Phát triển quan hệ Việt Nam - Nhật Bản toàn diện và sâu sắc hơn
21:08, ngày 10-10-2018
TCCSĐT - Trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật Bản, ngày 10-10, tại trụ sở Quốc hội Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hội kiến Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Tadamori Oshima và Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Chuichi Date.
Tại các cuộc hội kiến, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng trước sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện, thực chất của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản sau 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, cũng như những tiến triển tích cực trong giao lưu, hợp tác Quốc hội hai nước.
Thủ tướng khẳng định mong muốn phát triển quan hệ Việt Nam - Nhật Bản toàn diện và sâu sắc hơn nữa trên cơ sở những thành tựu đã đạt được, phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của nhân dân hai nước; tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.
Tại buổi hội kiến với Chủ tịch Hạ viện Tadamori Oshima, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Hạ viện Nhật Bản quan tâm thúc đẩy giao lưu và tiếp xúc cấp cao và các cấp, đẩy mạnh trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực lập pháp giữa Quốc hội hai nước; quan tâm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, lao động và giữa các địa phương của hai nước; ủng hộ gia tăng tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam; tăng cường trao đổi giao lưu văn hóa, nhân dân.
Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Oshima đánh giá cao những phát triển vượt bậc và thực chất của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản thời gian qua, khẳng định Hạ viện Nhật Bản coi trọng quan hệ với Việt Nam và mong muốn thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt - Nhật phát triển hơn nữa trên tất cả các lĩnh vực.
Chủ tịch Hạ viện bày tỏ ấn tượng tốt đẹp về đất nước, con người Việt Nam; trân trọng tình cảm của các bạn trẻ Việt Nam đối với Nhật Bản, theo đó, sẽ lắng nghe ý kiến của nhân dân và xem xét cải tiến những thủ tục nhập cảnh Nhật Bản cho công dân Việt Nam; ủng hộ các bạn trẻ Việt Nam theo học tại Nhật Bản và bạn trẻ Nhật Bản học tập tại Việt Nam.
Tại cuộc hội kiến với Chủ tịch Thượng viện Chuichi Date, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao đóng góp của Thượng viện trong thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam luôn trân trọng và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA của Nhật Bản và đề nghị Quốc hội Nhật Bản xem xét cung cấp ODA với mức ưu đãi phù hợp hơn; quan tâm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, lao động và giữa các địa phương của hai nước.
Thủ tướng cũng bày tỏ mong muốn Quốc hội hai nước phát huy vai trò giám sát, đôn đốc hai chính phủ triển khai tích cực các thỏa thuận đã ký; tăng cường phối hợp, hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Nhật Bản tại các diễn đàn liên nghị viện khu vực và thế giới.
Chủ tịch Thượng viện Date hoan nghênh và bày tỏ vui mừng được đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Nhật Bản dịp hai nước đang tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao; đánh giá cao sự điều hành của Chính phủ Việt Nam và những thành tựu về kinh tế, đối ngoại mà Việt Nam đã đạt được.
Chủ tịch Thượng viện Date khẳng định coi trọng tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác sâu rộng và toàn diện giữa hai nước và sẽ ủng hộ Chính phủ Nhật Bản tiếp tục hợp tác và hỗ trợ Việt Nam trong phát triển kinh tế, xã hội.
Nhân dịp này, Chủ tịch Thượng viện đánh giá cao những đóng góp hiệu quả của Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Quốc Cường trong nhiệm kỳ công tác của mình, góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển tốt đẹp.
** Chiều 10-10 (giờ địa phương), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự và phát biểu tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư Việt Nam - Nhật Bản.
Sự kiện do Tổ chức Xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (JETRO) phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam tổ chức tại Tokyo, trung tâm kinh tế-tài chính hàng đầu thế giới, đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Hội nghị có sự tham gia của khoảng 1.200 doanh nhân, nhà đầu tư Nhật Bản và Việt Nam.
Hội nghị Xúc tiến đầu tư Việt Nam - Nhật Bản lần này là cơ hội quý báu để cộng đồng doanh nghiệp hai nước cùng nhìn lại những kết quả hợp tác đầu tư đã đạt được, chia sẻ tầm nhìn, triển vọng và những cơ hội hợp tác, phát triển trong giai đoạn mới, góp phần thúc đẩy và làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác Chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á trong thời gian tới.
Phát biểu tại hội nghị, thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhiệt liệt chào mừng và gửi đến cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản những tình cảm hữu nghị chân thành và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Nhắc lại thành công của Hội nghị Xúc tiến đầu tư Việt Nam-Nhật Bản năm 2017, Thủ tướng cho biết, nhiều ý kiến đề xuất, ý tưởng của các doanh nghiệp, nhà đầu tư Nhật Bản đã được xem xét, triển khai và phát huy hiệu quả trong thực tế.
Trên cơ sở đó, Thủ tướng bày tỏ hy vọng tại hội nghị lần này sẽ có thêm nhiều sáng kiến, đề xuất chất lượng, hiệu quả góp phần vào việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản.
Đánh giá chung về quan hệ hai nước Việt Nam - Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng quan hệ song phương đang phát triển hết sức tốt đẹp trên nhiều phương diện như ngoại giao, kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục.
Lãnh đạo cấp cao hai nước có quan hệ tin cậy chiến lược, thường xuyên có những chuyến thăm qua lại lẫn nhau. Lãnh đạo hai bên còn là những người bạn thân quý, sẵn sàng hỗ trợ cho quan hệ đối tác giữa hai nước.
“Chúng tôi xem đây chính là tài sản quý giá giữa hai nước và cũng chính là tài sản của doanh nghiệp vì điều đó góp phần làm tăng giá trị tài sản giữa doanh nghiệp hai nước trong quan hệ hợp tác và đầu tư lẫn nhau,” Thủ tướng chia sẻ.
Thông tin đến các nhà đầu tư, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Nhật Bản là nước cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam, đứng thứ hai về đầu tư FDI với trên 52 tỷ USD, đứng thứ 4 về quan hệ thương mại với trên 33 tỷ USD. Riêng 8 tháng đầu năm 2018, các nhà đầu tư Nhật Bản tiếp tục dẫn đầu về đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đến 7 tỷ USD, chiếm 28,8% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.
Hiện có trên 100.000 học sinh, du học sinh, thực tập sinh Việt Nam đang học tập và làm việc tại Nhật Bản và cũng có ngày càng nhiều du học sinh Nhật Bản đến giao lưu, học tập tại Việt Nam.
Hai nước có nhiều điểm giao thoa về văn hóa, con người và cùng hội tụ bản sắc văn hóa Á Đông. “Điều này làm chúng ta trở nên hiểu biết, gần gũi và tin cậy nhau hơn”, Thủ tướng nói và khẳng định đây là nền tảng quan trọng cho các mối quan hệ hợp tác giữa hai nước trong tương lai.
Đề cập đến tình hình kinh tế thế giới đang có nhiều nhân tố bất ổn, phức tạp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, trong bối cảnh đó, kinh tế Việt Nam được đánh giá có môi trường chính trị, xã hội ổn định, cùng với nền tảng vĩ mô được củng cố vững chắc. 9 tháng đầu năm 2018, kinh tế Việt Nam tăng trưởng gần 7%, thuộc nhóm cao nhất thế giới với 16 FTA thế hệ mới.
Điểm lại những lợi thế quan trọng của Việt Nam về địa chính trị, địa kinh tế, địa thương mại; lợi thế về dân số vàng, lượng người dùng Internet, điện thoại thông minh có tỷ lệ cao, Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ Việt Nam coi cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh là một nhiệm vụ xuyên suốt.
Các tổ chức quốc tế đánh giá cao Việt Nam thể hiện qua các chỉ số về môi trường đầu tư của Việt Nam liên tục được thăng hạng: Ngân hàng Thế giới (WB) xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam thứ 68/190,tăng 14 bậc so với 2017; Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) xếp hạng cạnh tranh toàn cầu cùa Việt Nam 55/137; chỉ số nhà quản trị mua hàng do Nikkei công bố xếp Việt Nam đạt 54,9 điểm cao nhất trong khối Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)...
Thủ tướng cho biết, có đến 70% doanh nghiệp Nhật Bản có kế hoạch mở rộng kinh doanh tại Việt Nam nhờ các yếu tố như doanh thu tiếp tục tăng, tính tăng trưởng của thị trường... Việt Nam hấp dẫn nhờ các yếu tố về quy mô thị trường, khả năng tăng trưởng, chi phí nhân công rẻ.
Cách đây 5 năm, Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược Công nghiệp hóa trong khuôn khổ hợp tác với Nhật Bản hướng đến năm 2020, Tầm nhìn 2030, trong đó ưu tiên phát triển 6 ngành công nghiệp: điện tử, máy nông nghiệp, chế biến nông-thủy sản, đóng tàu, tiết kiệm năng lượng và sản xuất ôtô và phụ tùng ôtô.
Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam đang chuyển dịch động lực tăng trưởng kinh tế sang các ngành có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ tiên tiến và lao động chất lượng cao.
Với lợi thế và tiềm năng phát triển trong nhiều lĩnh vực, Việt Nam mong muốn các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực phát triển hạ tầng, năng lượng sạch, công nghiệp chế biến, công nghiệp điện tử, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp công nghệ cao, logistics, hàng không, khách sạn cao cấp...
Nhấn mạnh đến điểm mới tại hội nghị xúc tiến đầu tư lần này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ Việt Nam đang đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, với việc bán cổ phần các doanh nghiệp lớn trong các lĩnh vực vận tải, hàng không, lương thực, thực phẩm, nông nghiệp, viễn thông, thương mại, dịch vụ du lịch, xây dựng...
Thủ tướng hoan nghênh các doanh nghiệp Nhật Bản có tiềm lực về tài chính, năng lực quản trị tốt mạng lưới thị trường quốc tế tốt, sẽ trở thành đối tác chiến lược của Việt Nam, nhất là xây dựng hạ tầng khu công nghiệp.
Lưu ý đến việc Việt Nam đang phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Việt Nam khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp.
Cho biết, các nhà đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam “đang được xem là hình mẫu về các nhà đầu tư FDI tại Việt Nam về sự kiên nhẫn, ý chí quyết tâm, kỷ luật, sự trung thực và tính hiệu quả trong đầu tư,” Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ vốn đầu tư của các bạn đang đóng vai trò dẫn động và làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các dòng vốn FDI và Việt Nam.
Hiện tại có nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản đã có mặt tại Việt Nam với những sản phẩm uy tín, hàm lượng kỹ thuật cao và tham gia tích cực vào hoạt động xuất khẩu.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ tin tưởng buổi xúc tiến lần này sẽ có thêm nhiều ý tưởng và đề xuất, khuyến nghị và những cách thức để đưa những ý tưởng đó, biến những ước mơ lớn của chúng ta thành hiện thực.
“Môi trường đầu tư của Việt Nam sẽ tiếp tục được cải thiện và các bạn hãy đến với Việt Nam để cùng phát triển bền vững và lâu dài,” Thủ tướng khẳng định và mời gọi các nhà đầu tư tại hội nghị.
Tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các quan chức hai nước đã cùng chứng kiến lễ trao 19 văn kiện hợp tác, biên bản thỏa thuận hợp tác giữa các bộ, ngành, doanh nghiệp hai nước với tổng giá trị lên đến gần 10 tỷ USD trong các lĩnh vực giáo dục, năng lượng, y tế, phát triển hạ tầng, xây dựng, hàng không, nông nghiệp, năng lượng...
Điển hình là các thỏa thuận hợp tác của tập đoàn T&T Group với công ty Mitsui & Co., LTD về đầu tư năng lượng và phát triển đô thị thông minh, trị giá 1,2 tỷ USD; thỏa thuận của tập đoàn T&T Group và tập đoàn y tế Eiwakai Medical về phát triển chuỗi hệ thống bệnh viện và phòng khám, trị giá 150 triệu USD; thỏa thuận giữa Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet và công ty Mitsubishi UFJ Lease & Finance (Nhật Bản) và Ngân hàng BNP Paribas (Pháp) về cung cấp tài chính cho 5 tầu bay, trị giá 614 triệu USD; thỏa thuận của Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet và Công ty IBJ Leasing, Công ty SBI Leasing Services, Công ty NTT Finance và Ngân hàng Natixis trao bản thỏa thuận cung cấp tài chính cho 5 tầu bay, trị giá 625 triệu USD; thỏa thuận hợp tác giữa trường Đại học Việt Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội với ANA Holdings Inc về nghiên cứu và đào tạo...
** Cùng ngày, tại Tokyo, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tọa đàm với các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ và công nghệ cao; tiếp Chủ tịch Ngân hàng MUFJ; Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty Mitsubishi và tiếp Chủ tịch JETRO.
Tại buổi tọa đàm với các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết Chính phủ Việt Nam chú trọng nâng cao khả năng tiếp cận và nắm bắt các cơ hội phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tận dụng các cơ hội áp dụng trí tuệ nhân tạo và các công nghệ cao trong tất cả các lĩnh vực nhằm nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi sản phẩm; tạo ra nhiều mô hình kinh doanh mới, nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
Thủ tướng nhấn mạnh trong quá trình này, Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và hạ tầng công nghệ thông tin; mong muốn các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ là những ngọn hải đăng trong việc phát triển những lĩnh vực này ở Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ cũng kêu gọi các doanh nghiệp Nhật Bản thiết lập các cụm sản xuất cung ứng có thể bổ trợ cho nhau ở Việt Nam trong cùng một ngành công nghiệp, để từ đó, tăng hàm lượng nội địa hóa.
Thủ tướng cho biết Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục cải cách mạnh mẽ, cắt giảm thủ tục hành chính, tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp. Việt Nam khẳng định phương châm cùng đồng hành phát triển với các doanh nghiệp, theo đó, sẽ nỗ lực xử lý các vấn đề đặt ra để các doanh nghiệp Nhật Bản vừa tiếp tục đầu tư, kinh doanh thành công, vừa đóng góp tích cực cho sự phát triển và thịnh vượng của Việt Nam.
Các doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng môi trường kinh doanh ở Việt Nam đã được cải thiện mạnh mẽ; mong muốn Chính phủ tiếp tục quan tâm tạo thuận lợi hơn nữa để các doanh nghiệp mở rộng đầu tư, kinh doanh ổn định, lâu dài tại Việt Nam.
Một số doanh nghiệp cho biết đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để cung ứng lại cho hệ thống các công ty của Nhật Bản; mở rộng đầu tư trong lĩnh vực phân phối, kết nối hạ tầng, xây dựng các trung tâm dữ liệu, trung tâm vận hành toàn cầu tại Việt Nam, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, phát triển các ngành ứng dụng trí tuệ nhân tạo và nhiều nội dung cụ thể khác.
Các doanh nghiệp cam kết nỗ lực đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam cũng như gìn giữ, phát huy mối quan hệ rất tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam-Nhật Bản.
Trao đổi với Tổng Giám đốc ngân hàng MUFJ ông Kanetsugu Mike, Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao hoạt động kinh doanh tại Việt Nam của MUFJ, ngân hàng lớn nhất Nhật Bản, và mong rằng ngân hàng tiếp tục là một cầu nối quan trọng thúc đẩy đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam, tham gia cùng Việt Nam trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển ngành ngân hàng.
Tổng giám đốc MUFJ cảm ơn Chính phủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của công ty tại Việt Nam, cam kết nỗ lực xúc tiến các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, góp phần cho sự phát triển của Việt Nam và quan hệ hai nước.
Tại buổi tiếp Chủ tịch kiêm tổng giám đốc công ty Misubishi ông Takehiro Kakeuchi, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Mitsubishi nghiên cứu đầu tư vào các dự án quy mô lớn như các thành phố thông minh ở các địa phương Việt Nam, xây dựng cảng Liên Chiểu ở Đà Nẵng, đầu tư các dây chuyền chế biến để sản xuất các sản phẩm cuối cùng tại Việt Nam, nhất là càphê và chè để đưa các sản phẩm này ra thị trường thế giới.
Chủ tịch Mitsubishi cam kết đầu tư vào Việt Nam ở mức vốn cao nhất, thúc đẩy đưa các ý tưởng mới và nghiên cứu mở rộng đầu tư trong các lĩnh vực như Thủ tướng đề xuất.
Chiều cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng phu nhân và Đoàn Cấp cao Việt Nam đã tới Sân bay quốc tế Haneda, lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị Cấp cao Mekong - Nhật Bản lần thứ 10 và thăm Nhật Bản./.
Thủ tướng khẳng định mong muốn phát triển quan hệ Việt Nam - Nhật Bản toàn diện và sâu sắc hơn nữa trên cơ sở những thành tựu đã đạt được, phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của nhân dân hai nước; tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.
Tại buổi hội kiến với Chủ tịch Hạ viện Tadamori Oshima, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Hạ viện Nhật Bản quan tâm thúc đẩy giao lưu và tiếp xúc cấp cao và các cấp, đẩy mạnh trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực lập pháp giữa Quốc hội hai nước; quan tâm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, lao động và giữa các địa phương của hai nước; ủng hộ gia tăng tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam; tăng cường trao đổi giao lưu văn hóa, nhân dân.
Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Oshima đánh giá cao những phát triển vượt bậc và thực chất của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản thời gian qua, khẳng định Hạ viện Nhật Bản coi trọng quan hệ với Việt Nam và mong muốn thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt - Nhật phát triển hơn nữa trên tất cả các lĩnh vực.
Chủ tịch Hạ viện bày tỏ ấn tượng tốt đẹp về đất nước, con người Việt Nam; trân trọng tình cảm của các bạn trẻ Việt Nam đối với Nhật Bản, theo đó, sẽ lắng nghe ý kiến của nhân dân và xem xét cải tiến những thủ tục nhập cảnh Nhật Bản cho công dân Việt Nam; ủng hộ các bạn trẻ Việt Nam theo học tại Nhật Bản và bạn trẻ Nhật Bản học tập tại Việt Nam.
Tại cuộc hội kiến với Chủ tịch Thượng viện Chuichi Date, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao đóng góp của Thượng viện trong thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam luôn trân trọng và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA của Nhật Bản và đề nghị Quốc hội Nhật Bản xem xét cung cấp ODA với mức ưu đãi phù hợp hơn; quan tâm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, lao động và giữa các địa phương của hai nước.
Thủ tướng cũng bày tỏ mong muốn Quốc hội hai nước phát huy vai trò giám sát, đôn đốc hai chính phủ triển khai tích cực các thỏa thuận đã ký; tăng cường phối hợp, hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Nhật Bản tại các diễn đàn liên nghị viện khu vực và thế giới.
Chủ tịch Thượng viện Date hoan nghênh và bày tỏ vui mừng được đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Nhật Bản dịp hai nước đang tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao; đánh giá cao sự điều hành của Chính phủ Việt Nam và những thành tựu về kinh tế, đối ngoại mà Việt Nam đã đạt được.
Chủ tịch Thượng viện Date khẳng định coi trọng tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác sâu rộng và toàn diện giữa hai nước và sẽ ủng hộ Chính phủ Nhật Bản tiếp tục hợp tác và hỗ trợ Việt Nam trong phát triển kinh tế, xã hội.
Nhân dịp này, Chủ tịch Thượng viện đánh giá cao những đóng góp hiệu quả của Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Quốc Cường trong nhiệm kỳ công tác của mình, góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển tốt đẹp.
** Chiều 10-10 (giờ địa phương), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự và phát biểu tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư Việt Nam - Nhật Bản.
Sự kiện do Tổ chức Xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (JETRO) phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam tổ chức tại Tokyo, trung tâm kinh tế-tài chính hàng đầu thế giới, đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Hội nghị có sự tham gia của khoảng 1.200 doanh nhân, nhà đầu tư Nhật Bản và Việt Nam.
Hội nghị Xúc tiến đầu tư Việt Nam - Nhật Bản lần này là cơ hội quý báu để cộng đồng doanh nghiệp hai nước cùng nhìn lại những kết quả hợp tác đầu tư đã đạt được, chia sẻ tầm nhìn, triển vọng và những cơ hội hợp tác, phát triển trong giai đoạn mới, góp phần thúc đẩy và làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác Chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á trong thời gian tới.
Phát biểu tại hội nghị, thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhiệt liệt chào mừng và gửi đến cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản những tình cảm hữu nghị chân thành và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Nhắc lại thành công của Hội nghị Xúc tiến đầu tư Việt Nam-Nhật Bản năm 2017, Thủ tướng cho biết, nhiều ý kiến đề xuất, ý tưởng của các doanh nghiệp, nhà đầu tư Nhật Bản đã được xem xét, triển khai và phát huy hiệu quả trong thực tế.
Trên cơ sở đó, Thủ tướng bày tỏ hy vọng tại hội nghị lần này sẽ có thêm nhiều sáng kiến, đề xuất chất lượng, hiệu quả góp phần vào việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản.
Đánh giá chung về quan hệ hai nước Việt Nam - Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng quan hệ song phương đang phát triển hết sức tốt đẹp trên nhiều phương diện như ngoại giao, kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục.
Lãnh đạo cấp cao hai nước có quan hệ tin cậy chiến lược, thường xuyên có những chuyến thăm qua lại lẫn nhau. Lãnh đạo hai bên còn là những người bạn thân quý, sẵn sàng hỗ trợ cho quan hệ đối tác giữa hai nước.
“Chúng tôi xem đây chính là tài sản quý giá giữa hai nước và cũng chính là tài sản của doanh nghiệp vì điều đó góp phần làm tăng giá trị tài sản giữa doanh nghiệp hai nước trong quan hệ hợp tác và đầu tư lẫn nhau,” Thủ tướng chia sẻ.
Thông tin đến các nhà đầu tư, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Nhật Bản là nước cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam, đứng thứ hai về đầu tư FDI với trên 52 tỷ USD, đứng thứ 4 về quan hệ thương mại với trên 33 tỷ USD. Riêng 8 tháng đầu năm 2018, các nhà đầu tư Nhật Bản tiếp tục dẫn đầu về đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đến 7 tỷ USD, chiếm 28,8% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.
Hiện có trên 100.000 học sinh, du học sinh, thực tập sinh Việt Nam đang học tập và làm việc tại Nhật Bản và cũng có ngày càng nhiều du học sinh Nhật Bản đến giao lưu, học tập tại Việt Nam.
Hai nước có nhiều điểm giao thoa về văn hóa, con người và cùng hội tụ bản sắc văn hóa Á Đông. “Điều này làm chúng ta trở nên hiểu biết, gần gũi và tin cậy nhau hơn”, Thủ tướng nói và khẳng định đây là nền tảng quan trọng cho các mối quan hệ hợp tác giữa hai nước trong tương lai.
Đề cập đến tình hình kinh tế thế giới đang có nhiều nhân tố bất ổn, phức tạp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, trong bối cảnh đó, kinh tế Việt Nam được đánh giá có môi trường chính trị, xã hội ổn định, cùng với nền tảng vĩ mô được củng cố vững chắc. 9 tháng đầu năm 2018, kinh tế Việt Nam tăng trưởng gần 7%, thuộc nhóm cao nhất thế giới với 16 FTA thế hệ mới.
Điểm lại những lợi thế quan trọng của Việt Nam về địa chính trị, địa kinh tế, địa thương mại; lợi thế về dân số vàng, lượng người dùng Internet, điện thoại thông minh có tỷ lệ cao, Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ Việt Nam coi cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh là một nhiệm vụ xuyên suốt.
Các tổ chức quốc tế đánh giá cao Việt Nam thể hiện qua các chỉ số về môi trường đầu tư của Việt Nam liên tục được thăng hạng: Ngân hàng Thế giới (WB) xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam thứ 68/190,tăng 14 bậc so với 2017; Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) xếp hạng cạnh tranh toàn cầu cùa Việt Nam 55/137; chỉ số nhà quản trị mua hàng do Nikkei công bố xếp Việt Nam đạt 54,9 điểm cao nhất trong khối Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)...
Thủ tướng cho biết, có đến 70% doanh nghiệp Nhật Bản có kế hoạch mở rộng kinh doanh tại Việt Nam nhờ các yếu tố như doanh thu tiếp tục tăng, tính tăng trưởng của thị trường... Việt Nam hấp dẫn nhờ các yếu tố về quy mô thị trường, khả năng tăng trưởng, chi phí nhân công rẻ.
Cách đây 5 năm, Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược Công nghiệp hóa trong khuôn khổ hợp tác với Nhật Bản hướng đến năm 2020, Tầm nhìn 2030, trong đó ưu tiên phát triển 6 ngành công nghiệp: điện tử, máy nông nghiệp, chế biến nông-thủy sản, đóng tàu, tiết kiệm năng lượng và sản xuất ôtô và phụ tùng ôtô.
Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam đang chuyển dịch động lực tăng trưởng kinh tế sang các ngành có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ tiên tiến và lao động chất lượng cao.
Với lợi thế và tiềm năng phát triển trong nhiều lĩnh vực, Việt Nam mong muốn các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực phát triển hạ tầng, năng lượng sạch, công nghiệp chế biến, công nghiệp điện tử, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp công nghệ cao, logistics, hàng không, khách sạn cao cấp...
Nhấn mạnh đến điểm mới tại hội nghị xúc tiến đầu tư lần này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ Việt Nam đang đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, với việc bán cổ phần các doanh nghiệp lớn trong các lĩnh vực vận tải, hàng không, lương thực, thực phẩm, nông nghiệp, viễn thông, thương mại, dịch vụ du lịch, xây dựng...
Thủ tướng hoan nghênh các doanh nghiệp Nhật Bản có tiềm lực về tài chính, năng lực quản trị tốt mạng lưới thị trường quốc tế tốt, sẽ trở thành đối tác chiến lược của Việt Nam, nhất là xây dựng hạ tầng khu công nghiệp.
Lưu ý đến việc Việt Nam đang phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Việt Nam khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp.
Cho biết, các nhà đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam “đang được xem là hình mẫu về các nhà đầu tư FDI tại Việt Nam về sự kiên nhẫn, ý chí quyết tâm, kỷ luật, sự trung thực và tính hiệu quả trong đầu tư,” Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ vốn đầu tư của các bạn đang đóng vai trò dẫn động và làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các dòng vốn FDI và Việt Nam.
Hiện tại có nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản đã có mặt tại Việt Nam với những sản phẩm uy tín, hàm lượng kỹ thuật cao và tham gia tích cực vào hoạt động xuất khẩu.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ tin tưởng buổi xúc tiến lần này sẽ có thêm nhiều ý tưởng và đề xuất, khuyến nghị và những cách thức để đưa những ý tưởng đó, biến những ước mơ lớn của chúng ta thành hiện thực.
“Môi trường đầu tư của Việt Nam sẽ tiếp tục được cải thiện và các bạn hãy đến với Việt Nam để cùng phát triển bền vững và lâu dài,” Thủ tướng khẳng định và mời gọi các nhà đầu tư tại hội nghị.
Tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các quan chức hai nước đã cùng chứng kiến lễ trao 19 văn kiện hợp tác, biên bản thỏa thuận hợp tác giữa các bộ, ngành, doanh nghiệp hai nước với tổng giá trị lên đến gần 10 tỷ USD trong các lĩnh vực giáo dục, năng lượng, y tế, phát triển hạ tầng, xây dựng, hàng không, nông nghiệp, năng lượng...
Điển hình là các thỏa thuận hợp tác của tập đoàn T&T Group với công ty Mitsui & Co., LTD về đầu tư năng lượng và phát triển đô thị thông minh, trị giá 1,2 tỷ USD; thỏa thuận của tập đoàn T&T Group và tập đoàn y tế Eiwakai Medical về phát triển chuỗi hệ thống bệnh viện và phòng khám, trị giá 150 triệu USD; thỏa thuận giữa Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet và công ty Mitsubishi UFJ Lease & Finance (Nhật Bản) và Ngân hàng BNP Paribas (Pháp) về cung cấp tài chính cho 5 tầu bay, trị giá 614 triệu USD; thỏa thuận của Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet và Công ty IBJ Leasing, Công ty SBI Leasing Services, Công ty NTT Finance và Ngân hàng Natixis trao bản thỏa thuận cung cấp tài chính cho 5 tầu bay, trị giá 625 triệu USD; thỏa thuận hợp tác giữa trường Đại học Việt Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội với ANA Holdings Inc về nghiên cứu và đào tạo...
** Cùng ngày, tại Tokyo, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tọa đàm với các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ và công nghệ cao; tiếp Chủ tịch Ngân hàng MUFJ; Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty Mitsubishi và tiếp Chủ tịch JETRO.
Tại buổi tọa đàm với các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết Chính phủ Việt Nam chú trọng nâng cao khả năng tiếp cận và nắm bắt các cơ hội phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tận dụng các cơ hội áp dụng trí tuệ nhân tạo và các công nghệ cao trong tất cả các lĩnh vực nhằm nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi sản phẩm; tạo ra nhiều mô hình kinh doanh mới, nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
Thủ tướng nhấn mạnh trong quá trình này, Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và hạ tầng công nghệ thông tin; mong muốn các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ là những ngọn hải đăng trong việc phát triển những lĩnh vực này ở Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ cũng kêu gọi các doanh nghiệp Nhật Bản thiết lập các cụm sản xuất cung ứng có thể bổ trợ cho nhau ở Việt Nam trong cùng một ngành công nghiệp, để từ đó, tăng hàm lượng nội địa hóa.
Thủ tướng cho biết Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục cải cách mạnh mẽ, cắt giảm thủ tục hành chính, tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp. Việt Nam khẳng định phương châm cùng đồng hành phát triển với các doanh nghiệp, theo đó, sẽ nỗ lực xử lý các vấn đề đặt ra để các doanh nghiệp Nhật Bản vừa tiếp tục đầu tư, kinh doanh thành công, vừa đóng góp tích cực cho sự phát triển và thịnh vượng của Việt Nam.
Các doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng môi trường kinh doanh ở Việt Nam đã được cải thiện mạnh mẽ; mong muốn Chính phủ tiếp tục quan tâm tạo thuận lợi hơn nữa để các doanh nghiệp mở rộng đầu tư, kinh doanh ổn định, lâu dài tại Việt Nam.
Một số doanh nghiệp cho biết đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để cung ứng lại cho hệ thống các công ty của Nhật Bản; mở rộng đầu tư trong lĩnh vực phân phối, kết nối hạ tầng, xây dựng các trung tâm dữ liệu, trung tâm vận hành toàn cầu tại Việt Nam, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, phát triển các ngành ứng dụng trí tuệ nhân tạo và nhiều nội dung cụ thể khác.
Các doanh nghiệp cam kết nỗ lực đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam cũng như gìn giữ, phát huy mối quan hệ rất tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam-Nhật Bản.
Trao đổi với Tổng Giám đốc ngân hàng MUFJ ông Kanetsugu Mike, Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao hoạt động kinh doanh tại Việt Nam của MUFJ, ngân hàng lớn nhất Nhật Bản, và mong rằng ngân hàng tiếp tục là một cầu nối quan trọng thúc đẩy đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam, tham gia cùng Việt Nam trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển ngành ngân hàng.
Tổng giám đốc MUFJ cảm ơn Chính phủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của công ty tại Việt Nam, cam kết nỗ lực xúc tiến các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, góp phần cho sự phát triển của Việt Nam và quan hệ hai nước.
Tại buổi tiếp Chủ tịch kiêm tổng giám đốc công ty Misubishi ông Takehiro Kakeuchi, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Mitsubishi nghiên cứu đầu tư vào các dự án quy mô lớn như các thành phố thông minh ở các địa phương Việt Nam, xây dựng cảng Liên Chiểu ở Đà Nẵng, đầu tư các dây chuyền chế biến để sản xuất các sản phẩm cuối cùng tại Việt Nam, nhất là càphê và chè để đưa các sản phẩm này ra thị trường thế giới.
Chủ tịch Mitsubishi cam kết đầu tư vào Việt Nam ở mức vốn cao nhất, thúc đẩy đưa các ý tưởng mới và nghiên cứu mở rộng đầu tư trong các lĩnh vực như Thủ tướng đề xuất.
Chiều cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng phu nhân và Đoàn Cấp cao Việt Nam đã tới Sân bay quốc tế Haneda, lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị Cấp cao Mekong - Nhật Bản lần thứ 10 và thăm Nhật Bản./.
Tổ chức Đại hội Mặt trận Tổ quốc các cấp cần tránh lãng phí  (10/10/2018)
Hoạt động của Chủ tịch Quốc hội tại Thổ Nhĩ Kỳ  (10/10/2018)
Mô hình gắn kết giữa trường Đại học với doanh nghiệp trong đào tạo đại học ở nước ta  (10/10/2018)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 01 đến ngày 07-10-2018)  (10/10/2018)
Các hoạt động của Thủ tướng trong khuôn khổ Hội nghị Mekong - Nhật Bản  (09/10/2018)
Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tiếp xúc cử tri tại Vĩnh Long  (09/10/2018)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên