Những vấn đề đặt ra trong công tác vận động trí thức của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ
TCCS - Huy động được tiềm năng trí tuệ và sức sáng tạo của đội ngũ trí thức là yếu tố quyết định sự nghiệp phát triển nhanh và bền vững đất nước, trong đó có từng địa phương và tỉnh Phú Thọ. Trong thời gian tới, tỉnh Phú Thọ sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học.
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 06-8-2008, của Hội nghị Trung ương 7 khóa X và Chương trình hành động số 28-CTr/TU, ngày 23-9-2008, của Tỉnh ủy Phú Thọ về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước”, tỉnh đã quan tâm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện tốt việc tập hợp, xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức với số lượng và cơ cấu tương đối hợp lý cho các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Năm 2018, toàn tỉnh có trên 38.700 trí thức, hoạt động trong tất cả các cơ quan Đảng, chính quyền, các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức khoa học, các tổ chức sự nghiệp (năm 2008 có trên 26.300 trí thức).
Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và các cấp ủy, chính quyền ban hành nhiều văn bản nhằm xây dựng môi trường, cơ chế thuận lợi để đội ngũ trí thức làm việc, phát huy tài năng góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đặc biệt, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 26/2016/QĐ-UBND, ngày 31-8-2016, về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (KH&KT) tỉnh.
Những năm qua, việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho đội ngũ trí thức làm việc đã có bước chuyển biến, tiến bộ; 100% các cơ quan, đơn vị sự nghiệp từ tỉnh đến cơ sở, các tổ chức khoa học, các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, các cơ sở khám chữa bệnh đều có trụ sở làm việc tốt, nhiều đơn vị được đầu tư xây dựng, trang bị kiên cố và hiện đại. Mặc dù kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng tỉnh đã quan tâm đầu tư, tập trung phát triển hạ tầng kỹ thuật khoa học công nghệ (KHCN) ở một số ngành chủ yếu. Ủy ban nhân dân tỉnh tích cực chỉ đạo triển khai Nghị định số 115/NĐ-CP của Chính phủ về xây dựng, kiện toàn các trung tâm dịch vụ về KHCN. Nhiều doanh nghiệp đã chủ động đầu tư đổi mới trang thiết bị, xây dựng các phòng thí nghiệm đạt chuẩn. Hoạt động KHCN của tỉnh những năm gần đây có nhiều đổi mới. Hội đồng KHCN cấp tỉnh và các cấp, các ngành, các đơn vị thường xuyên được kiện toàn, hoạt động nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả. Cơ chế hoạt động KHCN từng bước được đổi mới. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chiến lược phát triển KHCN, các quy định về sử dụng kinh phí, cơ chế quản lý, phương thức lựa chọn các nhiệm vụ KHCN và các cơ chế, chính sách khác về KHCN.
Hoạt động của các hội trí thức trong tỉnh không ngừng được đổi mới, nâng cao chất lượng. Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh thực hiện tốt chức năng tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thức. Hoạt động của các hội ngày càng phong phú, bám sát các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm của tỉnh và từng địa phương, thiết thực giải quyết những vấn đề của đời sống xã hội. Các nghiên cứu, ứng dụng KHCN đã góp phần đa dạng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, vật liệu xây dựng... nâng cao hiệu quả kinh tế hộ, kinh tế hợp tác xã và các thành phần kinh tế khác; nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chất lượng y học dân tộc; làm tốt công tác sưu tầm, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa lịch sử, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo... Liên hiệp Hội và các Hội trí thức là lực lượng đi đầu trong việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức KHCN, chuyển giao kỹ thuật vào sản xuất, như xuất bản tập san Trí thức Đất Tổ, duy trì website: trithucdatto.vn. Liên hiệp Hội tích cực tham gia tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các chủ trương, chính sách, các đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh bước đầu được xã hội ghi nhận; chủ động tham mưu cho tỉnh tổ chức các Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật hằng năm, góp phần tạo nên và động viên phong trào nghiên cứu khoa học, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong tỉnh.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc xây dựng đội ngũ trí thức vẫn còn có một số hạn chế, yếu kém. Tỉnh hiện vẫn còn thiếu đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao, thiếu chuyên gia giỏi ở một số lĩnh vực, chưa xây dựng được đội ngũ chuyên gia đầu ngành ở những lĩnh vực quan trọng. Việc thu hút trí thức có trình độ cao về tỉnh công tác còn khó khăn. Chất lượng thực hiện các nhiệm vụ KHCN chưa cao. Một số cơ sở đào tạo, dạy nghề chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu. Các hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội các chủ trương, chính sách, các dự án, đề án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thực hiện chưa nhiều. Một số trí thức cán bộ, công chức, viên chức năng lực còn hạn chế, tinh thần trách nhiệm chưa cao. Công tác tập hợp, vận động trí thức khoa học trẻ, trí thức quê hương Phú Thọ công tác ngoài tỉnh, trí thức trong các doanh nghiệp, những người làm công tác KHCN trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội còn hạn chế. Chưa xây dựng được chính sách khuyến khích, tôn vinh, đãi ngộ trí thức, như tiêu chí xét chọn tôn vinh trí thức đầu ngành, thợ giỏi, nghệ nhân. Chưa duy trì định kỳ hàng năm lãnh đạo tỉnh, huyện, thành, thị tổ chức nghe trí thức đối thoại và đóng góp trí tuệ đối với các chương trình kinh tế, xã hội quan trọng. Chưa có cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các hội trí thức thực hiện các dịch vụ công, tổ chức các diễn đàn khoa học để góp ý với cấp ủy, chính quyền các cấp những vấn đề quan trọng về chủ trương, quy hoạch, cơ chế, chính sách thuộc các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Chưa mạnh dạn tổ chức giám định độc lập các nội dung mà xã hội có nhu cầu,...
Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đó là một xu thế lớn có tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội mỗi quốc gia, từng khu vực và toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh đó, trí thức đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế. Trong thời gian tới, tỉnh Phú Thọ sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học trong tỉnh, cụ thể:
Một là, tiếp tục thực hiện tốt Kết luận số 90-KL/TW, ngày 04-3-2014, của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 27-CT/TW, khóa X, về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Chương trình hành động số 51-CTr/TU, ngày 16-8-2010, thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 16-4-2010, của Bộ Chính trị khóa X “Về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, cụ thể hóa vào thời kỳ thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát huy trí tuệ, tâm huyết của đội ngũ trí thức khoa học đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng của tỉnh. Đồng thời thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức, phẩm chất đạo đức, trách nhiệm của đội ngũ trí thức đối với đất nước và tỉnh Phú Thọ.
Hai là, đổi mới mạnh mẽ công tác tập hợp trí thức trong và ngoài tỉnh, nhất là trí thức khoa học trẻ, trí thức nắm giữ công nghệ mới của thời kỳ công nghiệp 4.0; đẩy mạnh khởi nghiệp sáng tạo của trí thức. Tiếp tục nghiên cứu, tham mưu cho Tỉnh các cơ chế, chính sách về tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho trí thức làm việc và cống hiến. Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Phú Thọ tiếp tục phát huy vai trò là nhân tố nòng cốt tập hợp đội ngũ trí thức KHCN Đất Tổ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ.
Ba là, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương thức hoạt động của Liên hiệp hội tỉnh và các hội thành viên; kết nạp các hội thành viên và các tổ chức khoa học có lực lượng trí thức đông và đa dạng về ngành nghề; nghiên cứu thành lập các loại hình tổ chức phù hợp nhằm thu hút, phát huy tài năng của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ trong và ngoài tỉnh tham gia đóng góp xây dựng quê hương.
Bốn là, hoàn thiện cơ chế sử dụng đội ngũ trí thức khoa học, nhất là các trí thức có trình độ cao, chuyên gia đầu ngành, các nhà khoa học uy tín tham gia các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội, tham gia các diễn đàn và hội thảo khoa học, công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, công tác phổ biến kiến thức và các hoạt động khoa học khác, nhất là thúc đẩy mạnh mẽ khởi nghiệp sáng tạo. Tổ chức tốt các hoạt động tôn vinh trí thức tiêu biểu có nhiều đóng góp thiết thực cho sự phát triển của tỉnh.
Năm là, tổ chức tốt các hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh, giải thưởng sáng tạo khoa học và công nghệ, giải thưởng Hùng Vương về khoa học và công nghệ để kịp thời tôn vinh, khen thưởng, động viên các trí thức có những công trình, giải pháp sáng tạo khoa học kỹ thuật mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội thiết thực cho tỉnh Phú Thọ và cả nước.
Hiện nay, công tác vận động trí thức ở các địa phương chưa được đồng đều, có nơi kết quả còn hạn chế. Đề nghị Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác này trên phạm vi cả nước, hằng năm đánh giá để chỉ đạo cho những năm tiếp theo, các địa phương có thể chia sẻ, học tập lẫn nhau, cùng quyết tâm thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực này./.
Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng đối với hoạch định, thực thi và đánh giá chính sách công ở nước ta hiện nay  (16/10/2018)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Áo  (16/10/2018)
Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tiếp các Đại sứ trình Quốc thư  (16/10/2018)
Quyền Chủ tịch nước tiếp Trưởng môn phái trà đạo Urasenke Nhật Bản  (16/10/2018)
Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ tiến hành kiểm tra bốn bộ  (16/10/2018)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm