử dụng như là hàng hóa. Chỉ có điều, dịch vụ là sản phẩm hàng hóa vô hình, người sử dụng không chỉ sở hữu dịch vụ mà còn được hưởng những tiện ích từ dịch vụ mang lại. Việc sản xuất ra dịch vụ gắn liền với tiêu dùng dịch vụ, tức là không lưu kho, lưu bãi, vận chuyển,… Do vậy, dịch vụ cũng là hàng hóa nhưng là hàng hóa vô hình.
Cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, về chủ thể tham gia vào quan hệ cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ có hai chủ thể: bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ. Bên sử dụng dịch vụ có thể là cá nhân hoặc tổ chức, có nhu cầu sử dụng dịch vụ khoa học công nghệ của bên cung ứng dịch vụ.
Thứ hai, về đối tượng hướng tới của các bên tham gia quan hệ cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ. Bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện công việc mà bên sử dụng dịch vụ yêu cầu, còn bên sử dụng dịch vụ được hưởng những lợi ích từ việc thực hiện dịch vụ. Do vậy, đối tượng của quan hệ cung ứng dịch vụ khác với đối tượng của quan hệ mua bán hàng hóa; bởi vì quan hệ mua bán hàng hóa hướng tới đối tượng là hàng hóa hữu hình có thể nhìn thấy. Còn quan hệ cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ hướng tới đối tượng hàng hóa vô hình hay thực hiện, không thực hiện công việc nhất định.
Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm. (Luật Khoa học công nghệ 2013).
Dịch vụ khoa học và công nghệ là hoạt động phục vụ, hỗ trợ kỹ thuật cho việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, an toàn bức xạ, hạt nhân và năng lượng nguyên tử; dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội. (Luật Khoa học công nghệ 2013)
Như vậy, cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.
Về bản chất, dịch vụ khoa học công nghệ cũng là sản phẩm được tạo ra để thỏa mãn nhu cầu của con người. Khi sử dụng dịch vụ, người sử dụng phải trả một khoản tiền nhất định, tức là dịch vụ cũng có giá trị và giá trị sử dụng như là hàng hóa. Chỉ có điều, dịch vụ là sản phẩm hàng hóa vô hình, người sử dụng không chỉ sở hữu dịch vụ mà còn được hưởng những tiện ích từ dịch vụ mang lại. Việc sản xuất ra dịch vụ gắn liền với tiêu dùng dịch vụ, tức là không lưu kho, lưu bãi, vận chuyển,… Do vậy, dịch vụ cũng là hàng hóa nhưng là hàng hóa vô hình.
Cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, về chủ thể tham gia vào quan hệ cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ có hai chủ thể: bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ. Bên sử dụng dịch vụ có thể là cá nhân hoặc tổ chức, có nhu cầu sử dụng dịch vụ khoa học công nghệ của bên cung ứng dịch vụ.
Thứ hai, về đối tượng hướng tới của các bên tham gia quan hệ cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ. Bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện công việc mà bên sử dụng dịch vụ yêu cầu, còn bên sử dụng dịch vụ được hưởng những lợi ích từ việc thực hiện dịch vụ. Do vậy, đối tượng của quan hệ cung ứng dịch vụ khác với đối tượng của quan hệ mua bán hàng hóa; bởi vì quan hệ mua bán hàng hóa hướng tới đối tượng là hàng hóa hữu hình có thể nhìn thấy. Còn quan hệ cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ hướng tới đối tượng hàng hóa vô hình hay thực hiện, không thực hiện công việc nhất định.
Thứ ba, về hình thức của quan hệ cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ. Quan hệ cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ được xác lập dưới hình thức hợp đồng hoặc thỏa thuận hợp tác, chuyển giao giữa các bên. Tùy thuộc vào loại hình dịch vụ khoa học công nghệ được cung ứng mà hợp đồng cung ứng dịch vụ có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Dù dưới hình thức nào, hợp đồng cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ cũng thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên về các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ việc thực hiện một công việc cụ thể theo yêu cầu.
Xuất phát từ đặc tính khoa học công nghệ là hàng hóa chất xám. Các dịch vụ cung ứng đóng vai trò rất quan trọng trong việc thương mại loại hàng hóa này. Đặc biệt là những dịch vụ cơ bản như thông tin công nghệ, tư vấn chuyển giao công nghệ, đánh giá định giá công nghệ. Các dịch vụ cung ứng trên thị trường khoa học và công nghệ phát triển chuyên nghiệp sẽ góp phần thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ bền vững, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Căn cứ vào nội hàm dịch vụ khoa học và công nghệ, cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ bao gồm các hình thức sau:
(i) Cung ứng các dịch vụ khoa học và công nghệ của thư viện, lưu trữ, trung tâm thông tin và tư liệu, các đơn vị tra cứu, trung tâm hội nghị khoa học, ngân hàng dữ liệu và các cơ quan xử lý thông tin.
(ii) Cung ứng các dịch vụ khoa học và công nghệ của các viện bảo tàng khoa học và/hoặc công nghệ, vườn thực vật và vườn thú và các bộ sưu tập khoa học khác (nhân chủng học, khảo cổ học, địa chất….).
(iii) Công việc có tính hệ thống về dịch thuật, hiệu đính các loại sách và tạp chí khoa học và công nghệ (trừ sách giáo khoa phổ thông và giáo trình đại học).
(iv) Các cuộc điều tra về địa hình, địa chất và thủy văn; các quan trắc thường xuyên về thiên văn, khí tượng, địa chấn; điều tra về thổ nhưỡng và thực vật, các nguồn tài nguyên hoang dã; kiểm tra đất, nước, không khí; kiểm tra thường nhật và quan trắc mức phóng xạ.
(v) Điều tra thăm dò và các công việc liên quan nhằm định vị và xác định tài nguyên khoáng sản, dầu mỏ.
(vi) Thu thập thông tin về nhân loại, các hiện tượng xã hội, kinh tế và văn hóa, tập hợp những thông tin thống kê thường ngày như điều tra dân số, thống kê sản lượng, phân phối và tiêu thụ, nghiên cứu thị trường, thống kê xã hội và văn hóa, v.v.
(vii) Kiểm định, tiêu chuẩn hóa, đo lường và kiểm soát chất lượng: công việc thường xuyên về phân tích, kiểm tra, kiểm nghiệm bằng những biện pháp được công nhận các vật liệu, sản phẩm, thiết bị và quy trình, cùng với việc thiết lập và duy trì các tiêu chuẩn và chuẩn đo lường.
(viii) Tư vấn khách hàng, các bộ phận khác của tổ chức hoặc người dùng độc lập, được thiết kế để giúp họ tận dụng thông tin khoa học, công nghệ và quản lý,
(ix) Các hoạt động liên quan đến bằng sáng chế và li xăng: công việc có tính hệ thống có bản chất khoa học, luật pháp và hành chính về bằng sáng chế và li xăng của các cơ quan nhà nước tiến hành.
Sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ khiến khoa học ngày càng mang dáng dấp của một ngành kinh tế. Cùng với việc gắn kết khoa học với sản xuất, các doanh nghiệp Việt Nam đã tạo được những thay đổi sâu sắc trong việc cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ, đòi hỏi trách nhiệm và sự hỗ trợ cụ thể của quản lý nhà nước. Vai trò nhà nước không chỉ ở chỗ ban bổ chính sách mà quan trọng là hỗ trợ điều hành tác nghiệp, điều tra tạo lập thị trường cung ứng một loại hình dịch vụ đặc biệt - dịch vụ khoa học công nghệ .
Cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ tại Việt Nam
Với mục tiêu phát triển trong nền kinh tế thị trường toàn cầu và quan niệm “khoa học sử dụng tiền để tạo ra tri thức, còn công nghệ thì sử dụng tri thức để tạo ra tiền”, Đảng và Chính phủ đã chủ trương phát triển mạnh khoa học và đẩy nhanh ứng dụng công nghệ tiên tiến vào công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng đã khẳng định:“khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, bảo vệ tài nguyên và môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nên kinh tế”.
Trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020, Chính phủ cũng đã khẳng định: Phát triển khoa học công nghệ thực sự là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững”. Theo đó, Chính phủ hướng trọng tâm thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ: nâng cao năng lực, đổi mới cơ chế quản lý, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ.
Luật Khoa học - Công nghệ được Quốc hội thông qua năm 2013 đã trở thành khung pháp lý cao nhất và tổng hợp nhất cho hoạt động khoa học và công nghệ. Luật Công nghệ cao được Quốc hội thông qua ngày 13-11-2008, tiếp theo là Luật Sở hữu trí tuệ; Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật Chuyển giao công nghệ; Luật Chất lượng sản phẩm và hàng hoá,... tạo nên một hệ thống pháp luật về khoa học công nghệ tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ, xác lập môi trường pháp lý thuận lợi cho các thành phần xã hội tham gia hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ nói chung và cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ nói riêng.
Nhìn chung, hoạt động cung ứng dịch vụ khoa học và công nghệ ở Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, bởi đã tận dụng khá nhiều các cơ hội của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại. Điều này được thể hiện cụ thể trong quy mô và tốc độ phát triển của thị trường khoa học và công nghệ nước ta trong vài năm trở lại đây:
(i) Cung ứng các dịch vụ khoa học và công nghệ của thư viện, lưu trữ, trung tâm thông tin và tư liệu, các đơn vị tra cứu, trung tâm hội nghị khoa học, ngân hàng dữ liệu và các cơ quan xử lý thông tin.
(ii) Cung ứng các dịch vụ khoa học và công nghệ của các viện bảo tàng khoa học và/hoặc công nghệ, vườn thực vật và vườn thú và các bộ sưu tập khoa học khác (nhân chủng học, khảo cổ học, địa chất….).
(iii) Công việc có tính hệ thống về dịch thuật, hiệu đính các loại sách và tạp chí khoa học và công nghệ (trừ sách giáo khoa phổ thông và giáo trình đại học).
(iv) Các cuộc điều tra về địa hình, địa chất và thủy văn; các quan trắc thường xuyên về thiên văn, khí tượng, địa chấn; điều tra về thổ nhưỡng và thực vật, các nguồn tài nguyên hoang dã; kiểm tra đất, nước, không khí; kiểm tra thường nhật và quan trắc mức phóng xạ.
(v) Điều tra thăm dò và các công việc liên quan nhằm định vị và xác định tài nguyên khoáng sản, dầu mỏ.
(vi) Thu thập thông tin về nhân loại, các hiện tượng xã hội, kinh tế và văn hóa, tập hợp những thông tin thống kê thường ngày như điều tra dân số, thống kê sản lượng, phân phối và tiêu thụ, nghiên cứu thị trường, thống kê xã hội và văn hóa, v.v.
(vii) Kiểm định, tiêu chuẩn hóa, đo lường và kiểm soát chất lượng: công việc thường xuyên về phân tích, kiểm tra, kiểm nghiệm bằng những biện pháp được công nhận các vật liệu, sản phẩm, thiết bị và quy trình, cùng với việc thiết lập và duy trì các tiêu chuẩn và chuẩn đo lường.
(viii) Tư vấn khách hàng, các bộ phận khác của tổ chức hoặc người dùng độc lập, được thiết kế để giúp họ tận dụng thông tin khoa học, công nghệ và quản lý,
(ix) Các hoạt động liên quan đến bằng sáng chế và li xăng: công việc có tính hệ thống có bản chất khoa học, luật pháp và hành chính về bằng sáng chế và li xăng của các cơ quan nhà nước tiến hành.
Sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ khiến khoa học ngày càng mang dáng dấp của một ngành kinh tế. Cùng với việc gắn kết khoa học với sản xuất, các doanh nghiệp Việt Nam đã tạo được những thay đổi sâu sắc trong việc cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ, đòi hỏi trách nhiệm và sự hỗ trợ cụ thể của quản lý nhà nước. Vai trò nhà nước không chỉ ở chỗ ban bổ chính sách mà quan trọng là hỗ trợ điều hành tác nghiệp, điều tra tạo lập thị trường cung ứng một loại hình dịch vụ đặc biệt - dịch vụ khoa học công nghệ .
Cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ tại Việt Nam
Với mục tiêu phát triển trong nền kinh tế thị trường toàn cầu và quan niệm “khoa học sử dụng tiền để tạo ra tri thức, còn công nghệ thì sử dụng tri thức để tạo ra tiền”, Đảng và Chính phủ đã chủ trương phát triển mạnh khoa học và đẩy nhanh ứng dụng công nghệ tiên tiến vào công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng đã khẳng định:“khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, bảo vệ tài nguyên và môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nên kinh tế”.
Trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020, Chính phủ cũng đã khẳng định: Phát triển khoa học công nghệ thực sự là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững”. Theo đó, Chính phủ hướng trọng tâm thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ: nâng cao năng lực, đổi mới cơ chế quản lý, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ.
Luật Khoa học - Công nghệ được Quốc hội thông qua năm 2013 đã trở thành khung pháp lý cao nhất và tổng hợp nhất cho hoạt động khoa học và công nghệ. Luật Công nghệ cao được Quốc hội thông qua ngày 13-11-2008, tiếp theo là Luật Sở hữu trí tuệ; Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật Chuyển giao công nghệ; Luật Chất lượng sản phẩm và hàng hoá,... tạo nên một hệ thống pháp luật về khoa học công nghệ tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ, xác lập môi trường pháp lý thuận lợi cho các thành phần xã hội tham gia hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ nói chung và cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ nói riêng.
Nhìn chung, hoạt động cung ứng dịch vụ khoa học và công nghệ ở Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, bởi đã tận dụng khá nhiều các cơ hội của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại. Điều này được thể hiện cụ thể trong quy mô và tốc độ phát triển của thị trường khoa học và công nghệ nước ta trong vài năm trở lại đây:
Thứ nhất, số lượng sản phẩm khoa học và công nghệ được đưa vào cung ứng có chiều hướng gia tăng; các hình thức giao dịch trên thị trường cung ứng dịch vụ khoa học và công nghệ theo đó cũng đa dạng hơn, gồm có: giao dịch mua, bản quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, giao dịch chuyển giao công nghệ là các thiết bị, máy móc, công nghệ thuần tuý giữa các chủ thể tham gia thị trường...
Thứ hai, thị trường trong nước đã hình thành nhiều loại cung ứng dịch vụ khoa học và công nghệ (điển hình như: kiểm định mẫu nguyên liệu và sản phẩm, giám định các sản phẩm khoa học và công nghệ, pháp lý về sở hữu công nghệ và chuyển giao công nghệ, dịch vụ tài chính), bước đầu đáp ứng nhu cầu cung cấp các sản phẩm khoa học và công nghệ trên thị truờng khoa học và công nghệ. Theo hướng gắn nghiên cứu với sản xuất, không chỉ sản phẩm công nghệ mà ngay cả sản phẩm nghiên cứu khoa học cũng đã trở thành hàng hóa; tính chất hàng hóa và quan hệ thị trường của sản phẩm nghiên cứu được xác định bởi nhu cầu từ phía doanh nghiệp và những nguồn sản phẩm khoa học mang tính thị trường.
Thứ ba, số lượng các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ khoa học và công nghệ cũng đã có những chuyển biến về cả chất lẫn lượng. Theo báo cáo của Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ: tính đến tháng 8-2017, cả nước có 303 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ, tăng 69 đơn vị so với cùng kỳ năm trước, trong đó, chủ yếu là công nghệ sinh học (47,5%), công nghệ tự động hóa (25%), công nghệ vật liệu mới (15%).
Bên cạnh những yếu tố thuận lợi, hoạt động cung ứng dịch vụ khoa học và công nghệ của nước ta còn tồn tại một số hạn chế nhất định:
Một là, so với nhu cầu phát triển của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, giá trị và lượng hàng hóa khoa học và công nghệ được cung ứng, được giao dịch ở nước ta hiện nay chưa nhiều, còn lạc hậu và chưa theo kịp đà phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) trong Báo cáo Cạnh tranh toàn cầu 2015-2016 đã xếp năng lực cạnh tranh về công nghệ, Việt Nam xếp thứ 79, với 3,12 điểm. Trong khi đó Malaysia: 4,41 điểm; Thái Lan: 3,37 điểm; Philipines: 3,26 điểm. Tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam còn rất thấp (chỉ chiếm 7% tổng lượng hàng xuất khẩu), trong khi con số này là 27% với Trung Quốc, 30% với Thái Lan, 54% với Singapore và 58% với Malaysia. Trong các nước ASEAN, nhóm ngành công nghệ cao của Việt Nam chỉ chiếm 21% tổng sản phẩm sản xuất, con số này của Thái Lan gấp chúng ta 1,5 lần, Malaysia gấp 2,5 lần, Singapore gấp 3,5 lần.
Hai là, hội nhập kinh tế quốc tế chưa thực sự tạo ra những động lực lớn, để hình thành nên doanh nghiệp cung ứng dịch vụ khoa học và công nghệ đủ năng lực, tầm vóc, trong khi sức ép cạnh tranh quốc tế ngày lại càng tăng.
Ba là, mặc dù chất lượng phát triển thị trường khoa học và công nghệ đã tăng lên nhưng hoạt động cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ vẫn chưa theo kịp, so với yêu cầu đặt ra thì vẫn còn nhiều bất cập.
Bốn là, thị trường khoa học và công nghệ ở nước ta vẫn ở trình độ thấp, các yếu tố cấu thành thị trường chưa phát triển đồng bộ; năng lực của nhiều chủ thể trên thị trường khoa học và công nghệ còn hạn chế, chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của nền kinh tế nước ta trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Kéo theo đó là dịch vụ cung ứng khoa học công nghệ chưa có được nhứng “hàng hoá” có chất lượng cao để cung cấp cho khách hàng và tạo ra chuỗi ra giá trị hiệu quả.
Thứ hai, thị trường trong nước đã hình thành nhiều loại cung ứng dịch vụ khoa học và công nghệ (điển hình như: kiểm định mẫu nguyên liệu và sản phẩm, giám định các sản phẩm khoa học và công nghệ, pháp lý về sở hữu công nghệ và chuyển giao công nghệ, dịch vụ tài chính), bước đầu đáp ứng nhu cầu cung cấp các sản phẩm khoa học và công nghệ trên thị truờng khoa học và công nghệ. Theo hướng gắn nghiên cứu với sản xuất, không chỉ sản phẩm công nghệ mà ngay cả sản phẩm nghiên cứu khoa học cũng đã trở thành hàng hóa; tính chất hàng hóa và quan hệ thị trường của sản phẩm nghiên cứu được xác định bởi nhu cầu từ phía doanh nghiệp và những nguồn sản phẩm khoa học mang tính thị trường.
Thứ ba, số lượng các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ khoa học và công nghệ cũng đã có những chuyển biến về cả chất lẫn lượng. Theo báo cáo của Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ: tính đến tháng 8-2017, cả nước có 303 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ, tăng 69 đơn vị so với cùng kỳ năm trước, trong đó, chủ yếu là công nghệ sinh học (47,5%), công nghệ tự động hóa (25%), công nghệ vật liệu mới (15%).
Bên cạnh những yếu tố thuận lợi, hoạt động cung ứng dịch vụ khoa học và công nghệ của nước ta còn tồn tại một số hạn chế nhất định:
Một là, so với nhu cầu phát triển của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, giá trị và lượng hàng hóa khoa học và công nghệ được cung ứng, được giao dịch ở nước ta hiện nay chưa nhiều, còn lạc hậu và chưa theo kịp đà phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) trong Báo cáo Cạnh tranh toàn cầu 2015-2016 đã xếp năng lực cạnh tranh về công nghệ, Việt Nam xếp thứ 79, với 3,12 điểm. Trong khi đó Malaysia: 4,41 điểm; Thái Lan: 3,37 điểm; Philipines: 3,26 điểm. Tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam còn rất thấp (chỉ chiếm 7% tổng lượng hàng xuất khẩu), trong khi con số này là 27% với Trung Quốc, 30% với Thái Lan, 54% với Singapore và 58% với Malaysia. Trong các nước ASEAN, nhóm ngành công nghệ cao của Việt Nam chỉ chiếm 21% tổng sản phẩm sản xuất, con số này của Thái Lan gấp chúng ta 1,5 lần, Malaysia gấp 2,5 lần, Singapore gấp 3,5 lần.
Hai là, hội nhập kinh tế quốc tế chưa thực sự tạo ra những động lực lớn, để hình thành nên doanh nghiệp cung ứng dịch vụ khoa học và công nghệ đủ năng lực, tầm vóc, trong khi sức ép cạnh tranh quốc tế ngày lại càng tăng.
Ba là, mặc dù chất lượng phát triển thị trường khoa học và công nghệ đã tăng lên nhưng hoạt động cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ vẫn chưa theo kịp, so với yêu cầu đặt ra thì vẫn còn nhiều bất cập.
Bốn là, thị trường khoa học và công nghệ ở nước ta vẫn ở trình độ thấp, các yếu tố cấu thành thị trường chưa phát triển đồng bộ; năng lực của nhiều chủ thể trên thị trường khoa học và công nghệ còn hạn chế, chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của nền kinh tế nước ta trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Kéo theo đó là dịch vụ cung ứng khoa học công nghệ chưa có được nhứng “hàng hoá” có chất lượng cao để cung cấp cho khách hàng và tạo ra chuỗi ra giá trị hiệu quả.
Chiến lược phát triển khoa học công nghệ giai đoạn 2011-2020 đặt ra mục tiêu đến năm 2020 sẽ hình thành 5.000 doanh nghiệp doanh nghiệp khoa học công nghệ. Tuy nhiên, đến nay, cả nước mới có 303 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ . Tổng doanh thu năm 2016 của các doanh nghiệp khoa học công nghệ đạt 14.402,22 tỷ đồng, tổng lợi nhuận sau thuế đạt 1.289,91 tỷ đồng. Trung bình, mỗi doanh nghiệp khoa học công nghệ đạt 114,3 tỷ đồng. Trên cả nước vẫn còn một số địa phương chưa có doanh nghiệp cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ nào như Lai Châu, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bình Thuận, Vĩnh Long...
Năm là, hệ thống dịch vụ khoa học và công nghệ, bao gồm thông tin khoa học công nghệ, tư vấn chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng còn yếu kém cả về cơ sở vật chất và năng lực cung cấp dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của hội nhập khu vực và quốc tế.
Cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ của thành phố Hà Nội
Thị trường khoa học công nghệ thành phố Hà Nội thời gian qua đã có nhiều bước phát triển, trong đó bao gồm hoạt động cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và phát triển Thủ đô toàn diện, bền vững. Kết quả những nỗ lực đó thể hiện nổi bật ở một số lĩnh vực sau:
- Hoạt động cung ứng dịch vụ khoa học và công nghệ được tạo điều kiện về cơ chế, chính sách
Trong Chiến lược phát triển khoa học công nghệ của thành phố Hà Nội đến năm 2020, phát triển thị trường khoa học công nghệ được xác định là một trong những nội dung trọng tâm với quan điểm thúc đẩy quan hệ cung - cầu đối với các loại hình cung ứng sản phẩm và dịch vụ khoa học công nghệ; phát huy vai trò chủ thể trung tâm của doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp khoa học công nghệ; chủ động tích cực hội nhập với khu vực và thế giới về khoa học công nghệ.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng đã ban hành Chương trình số 80/CTr-UBND về phát triển các ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao giai đoạn 2015-2020, trong đó cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ được xác định là ngành dịch vụ chất lượng cần ưu tiên phát triển,...
Mục tiêu, chương trình hành động của Hà Nội phấn đấu đến năm 2025, giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 70% GDP. Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị đạt 17 - 18%/năm giai đoạn 2018 - 2025. Giá trị giao dịch của thị trường khoa học công nghệ tăng trung bình 16 - 18%/năm.
Những văn bản trên thể hiện sự quyết tâm của lãnh đạo thành phố Hà Nội trong việc chỉ đạo và triển khai các chương trình hỗ trợ, các sự kiện xúc tiến phát triển thị trường dịch vụ khoa học công nghệ trên địa bàn thành phố.
- Sản phẩm của hoạt động cung ứng dịch vụ khoa học khoa học và công nghệ ngày càng đa dạng hơn
Sản phẩm khoa học công nghệ ở thành phố Hà Nội là đối tượng sở hữu trí tuệ, từ năm 2014 đến năm 2017 chủ yếu tập trung vào nhãn hiệu hàng hóa và tiếp đến là kiểu dáng công nghiệp. Số sáng chế và giải pháp hữu ích rất nhỏ, chỉ có 53 sáng chế và 58 giải pháp hữu ích (năm 2017).
Thực tế trên không chỉ phản ánh nguồn hàng hóa cung cấp cho thị trường dịch vụ khoa học công nghệ của thành phố Hà Nội dưới dạng các công nghệ có tính mới mẻ, hiện đại, có khả năng sẵn sàng cung cấp cho thị trường rất ít, mà còn cho thấy nhu cầu ứng dụng các công nghệ tiên tiến của doanh nghiệp thành phố Hà Nội còn thấp. Do năng lực hấp thụ công nghệ mới hạn chế nên các doanh nghiệp chỉ thích mua các công nghệ đã được ứng dụng thuần thục, được tiêu chuẩn hóa cao về thông số kỹ thuật mà còn e dè trong việc tiếp cận các dịch vụ khoa học công nghệ khác.
Trong số các loại dịch vụ khoa học công nghệ, dịch vụ cung ứng máy móc và thiết bị công nghệ chiếm thị phần chủ đạo trong hàng hóa của thị trường cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ của thành phố Hà Nội. Điều này thể hiện rõ qua các lần tổ chức Chợ công nghệ và thiết bị Hà Nội từ năm 2013 đến 2017, với 4.571 thiết bị công nghệ chào bán và 7.712 bản ghi nhớ hợp đồng mua bán thiết bị công nghệ được thiết lập.
- Chủ thể tham gia thị trường cung ứng dịch vụ khoa học và công nghệ
Doanh nghiệp khoa học công nghệ là yếu tố trung tâm, quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, là nơi thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung ứngdịch vụ khoa học công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa từ kết quả nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ.
Tính đến nay, Sở Khoa học công nghệ Hà Nội đã thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ cho 41 doanh nghiệp trên địa bàn, tư vấn, hướng dẫn cho hơn 20 doanh nghiệp khác có tiềm năng trở thành doanh nghiệp khoa học công nghệ trong tương lai. Theo số liệu thống kê chỉ tính riêng trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2017, Thành phố đã cấp 31 giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ.
Các doanh nghiệp này chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực: Công nghệ thông tin - truyền thông; công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp; y tế; công nghệ tự động hóa; công nghệ vật liệu mới; công nghệ bảo vệ môi trường và một số công nghệ khác (cơ khí, chế tạo, đóng tàu, điện - điện tử). Đây là các lĩnh vực quan trọng, chủ lực, trọng điểm có tác động đến nhiều ngành, lĩnh vực khác trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
Có thể kể đến một số doanh nghiệp hoạt động hiệu quả với nhiều sản phẩm khoa học công nghệ nổi bật, doanh thu từ hoạt động cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ mang lại ngày càng cao, điển hình như: Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương đã được Forbes Asia lựa chọn là 1 trong 200 công ty có doanh thu dưới 1 tỷ USD tốt nhất châu Á năm 2014; Công ty cổ phần Đầu tư phát triển ngô Việt Nam chiếm 8 -15% thị phần giống ngô trong nước; Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh đã sản xuất máy biến áp 220 kV và 500 kV đạt tiêu chuẩn IEC 60076, đáp ứng được nhu cầu của thị trường máy biến áp nguồn và máy biến áp truyền tải trong nước và tiến tới xuất khẩu...
Thành phố có 02 doanh nghiệp đoạt Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt (Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương với các sản phẩm giống lúa chất lượng cao; Tổng công ty cổ phần Thiết bị điện Đông Anh với sản phẩm máy biến áp 500 kV) và 2 doanh nghiệp đoạt Giải thưởng Môi trường Việt Nam và Giải VIFOTEC (Công ty cổ phần Dịch vụ môi trường Thăng Long và Công ty TNHH MTV Đức Minh).
Mặc dù đạt được nhiều kết quả quan trọng nhưng việc phát triển thị trường khoa học cộng nghệ, bao gồm cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ ở thàh phố Hà Nội vẫn chưa đáp ứng được sự kỳ vọng cũng như chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của thành phố. Điều này thể hiện qua một số mặt tồn tại sau:
Thứ nhất, quan hệ giữa bên cung ứng và bên nhận cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ của thành phố chịu ảnh hưởng nhiều của thông tin bất cân xứng. Những nhà cung cấp hàng hóa, công nghệ (bao gồm các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp, cá nhân...) có ít kinh nghiệm trong việc chào bán, cung cấp các hàng hóa khoa học công nghệ, có ít thông tin về nhu cầu của xã hội.
Trong khi đó, bên có nhu cầu cung ứng dich vụ lại có ít thông tin về nguồn cung cấp hàng hóa khoa học công nghệ. Tình trạng này cũng được cho là một trong những nguyên nhân khiến các đề tài và kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ của thành phố chưa có đầu ra triệt để.
Thứ hai, doanh nghiệp khoa học công nghệ của thành phố còn ít quan tâm tới hoạt động đổi mới sáng tạo, đa dạng cái loại hình cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ. Theo Sở Khoa học công nghệ Hà Nội, có khoảng 30% doanh nghiệp chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của việc đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp cũng như đổi mới, quảng bá thông tin về các dịch vụ khoa học công nghệ của mình. Cùng với đó là việc doanh nghiệp chưa có chiến lược phát triển, hoặc chưa định hướng được phương thức, hướng đầu tư cho việc mở rộng cung ứng các loại dịch vụ khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng cung ứng,...
Thứ ba, mối liên kết giữa hoạt động nghiên cứu, nhà khoa học với thị trường và doanh nghiệp thực hiện cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ còn yếu. Vai trò của các tổ chức cung ứng, nơi kết nối cung cầu, tư vấn chuyển giao công nghệ còn mờ nhạt. Nguồn nhân lực và thực hiện quản lý nhà nước như các quản trị viên, thẩm định viên về định giá và phát triển cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ còn nhiều hạn chế cả về số lượng và chất lượng.
Giải pháp đẩy mạnh cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian tới
Một là, hỗ trợ doanh nghiệp cung ứng nâng cao trình độ, năng lực tiếp cận và làm chủ công nghệ, thúc đẩy, kích cầu thị trường khoa học công nghệ.
Khuyến khích các doanh nghiệp khoa học công nghệ tham gia chương trình đổi mới công nghệ; chương trình nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trọng điểm, chủ lực; chương trình phát triển tài sản trí tuệ của thành phố để doanh nghiệp được tiếp cận, nắm bắt, cập nhật các “khách hàng” của mình.
Hai là, hỗ trợ phát triển hàng hóa, thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ, phát triển tài sản trí tuệ, tạo nguồn cung “dồi dào” cho thị trường dịch vụ khoa học công nghệ. Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thị trường; tìm kiếm, mua, cung cấp công nghệ nguồn, công nghệ cao trong một số ngành, lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm. Ưu tiên giới thiệu sản phẩm dịch vụ khoa học công nghệ mới.
Ba là, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, tư vấn, môi giới chuyển giao, cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ. Triển khai các cơ chế, chính sách, quy định của Nhà nước, thể chế hóa các giao dịch trong thị trường cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ. Tiếp tục triển khai cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xúc tiến, quảng bá mở rộng thị trường cung ứng, hỗ trợ một phần kinh phí để các doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm về khoa học công nghệ trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, chủ động phát triển các hoạt động chợ, hội chợ, xúc tiến mua bán, chuyển giao, cung ứng công nghệ, sản phẩm khoa học công nghệ.
Bốn là, tăng cường thu hút các lực lượng tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Khuyến khích các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã tham gia đặt hàng các dịch vụ khoa học công nghệ để dần ứng dụng và sử dụng hiệu quả các dịch vụ khoa học công nghệ vào quản lý./.
Năm là, hệ thống dịch vụ khoa học và công nghệ, bao gồm thông tin khoa học công nghệ, tư vấn chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng còn yếu kém cả về cơ sở vật chất và năng lực cung cấp dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của hội nhập khu vực và quốc tế.
Cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ của thành phố Hà Nội
Thị trường khoa học công nghệ thành phố Hà Nội thời gian qua đã có nhiều bước phát triển, trong đó bao gồm hoạt động cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và phát triển Thủ đô toàn diện, bền vững. Kết quả những nỗ lực đó thể hiện nổi bật ở một số lĩnh vực sau:
- Hoạt động cung ứng dịch vụ khoa học và công nghệ được tạo điều kiện về cơ chế, chính sách
Trong Chiến lược phát triển khoa học công nghệ của thành phố Hà Nội đến năm 2020, phát triển thị trường khoa học công nghệ được xác định là một trong những nội dung trọng tâm với quan điểm thúc đẩy quan hệ cung - cầu đối với các loại hình cung ứng sản phẩm và dịch vụ khoa học công nghệ; phát huy vai trò chủ thể trung tâm của doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp khoa học công nghệ; chủ động tích cực hội nhập với khu vực và thế giới về khoa học công nghệ.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng đã ban hành Chương trình số 80/CTr-UBND về phát triển các ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao giai đoạn 2015-2020, trong đó cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ được xác định là ngành dịch vụ chất lượng cần ưu tiên phát triển,...
Mục tiêu, chương trình hành động của Hà Nội phấn đấu đến năm 2025, giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 70% GDP. Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị đạt 17 - 18%/năm giai đoạn 2018 - 2025. Giá trị giao dịch của thị trường khoa học công nghệ tăng trung bình 16 - 18%/năm.
Những văn bản trên thể hiện sự quyết tâm của lãnh đạo thành phố Hà Nội trong việc chỉ đạo và triển khai các chương trình hỗ trợ, các sự kiện xúc tiến phát triển thị trường dịch vụ khoa học công nghệ trên địa bàn thành phố.
- Sản phẩm của hoạt động cung ứng dịch vụ khoa học khoa học và công nghệ ngày càng đa dạng hơn
Sản phẩm khoa học công nghệ ở thành phố Hà Nội là đối tượng sở hữu trí tuệ, từ năm 2014 đến năm 2017 chủ yếu tập trung vào nhãn hiệu hàng hóa và tiếp đến là kiểu dáng công nghiệp. Số sáng chế và giải pháp hữu ích rất nhỏ, chỉ có 53 sáng chế và 58 giải pháp hữu ích (năm 2017).
Thực tế trên không chỉ phản ánh nguồn hàng hóa cung cấp cho thị trường dịch vụ khoa học công nghệ của thành phố Hà Nội dưới dạng các công nghệ có tính mới mẻ, hiện đại, có khả năng sẵn sàng cung cấp cho thị trường rất ít, mà còn cho thấy nhu cầu ứng dụng các công nghệ tiên tiến của doanh nghiệp thành phố Hà Nội còn thấp. Do năng lực hấp thụ công nghệ mới hạn chế nên các doanh nghiệp chỉ thích mua các công nghệ đã được ứng dụng thuần thục, được tiêu chuẩn hóa cao về thông số kỹ thuật mà còn e dè trong việc tiếp cận các dịch vụ khoa học công nghệ khác.
Trong số các loại dịch vụ khoa học công nghệ, dịch vụ cung ứng máy móc và thiết bị công nghệ chiếm thị phần chủ đạo trong hàng hóa của thị trường cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ của thành phố Hà Nội. Điều này thể hiện rõ qua các lần tổ chức Chợ công nghệ và thiết bị Hà Nội từ năm 2013 đến 2017, với 4.571 thiết bị công nghệ chào bán và 7.712 bản ghi nhớ hợp đồng mua bán thiết bị công nghệ được thiết lập.
- Chủ thể tham gia thị trường cung ứng dịch vụ khoa học và công nghệ
Doanh nghiệp khoa học công nghệ là yếu tố trung tâm, quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, là nơi thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung ứngdịch vụ khoa học công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa từ kết quả nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ.
Tính đến nay, Sở Khoa học công nghệ Hà Nội đã thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ cho 41 doanh nghiệp trên địa bàn, tư vấn, hướng dẫn cho hơn 20 doanh nghiệp khác có tiềm năng trở thành doanh nghiệp khoa học công nghệ trong tương lai. Theo số liệu thống kê chỉ tính riêng trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2017, Thành phố đã cấp 31 giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ.
Các doanh nghiệp này chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực: Công nghệ thông tin - truyền thông; công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp; y tế; công nghệ tự động hóa; công nghệ vật liệu mới; công nghệ bảo vệ môi trường và một số công nghệ khác (cơ khí, chế tạo, đóng tàu, điện - điện tử). Đây là các lĩnh vực quan trọng, chủ lực, trọng điểm có tác động đến nhiều ngành, lĩnh vực khác trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
Có thể kể đến một số doanh nghiệp hoạt động hiệu quả với nhiều sản phẩm khoa học công nghệ nổi bật, doanh thu từ hoạt động cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ mang lại ngày càng cao, điển hình như: Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương đã được Forbes Asia lựa chọn là 1 trong 200 công ty có doanh thu dưới 1 tỷ USD tốt nhất châu Á năm 2014; Công ty cổ phần Đầu tư phát triển ngô Việt Nam chiếm 8 -15% thị phần giống ngô trong nước; Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh đã sản xuất máy biến áp 220 kV và 500 kV đạt tiêu chuẩn IEC 60076, đáp ứng được nhu cầu của thị trường máy biến áp nguồn và máy biến áp truyền tải trong nước và tiến tới xuất khẩu...
Thành phố có 02 doanh nghiệp đoạt Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt (Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương với các sản phẩm giống lúa chất lượng cao; Tổng công ty cổ phần Thiết bị điện Đông Anh với sản phẩm máy biến áp 500 kV) và 2 doanh nghiệp đoạt Giải thưởng Môi trường Việt Nam và Giải VIFOTEC (Công ty cổ phần Dịch vụ môi trường Thăng Long và Công ty TNHH MTV Đức Minh).
Mặc dù đạt được nhiều kết quả quan trọng nhưng việc phát triển thị trường khoa học cộng nghệ, bao gồm cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ ở thàh phố Hà Nội vẫn chưa đáp ứng được sự kỳ vọng cũng như chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của thành phố. Điều này thể hiện qua một số mặt tồn tại sau:
Thứ nhất, quan hệ giữa bên cung ứng và bên nhận cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ của thành phố chịu ảnh hưởng nhiều của thông tin bất cân xứng. Những nhà cung cấp hàng hóa, công nghệ (bao gồm các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp, cá nhân...) có ít kinh nghiệm trong việc chào bán, cung cấp các hàng hóa khoa học công nghệ, có ít thông tin về nhu cầu của xã hội.
Trong khi đó, bên có nhu cầu cung ứng dich vụ lại có ít thông tin về nguồn cung cấp hàng hóa khoa học công nghệ. Tình trạng này cũng được cho là một trong những nguyên nhân khiến các đề tài và kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ của thành phố chưa có đầu ra triệt để.
Thứ hai, doanh nghiệp khoa học công nghệ của thành phố còn ít quan tâm tới hoạt động đổi mới sáng tạo, đa dạng cái loại hình cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ. Theo Sở Khoa học công nghệ Hà Nội, có khoảng 30% doanh nghiệp chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của việc đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp cũng như đổi mới, quảng bá thông tin về các dịch vụ khoa học công nghệ của mình. Cùng với đó là việc doanh nghiệp chưa có chiến lược phát triển, hoặc chưa định hướng được phương thức, hướng đầu tư cho việc mở rộng cung ứng các loại dịch vụ khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng cung ứng,...
Thứ ba, mối liên kết giữa hoạt động nghiên cứu, nhà khoa học với thị trường và doanh nghiệp thực hiện cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ còn yếu. Vai trò của các tổ chức cung ứng, nơi kết nối cung cầu, tư vấn chuyển giao công nghệ còn mờ nhạt. Nguồn nhân lực và thực hiện quản lý nhà nước như các quản trị viên, thẩm định viên về định giá và phát triển cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ còn nhiều hạn chế cả về số lượng và chất lượng.
Giải pháp đẩy mạnh cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian tới
Một là, hỗ trợ doanh nghiệp cung ứng nâng cao trình độ, năng lực tiếp cận và làm chủ công nghệ, thúc đẩy, kích cầu thị trường khoa học công nghệ.
Khuyến khích các doanh nghiệp khoa học công nghệ tham gia chương trình đổi mới công nghệ; chương trình nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trọng điểm, chủ lực; chương trình phát triển tài sản trí tuệ của thành phố để doanh nghiệp được tiếp cận, nắm bắt, cập nhật các “khách hàng” của mình.
Hai là, hỗ trợ phát triển hàng hóa, thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ, phát triển tài sản trí tuệ, tạo nguồn cung “dồi dào” cho thị trường dịch vụ khoa học công nghệ. Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thị trường; tìm kiếm, mua, cung cấp công nghệ nguồn, công nghệ cao trong một số ngành, lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm. Ưu tiên giới thiệu sản phẩm dịch vụ khoa học công nghệ mới.
Ba là, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, tư vấn, môi giới chuyển giao, cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ. Triển khai các cơ chế, chính sách, quy định của Nhà nước, thể chế hóa các giao dịch trong thị trường cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ. Tiếp tục triển khai cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xúc tiến, quảng bá mở rộng thị trường cung ứng, hỗ trợ một phần kinh phí để các doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm về khoa học công nghệ trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, chủ động phát triển các hoạt động chợ, hội chợ, xúc tiến mua bán, chuyển giao, cung ứng công nghệ, sản phẩm khoa học công nghệ.
Bốn là, tăng cường thu hút các lực lượng tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Khuyến khích các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã tham gia đặt hàng các dịch vụ khoa học công nghệ để dần ứng dụng và sử dụng hiệu quả các dịch vụ khoa học công nghệ vào quản lý./.
Hà Nội đẩy mạnh hình thức đối tác công tư  (31/12/2018)
10 sự kiện tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội trong năm 2018  (30/12/2018)
10 sự kiện tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội trong năm 2018  (30/12/2018)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên