Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nước ngay đầu kỳ họp thứ 6 khóa XIV
23:57, ngày 16-10-2018
TCCSĐT - Tiếp tục Phiên họp thứ 28, sáng 16-10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến các báo cáo về ngân sách nhà nước, kế hoạch tài chính quốc gia, kế hoạch đầu tư công trung hạn; chiều cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về công tác chuẩn bị kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV.
Việc điều chỉnh tăng lương cần tính toán kỹ
Thẩm tra về sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia (2016 - 2020), Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, tổng thu ngân sách Nhà ước 3 năm 2016 - 2018 ước đạt 54,68% kế hoạch 5 năm.
Tuy nhiên, phần tăng thu chủ yếu là ngân sách địa phương, số thu từ sản xuất kinh doanh 2 năm liên tiếp không đạt dự toán (2017 và 2018) đã ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng của ngân sách Trung ương theo kế hoạch và tạo áp lực lên mục tiêu giảm bội chi ngân sách Nhà nước.
Ủy ban Tài chính-Ngân sách cho rằng cần phân tích, đánh giá nguyên nhân số thu nội địa tăng chậm, hụt dự toán trong những năm gần đây để có các giải pháp khắc phục hợp lý; đồng thời để xây dựng dự toán thu ngân sách Nhà nước các năm sau khả thi hơn.
Về chi ngân sách Nhà nước 3 năm 2016 - 2018 ước đạt 54,39% kế hoạch 5 năm; tỷ trọng chi đầu tư phát triển tăng, đạt mục tiêu 25-26%; tỷ trọng chi thường xuyên năm sau giảm hơn so với năm trước.
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Nguyễn Đức Hải chỉ rõ trong bối cảnh nguồn lực ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp, phải đi vay để cân đối nhưng việc xây dựng, phân bổ và giao dự toán một số năm gần đây nói chung, năm 2017 nói riêng chưa sát với yêu cầu thực tiễn, dẫn đến cuối năm dư kinh phí (chưa giao đầu năm) hoặc chưa phân bổ. Việc triển khai thực hiện Kế hoạch Đầu tư công trung hạn còn lúng túng, dẫn đến việc phân bổ, giao dự toán chậm, giao nhiều đợt, tiến độ giải ngân năm 2017, 2018 rất chậm.
Đáng chú ý, việc điều chỉnh mức lương cơ sở, lương hưu và trợ cấp ưu đãi đối với người có công đã bảo đảm tăng bình quân khoảng 7%/ năm. Tuy nhiên, việc điều chỉnh tăng lương trong các năm gần đây chưa có lộ trình cụ thể, đã tạo áp lực lớn cho cân đối ngân sách Nhà nước, việc tăng lương chưa đi đôi với tinh giản biên chế và giảm chi đối với khu vực sự nghiệp công lập.
Vì thế, Chính phủ cần tính toán kỹ về vấn đề này, việc điều chỉnh tiền lương cần đặt trong tổng thể cân đối ngân sách Nhà nước bền vững và chắc chắn.
Đối với vấn đề quản lý và sử dụng vốn vay ODA, Ủy ban Tài chính-Ngân sách nhận thấy còn một số hạn chế như việc đàm phán, ký kết trong một số trường hợp chưa gắn chặt chẽ với khả năng trả nợ; việc huy động nguồn lực ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài có khả năng vượt mức trần theo Kế hoạch Đầu tư công trung hạn... Thực trạng này đòi hỏi việc sử dụng vốn ODA phải tăng cường quản lý chặt chẽ hơn nữa, nghiêm túc tuân thủ các quy định tại các nghị quyết và các văn bản pháp luật liên quan.
Ủy ban Tài chính-Ngân sách đề nghị Chính phủ cần siết chặt kỷ luật, kỷ cương về quản lý thu ngân sách Nhà nước, nhất là ở cơ sở đối với khoản thu ngân sách Nhà nước từ thuế, phí, tiền sử dụng đất và từ quản lý tài sản công; thực hiện rà soát, có cơ chế quản lý chặt chẽ về ưu đãi đầu tư, chống chuyển giá ngay trong quá trình thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư; sớm có giải pháp phù hợp và chỉ đạo thực hiện quyết liệt việc quản lý thu nhập của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Ngoài ra, tăng cường kỷ cương trong quản lý chi tiêu ngân sách Nhà nước; nghiên cứu bổ sung các chế tài xử lý đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ theo quy trình lập, chấp hành, quyết toán ngân sách Nhà nước.
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển lưu ý sau 3 năm, thu ngân sách Nhà nước mới đạt khoảng 54% kế hoạch 5 năm, trong đó phần thu trung ương khả năng sẽ gặp khó khăn, ảnh hưởng đến vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương, không bảo đảm nguồn chi thường xuyên của trung ương. “Cần đánh giá liệu không hoàn thành thu ở trung ương có giảm chi thường xuyên ở trung ương không?,” Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nói.
Bên cạnh đó, theo Phó Chủ tịch Quốc hội, việc sửa đổi chính sách thu vừa qua chưa thật sự kịp thời, tỷ lệ huy động thuế và phí giảm dần... Trong khi đó, cơ cấu chi đầu tư công có nhiều tiến bộ nhưng có mặt chưa hợp lý, phân bổ vốn còn dàn trải, dải ngân chậm, sự điều hòa giữa các nguồn vốn còn có sự lúng túng như vốn ODA, trái phiếu Chính phủ.
Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục quản lý chặt chẽ bội chi và nợ công, tránh tình trạng bội chi của ngân sách địa phương làm thay đổi trần nợ công và kế hoạch đặt ra cho 2 năm cuối 2019 - 2020.
Đấu thầu công khai giao đất
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cơ bản thống nhất báo cáo của Chính phủ; nhấn mạnh trần nợ công và bội chi cương quyết giữ như định hướng.
Trong dự phòng của Trung ương về đầu tư công, Chủ tịch Quốc hội cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ đưa ra nguyên tắc, tiêu chí, thứ tự ưu tiên và giao Chính phủ điều hành.
Nhấn mạnh công trình phải thực sự cấp bách, Chủ tịch Quốc hội đề nghị lưu ý các công trình giao thông ở khu vực miền núi phía Bắc và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Cùng với đó, những khoản chi cho lĩnh vực quốc phòng-an ninh cũng nên ưu tiên.
Về khoản chi kiên cố hóa trường lớp học, Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ khoản chi này lẽ ra phải hoàn thành vào năm 2015, tuy nhiên đây là lĩnh vực giáo dục vùng sâu, vùng xa nên đề nghị cho kéo dài đến hết năm 2019 và các địa phương có trách nhiệm triển khai.
Liên quan đến ngân sách Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh từ năm 2019 phải thực hiện đấu thầu công khai việc giao đất có thu tiền sử dụng, cho thuê đất thu tiền một lần để thực hiện mục đích kinh doanh thương mại, bao gồm cả đất do doanh nghiệp nhà nước thuê hay có sở hữu tài sản trên đất, trừ trường hợp nhỏ, lẻ hay giao đất thực hiện tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng dự án, công trình quan trọng.
Nếu cần thiết để tạo điều kiện đấu giá, ngân sách Nhà nước ứng vốn giải phóng mặt bằng theo tiến độ đền bù cho người dân, sau khi đấu giá xong thì hoàn trả ngân sách Nhà nước.
"Nhà nước thất thoát nhiều trong vấn đề đất đai, không hẳn do tham nhũng mà do cơ chế quản lý. Làm được điều này sẽ quản lý tài nguyên quốc gia. Cái gì liên quan đất đai Nhà nước là phải đấu giá công khai," Chủ tịch Quốc hội lưu ý.
Tại phiên họp sáng 16-10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng biểu quyết thông qua việc thành lập thị trấn Tân Khai thuộc huyện Hớn Quản; thành lập phường Tiến Thành thuộc thị xã Đồng Xoài và thành phố Đồng Xoài thuộc tỉnh Bình Phước.
Chiều cùng ngày, Phiên họp thứ 28 Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về công tác chuẩn bị kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV.
Báo cáo một số vấn đề về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV tại phiên họp, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đã được gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội. Các ý kiến cơ bản nhất trí với dự kiến chương trình, đồng thời đề nghị một số vấn đề cụ thể.
Chương trình kỳ họp thứ 6 bổ sung các nội dung trình Quốc hội, gồm bầu Chủ tịch nước; xem xét, phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan (nếu cần thiết sẽ bố trí Quốc hội họp riêng); xem xét, thông qua Nghị quyết về tiếp tục thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam…
Tổng Thư ký Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, trong đó Quốc hội bầu Chủ tịch nước ngay đầu kỳ họp để thuận tiện cho việc trình Quốc hội các nội dung thuộc thẩm quyền; Xem xét, quyết định nhân sự thành viên Chính phủ trước khi lấy phiếu tín nhiệm. Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm bằng bỏ phiếu kín.
Dự kiến, tổng thời gian làm việc của Quốc hội là 24 ngày, khai mạc vào ngày 22-10 và bế mạc vào ngày 21-11. Kỳ họp thứ 6 sẽ xem xét các báo cáo đánh giá về: kết quả 3 năm triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 về phát triển kinh tế-xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, tài chính quốc gia, đầu tư công trung hạn; kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018.
Bên cạnh đó, Quốc hội bàn bạc, quyết định kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2019 (trong đó có xem xét kế hoạch tài chính-ngân sách nhà nước 3 năm quốc gia 2019 - 2021); Xem xét, quyết định việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020; kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016 - 2020...
Về công tác lập pháp, Quốc hội xem xét thông qua 9 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết gồm: Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Luật Công an nhân dân (sửa đổi); Luật Đặc xá (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; Luật Chăn nuôi; Luật Trồng trọt; Luật Cảnh sát biển Việt Nam; Luật Bảo vệ bí mật nhà nước; Luật sửa đổi, bổ sung các Luật có quy định liên quan đến quy hoạch (theo quy trình tại một kỳ họp); Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan; Nghị quyết về tiếp tục thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.
Bên cạnh đó, Quốc hội Cho ý kiến 6 dự án luật: Luật Giáo dục (sửa đổi); Luật Kiến trúc; Luật Quản lý thuế (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công; Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi); Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Tổng Thư ký Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Văn phòng Quốc hội đã tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan hữu quan tiến hành công tác chuẩn bị phục vụ kỳ họp. Đến thời điểm hiện nay, công tác cung cấp thông tin, tài liệu, thông tin tuyên truyền, tiếp dân, an ninh, an toàn kỳ họp và các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, công tác lễ tân, hậu cần... đã được triển khai thực hiện tương đối chu đáo, chặt chẽ và cơ bản hoàn thành.
Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan hữu quan rà soát, hoàn thiện một số công việc còn lại, bảo đảm phục vụ tốt cho kỳ họp.
Tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục đóng góp các ý kiến liên quan đến việc sắp xếp các nội dung trong chương trình kỳ họp; công tác chuẩn bị tài liệu cho kỳ họp; các nội dung chuẩn bị liên quan đến công tác nhân sự; về thời gian, hình thức thực hiện các báo cáo và tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn; các nội dung được phát thanh, truyền hình trực tiếp; công tác an ninh, hậu cần.../.
Thẩm tra về sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia (2016 - 2020), Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, tổng thu ngân sách Nhà ước 3 năm 2016 - 2018 ước đạt 54,68% kế hoạch 5 năm.
Tuy nhiên, phần tăng thu chủ yếu là ngân sách địa phương, số thu từ sản xuất kinh doanh 2 năm liên tiếp không đạt dự toán (2017 và 2018) đã ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng của ngân sách Trung ương theo kế hoạch và tạo áp lực lên mục tiêu giảm bội chi ngân sách Nhà nước.
Ủy ban Tài chính-Ngân sách cho rằng cần phân tích, đánh giá nguyên nhân số thu nội địa tăng chậm, hụt dự toán trong những năm gần đây để có các giải pháp khắc phục hợp lý; đồng thời để xây dựng dự toán thu ngân sách Nhà nước các năm sau khả thi hơn.
Về chi ngân sách Nhà nước 3 năm 2016 - 2018 ước đạt 54,39% kế hoạch 5 năm; tỷ trọng chi đầu tư phát triển tăng, đạt mục tiêu 25-26%; tỷ trọng chi thường xuyên năm sau giảm hơn so với năm trước.
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Nguyễn Đức Hải chỉ rõ trong bối cảnh nguồn lực ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp, phải đi vay để cân đối nhưng việc xây dựng, phân bổ và giao dự toán một số năm gần đây nói chung, năm 2017 nói riêng chưa sát với yêu cầu thực tiễn, dẫn đến cuối năm dư kinh phí (chưa giao đầu năm) hoặc chưa phân bổ. Việc triển khai thực hiện Kế hoạch Đầu tư công trung hạn còn lúng túng, dẫn đến việc phân bổ, giao dự toán chậm, giao nhiều đợt, tiến độ giải ngân năm 2017, 2018 rất chậm.
Đáng chú ý, việc điều chỉnh mức lương cơ sở, lương hưu và trợ cấp ưu đãi đối với người có công đã bảo đảm tăng bình quân khoảng 7%/ năm. Tuy nhiên, việc điều chỉnh tăng lương trong các năm gần đây chưa có lộ trình cụ thể, đã tạo áp lực lớn cho cân đối ngân sách Nhà nước, việc tăng lương chưa đi đôi với tinh giản biên chế và giảm chi đối với khu vực sự nghiệp công lập.
Vì thế, Chính phủ cần tính toán kỹ về vấn đề này, việc điều chỉnh tiền lương cần đặt trong tổng thể cân đối ngân sách Nhà nước bền vững và chắc chắn.
Đối với vấn đề quản lý và sử dụng vốn vay ODA, Ủy ban Tài chính-Ngân sách nhận thấy còn một số hạn chế như việc đàm phán, ký kết trong một số trường hợp chưa gắn chặt chẽ với khả năng trả nợ; việc huy động nguồn lực ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài có khả năng vượt mức trần theo Kế hoạch Đầu tư công trung hạn... Thực trạng này đòi hỏi việc sử dụng vốn ODA phải tăng cường quản lý chặt chẽ hơn nữa, nghiêm túc tuân thủ các quy định tại các nghị quyết và các văn bản pháp luật liên quan.
Ủy ban Tài chính-Ngân sách đề nghị Chính phủ cần siết chặt kỷ luật, kỷ cương về quản lý thu ngân sách Nhà nước, nhất là ở cơ sở đối với khoản thu ngân sách Nhà nước từ thuế, phí, tiền sử dụng đất và từ quản lý tài sản công; thực hiện rà soát, có cơ chế quản lý chặt chẽ về ưu đãi đầu tư, chống chuyển giá ngay trong quá trình thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư; sớm có giải pháp phù hợp và chỉ đạo thực hiện quyết liệt việc quản lý thu nhập của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Ngoài ra, tăng cường kỷ cương trong quản lý chi tiêu ngân sách Nhà nước; nghiên cứu bổ sung các chế tài xử lý đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ theo quy trình lập, chấp hành, quyết toán ngân sách Nhà nước.
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển lưu ý sau 3 năm, thu ngân sách Nhà nước mới đạt khoảng 54% kế hoạch 5 năm, trong đó phần thu trung ương khả năng sẽ gặp khó khăn, ảnh hưởng đến vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương, không bảo đảm nguồn chi thường xuyên của trung ương. “Cần đánh giá liệu không hoàn thành thu ở trung ương có giảm chi thường xuyên ở trung ương không?,” Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nói.
Bên cạnh đó, theo Phó Chủ tịch Quốc hội, việc sửa đổi chính sách thu vừa qua chưa thật sự kịp thời, tỷ lệ huy động thuế và phí giảm dần... Trong khi đó, cơ cấu chi đầu tư công có nhiều tiến bộ nhưng có mặt chưa hợp lý, phân bổ vốn còn dàn trải, dải ngân chậm, sự điều hòa giữa các nguồn vốn còn có sự lúng túng như vốn ODA, trái phiếu Chính phủ.
Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục quản lý chặt chẽ bội chi và nợ công, tránh tình trạng bội chi của ngân sách địa phương làm thay đổi trần nợ công và kế hoạch đặt ra cho 2 năm cuối 2019 - 2020.
Đấu thầu công khai giao đất
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cơ bản thống nhất báo cáo của Chính phủ; nhấn mạnh trần nợ công và bội chi cương quyết giữ như định hướng.
Trong dự phòng của Trung ương về đầu tư công, Chủ tịch Quốc hội cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ đưa ra nguyên tắc, tiêu chí, thứ tự ưu tiên và giao Chính phủ điều hành.
Nhấn mạnh công trình phải thực sự cấp bách, Chủ tịch Quốc hội đề nghị lưu ý các công trình giao thông ở khu vực miền núi phía Bắc và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Cùng với đó, những khoản chi cho lĩnh vực quốc phòng-an ninh cũng nên ưu tiên.
Về khoản chi kiên cố hóa trường lớp học, Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ khoản chi này lẽ ra phải hoàn thành vào năm 2015, tuy nhiên đây là lĩnh vực giáo dục vùng sâu, vùng xa nên đề nghị cho kéo dài đến hết năm 2019 và các địa phương có trách nhiệm triển khai.
Liên quan đến ngân sách Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh từ năm 2019 phải thực hiện đấu thầu công khai việc giao đất có thu tiền sử dụng, cho thuê đất thu tiền một lần để thực hiện mục đích kinh doanh thương mại, bao gồm cả đất do doanh nghiệp nhà nước thuê hay có sở hữu tài sản trên đất, trừ trường hợp nhỏ, lẻ hay giao đất thực hiện tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng dự án, công trình quan trọng.
Nếu cần thiết để tạo điều kiện đấu giá, ngân sách Nhà nước ứng vốn giải phóng mặt bằng theo tiến độ đền bù cho người dân, sau khi đấu giá xong thì hoàn trả ngân sách Nhà nước.
"Nhà nước thất thoát nhiều trong vấn đề đất đai, không hẳn do tham nhũng mà do cơ chế quản lý. Làm được điều này sẽ quản lý tài nguyên quốc gia. Cái gì liên quan đất đai Nhà nước là phải đấu giá công khai," Chủ tịch Quốc hội lưu ý.
Tại phiên họp sáng 16-10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng biểu quyết thông qua việc thành lập thị trấn Tân Khai thuộc huyện Hớn Quản; thành lập phường Tiến Thành thuộc thị xã Đồng Xoài và thành phố Đồng Xoài thuộc tỉnh Bình Phước.
Chiều cùng ngày, Phiên họp thứ 28 Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về công tác chuẩn bị kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV.
Báo cáo một số vấn đề về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV tại phiên họp, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đã được gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội. Các ý kiến cơ bản nhất trí với dự kiến chương trình, đồng thời đề nghị một số vấn đề cụ thể.
Chương trình kỳ họp thứ 6 bổ sung các nội dung trình Quốc hội, gồm bầu Chủ tịch nước; xem xét, phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan (nếu cần thiết sẽ bố trí Quốc hội họp riêng); xem xét, thông qua Nghị quyết về tiếp tục thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam…
Tổng Thư ký Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, trong đó Quốc hội bầu Chủ tịch nước ngay đầu kỳ họp để thuận tiện cho việc trình Quốc hội các nội dung thuộc thẩm quyền; Xem xét, quyết định nhân sự thành viên Chính phủ trước khi lấy phiếu tín nhiệm. Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm bằng bỏ phiếu kín.
Dự kiến, tổng thời gian làm việc của Quốc hội là 24 ngày, khai mạc vào ngày 22-10 và bế mạc vào ngày 21-11. Kỳ họp thứ 6 sẽ xem xét các báo cáo đánh giá về: kết quả 3 năm triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 về phát triển kinh tế-xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, tài chính quốc gia, đầu tư công trung hạn; kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018.
Bên cạnh đó, Quốc hội bàn bạc, quyết định kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2019 (trong đó có xem xét kế hoạch tài chính-ngân sách nhà nước 3 năm quốc gia 2019 - 2021); Xem xét, quyết định việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020; kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016 - 2020...
Về công tác lập pháp, Quốc hội xem xét thông qua 9 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết gồm: Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Luật Công an nhân dân (sửa đổi); Luật Đặc xá (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; Luật Chăn nuôi; Luật Trồng trọt; Luật Cảnh sát biển Việt Nam; Luật Bảo vệ bí mật nhà nước; Luật sửa đổi, bổ sung các Luật có quy định liên quan đến quy hoạch (theo quy trình tại một kỳ họp); Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan; Nghị quyết về tiếp tục thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.
Bên cạnh đó, Quốc hội Cho ý kiến 6 dự án luật: Luật Giáo dục (sửa đổi); Luật Kiến trúc; Luật Quản lý thuế (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công; Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi); Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Tổng Thư ký Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Văn phòng Quốc hội đã tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan hữu quan tiến hành công tác chuẩn bị phục vụ kỳ họp. Đến thời điểm hiện nay, công tác cung cấp thông tin, tài liệu, thông tin tuyên truyền, tiếp dân, an ninh, an toàn kỳ họp và các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, công tác lễ tân, hậu cần... đã được triển khai thực hiện tương đối chu đáo, chặt chẽ và cơ bản hoàn thành.
Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan hữu quan rà soát, hoàn thiện một số công việc còn lại, bảo đảm phục vụ tốt cho kỳ họp.
Tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục đóng góp các ý kiến liên quan đến việc sắp xếp các nội dung trong chương trình kỳ họp; công tác chuẩn bị tài liệu cho kỳ họp; các nội dung chuẩn bị liên quan đến công tác nhân sự; về thời gian, hình thức thực hiện các báo cáo và tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn; các nội dung được phát thanh, truyền hình trực tiếp; công tác an ninh, hậu cần.../.
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 08 đến 14-10-2018)  (16/10/2018)
Những vấn đề đặt ra trong công tác vận động trí thức của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ  (16/10/2018)
Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng đối với hoạch định, thực thi và đánh giá chính sách công ở nước ta hiện nay  (16/10/2018)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Áo  (16/10/2018)
Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tiếp các Đại sứ trình Quốc thư  (16/10/2018)
Quyền Chủ tịch nước tiếp Trưởng môn phái trà đạo Urasenke Nhật Bản  (16/10/2018)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay