Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 01 đến ngày 07-10-2018)
21:01, ngày 10-10-2018
TCCSĐT - Tuần qua, hơn 1.600 đoàn, số lượng trên 60.000 người, đại diện các cơ quan, đoàn thể, địa phương, đơn vị, lực lượng vũ trang nhân dân, nhân sĩ trí thức, chức sắc tôn giáo, tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế đến viếng, tiễn đưa nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười về nơi an nghỉ cuối cùng. Hơn 100 đoàn ngoại giao và tổ chức quốc tế, trong đó có 03 đoàn lãnh đạo cấp cao các nước Lào, Campuchia, Cuba đã đến viếng nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười.
Lãnh đạo các nước, các đảng gửi thư, điện chia buồn tới Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam và gia quyến đồng chí Đỗ Mười
Nhận được tin nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười từ trần, lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, lãnh đạo Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và lãnh đạo Đảng Nhân dân Campuchia, Tổng Thư ký Đảng Hành động Nhân dân Singapore Lý Hiển Long, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, Tổng thống Cộng hòa Belarus Alexander Lukashenko, Phu nhân Chủ tịch Kaysone Phomvihane bà Thongvin Phomvihane, Đảng Cộng sản các dân tộc Tây Ban Nha, Chủ tịch Đảng Cộng sản Đức Patrik Köbele, Trưởng Ban Đối ngoại Đức Günter Pohl, Tổng Thư ký Ban Thư ký Hội nghị Quốc tế các đảng chính trị châu Á Park Ro-byung… đã gửi Điện chia buồn tới Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, nhân dân Việt Nam và gia quyến đồng chí Đỗ Mười.
Trong điện chia buồn, các nhà lãnh đạo bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn trước việc đồng chí Đỗ Mười nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III, IV, V, VI, VII, VIII; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa V, VI, VII, VIII; nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, VIII từ trần. Ghi nhận và đánh giá cao thành tích và sự đóng góp to lớn của đồng chí Đỗ Mười trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam trước đây cũng như sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước của Việt Nam trong suốt hơn 80 năm hoạt động cách mạng của mình, các nhà lãnh đạo khẳng định, đồng chí Đỗ Mười đã góp phần to lớn vào việc phát triển và vun đắp mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam với các nước.
Lãnh đạo các nước đã gửi lời chia buồn sâu sắc, chia sẻ tới Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng nhân dân Việt Nam anh em và gia đình, thân quyến của đồng chí Đỗ Mười. Đồng thời tin tưởng rằng Đảng và nhân dân Việt Nam kế tục ý tưởng lúc sinh thời của đồng chí Đỗ Mười và của các nhà cách mạng lão thành, tiếp tục thực hiện thắng lợi cuộc đấu tranh xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa phồn vinh.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào
Chiều 06-10-2018, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào do đồng chí Thongloun Sisoulith, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào dẫn đầu sang dự Lễ tang nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười.
Đồng chí Thongloun Sisoulith trân trọng chuyển lời chia buồn sâu sắc, lòng tiếc thương vô hạn của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và Mặt trận Lào Xây dựng đất nước tới Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười từ trần. Đồng chí Thongloun Sisoulith đánh giá cao sự đóng góp to lớn của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng như sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước của Việt Nam; việc đồng chí Đỗ Mười từ trần không chỉ là tổn thất to lớn đối với Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam và gia quyến, mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào cũng mất đi một người bạn thân thiết và gần gũi. Đồng chí Thongloun Sisoulith khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào mãi mãi giữ gìn và vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào không ngừng đơm hoa kết trái.
Thay mặt Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chân thành cảm ơn Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào Xây dựng đất nước đã gửi Điện chia buồn về việc nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười từ trần; cử các Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào đến viếng và ghi sổ tang tại Đại sứ quán Việt Nam tại Lào và đặc biệt đã cử Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào do đồng chí Thongloun Sisoulith dẫn đầu sang Việt Nam dự Lễ tang, thể hiện sâu đậm mối quan hệ đoàn kết đặc biệt, thủy chung, trong sáng, hiếm có trong quan hệ quốc tế giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước, cũng như tình cảm của Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào đối với nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười. Các đồng chí lãnh đạo nước ta khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam sẽ làm hết sức mình cùng với Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào giữ gìn và phát triển mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào ngày càng phát triển, vì sự phát triển phồn vinh của hai dân tộc cũng như vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Đại sứ quán Việt Nam tại các nước tổ chức lễ viếng và mở sổ tang nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười
Từ ngày 05 đến ngày 08-10-2018, Đại sứ quán Việt Nam tại các nước: Lào, Campuchia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Myanmar, Cuba, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Israel, Đức, Bỉ, Ai Cập, Ukraine, Liên bang Nga, Cộng hòa Séc, Chile, Pháp, Canada, Ấn Độ, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, Thụy Sĩ, Nam Phi, Italy, Hà Lan, Mexico, Mozambique, Bangladesh, Argentina… đã tổ chức trọng thể lễ viếng và mở sổ tang tưởng niệm đồng chí Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nguyên Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Toàn thể các cơ quan đại diện Việt Nam, đại diện các hội đoàn doanh nghiệp, cộng đồng người Việt ở nước ngoài đã bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười. Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Trong bầu không khí trang nghiêm, xúc động, toàn thể cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại các nước cùng các cơ quan đại diện Việt Nam đã thắp hương tưởng nhớ và dành một phút mặc niệm trước sự ra đi của đồng chí Đỗ Mười. Thay mặt lãnh đạo, nhân viên Đại sứ quán và các cơ quan đại diện, Đại sứ Việt Nam tại các nước đã nêu bật những đóng góp to lớn của đồng chí Đỗ Mười trong sự nghiệp đổi mới của đất nước và hội nhập với quốc tế.
Các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện các nhiều nước trong đoàn ngoại giao tại các nước Nga, Cuba, Brazil, Malaysia, Indonesia, Ai Cập, Thái Lan, Palestine, Belarus, Nhật Bản, Thái Lan, Myanmar, Indonesia, Butan, Singapore, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE), Iraq… cũng đã tới chia buồn trước sự ra đi của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười và khẳng định tình đoàn kết với nhân dân Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp một số nhà đầu tư nước ngoài
Chiều 03-10-2018, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp ông Youn Chul Kim, Chủ tịch Công ty Hanwha Techwin (Hàn Quốc) và ông Spencer Damian White, Giám đốc điều hành Công ty liên doanh Delta Offshore Energy.
Tại buổi tiếp, đánh giá cao việc các nhà đầu tư có kế hoạch mở rộng đầu tư vào Việt Nam, Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam là nền kinh tế có mức tăng trưởng cao, kinh tế vĩ mô ổn định, môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện và tăng cường hội nhập quốc tế với việc tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do. Đây là điểm hấp dẫn, là thời cơ đối với các nhà đầu tư vào làm ăn tại Việt Nam cũng như mở rộng sản xuất. Thủ tướng khẳng định cam kết Chính phủ sẽ đồng hành, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài thành công tại Việt Nam và mong muốn Tập đoàn Hanwha, Công ty Delta Offshore Energy sẽ là tấm gương tốt về đầu tư FDI tại Việt Nam.
Cảm ơn sự quan tâm của Chính phủ Việt Nam, lãnh đạo các doanh nghiệp cho biết, sẽ nỗ lực đẩy nhanh tiến độ dự án ngay khi có được quyết định chủ trương đầu tư. Lãnh đạo hai doanh nghiệp cũng bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm hỗ trợ từ Chính phủ, các bộ, ngành chức năng của Việt Nam và tỉnh Bắc Ninh, Bạc Liêu để dự án sớm đi vào hoạt động. Được biết, Hanwha là tập đoàn đa quốc gia, lớn thứ 8 của Hàn Quốc với doanh thu 57 tỷ USD vào năm 2017. Đến nay, tập đoàn đã đầu tư khoảng 800 triệu USD vào Việt Nam với 5 công ty. Còn Công ty Delta Offshore Energy, là một liên doanh với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư từ Mỹ, Na Uy, Phần Lan, Anh, Hà Lan, Pháp... đã huy động sự tham gia của các tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực điện và cung cấp tài chính như GE, Ngân hàng DNB Bank và Qũy Bảo hiểm Marsh...
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
Trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật Bản và tham dự Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong - Nhật Bản lần thứ 10, ngày 08-10-2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã hội đàm và dự chiêu đãi của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Cùng với đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng chứng kiến lễ trao các văn kiện hợp tác và chủ trì họp báo chung; thăm Đại sứ quán và gặp gỡ cộng đồng Việt Nam tại Nhật Bản; tiếp một số doanh nghiệp Nhật Bản; tiếp Chủ tịch Liên minh nghị sỹ hữu nghị Nhật-Việt. Trong bầu không khí thân mật và tin cậy lẫn nhau, hai bên đã trao đổi ý kiến thực chất; bày tỏ vui mừng về việc quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt Nam - Nhật Bản đang phát triển tốt đẹp, thực chất trên mọi lĩnh vực như kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, nông nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực; hoan nghênh nhiều hoạt động kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước đã được tổ chức.
Về hợp tác kinh tế, hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục thúc đẩy liên kết kinh tế giữa hai nước theo tinh thần hai bên cùng có lợi, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, năng lượng, nông nghiệp công nghệ cao, cơ sở hạ tầng chất lượng cao, tạo điều kiện để hoa quả của hai nước vào được thị trường của nhau trong đó có cam, táo của Nhật, vải, nhãn, vú sữa của Việt Nam; trao đổi các biện pháp để thúc đẩy tiến độ một số dự án đang triển khai giữa hai nước. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường hợp tác kinh tế giữa hai nước. Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh việc hai nước đang tiến hành các bước khởi động đàm phán Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự và Hiệp định chuyển giao người bị kết án; nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, lao động, theo đó Nhật Bản sẵn sàng tiếp nhận nhiều hơn nữa thực tập sinh Việt Nam sang lao động tại Nhật Bản; đồng thời xử lý các công ty môi giới phái cử lao động hoạt động không lành mạnh. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị Nhật Bản xem xét miễn thuế thu nhập và thuế cư trú cho thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản và tạo thêm thuận lợi trong việc cấp thị thực nhập cảnh cho người du lịch Việt Nam sang Nhật Bản.
Về vấn đề khu vực và quốc tế, hai Thủ tướng khẳng định hợp tác để đảm bảo thành công cho Hội nghị Cấp cao Mekong - Nhật Bản lần thứ 10, cùng nỗ lực thúc đẩy quan hệ ASEAN-Nhật Bản khi Việt Nam giữ vai trò điều phối viên quan hệ ASEAN-Nhật Bản giai đoạn 2018-2021; khẳng định quyết tâm cùng thúc đẩy để Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sớm có hiệu lực, được thực thi, thúc đẩy các tiến trình thương lượng Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP); trao đổi ý kiến về tình hình bán đảo Triều Tiên và các vấn đề được quan tâm; ủng hộ nỗ lực của các bên nhằm thúc đẩy hoà bình, ổn định và phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên.
Về vấn đề Biển Đông, hai Thủ tướng khẳng định tầm quan trọng của việc bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải, hàng không, giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố chung về ứng xử của các Bên trên Biển Đông (DOC), sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu quả và có hiệu lực pháp lý./.
Nhận được tin nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười từ trần, lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, lãnh đạo Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và lãnh đạo Đảng Nhân dân Campuchia, Tổng Thư ký Đảng Hành động Nhân dân Singapore Lý Hiển Long, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, Tổng thống Cộng hòa Belarus Alexander Lukashenko, Phu nhân Chủ tịch Kaysone Phomvihane bà Thongvin Phomvihane, Đảng Cộng sản các dân tộc Tây Ban Nha, Chủ tịch Đảng Cộng sản Đức Patrik Köbele, Trưởng Ban Đối ngoại Đức Günter Pohl, Tổng Thư ký Ban Thư ký Hội nghị Quốc tế các đảng chính trị châu Á Park Ro-byung… đã gửi Điện chia buồn tới Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, nhân dân Việt Nam và gia quyến đồng chí Đỗ Mười.
Trong điện chia buồn, các nhà lãnh đạo bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn trước việc đồng chí Đỗ Mười nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III, IV, V, VI, VII, VIII; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa V, VI, VII, VIII; nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, VIII từ trần. Ghi nhận và đánh giá cao thành tích và sự đóng góp to lớn của đồng chí Đỗ Mười trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam trước đây cũng như sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước của Việt Nam trong suốt hơn 80 năm hoạt động cách mạng của mình, các nhà lãnh đạo khẳng định, đồng chí Đỗ Mười đã góp phần to lớn vào việc phát triển và vun đắp mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam với các nước.
Lãnh đạo các nước đã gửi lời chia buồn sâu sắc, chia sẻ tới Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng nhân dân Việt Nam anh em và gia đình, thân quyến của đồng chí Đỗ Mười. Đồng thời tin tưởng rằng Đảng và nhân dân Việt Nam kế tục ý tưởng lúc sinh thời của đồng chí Đỗ Mười và của các nhà cách mạng lão thành, tiếp tục thực hiện thắng lợi cuộc đấu tranh xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa phồn vinh.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào
Chiều 06-10-2018, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào do đồng chí Thongloun Sisoulith, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào dẫn đầu sang dự Lễ tang nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười.
Đồng chí Thongloun Sisoulith trân trọng chuyển lời chia buồn sâu sắc, lòng tiếc thương vô hạn của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và Mặt trận Lào Xây dựng đất nước tới Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười từ trần. Đồng chí Thongloun Sisoulith đánh giá cao sự đóng góp to lớn của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng như sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước của Việt Nam; việc đồng chí Đỗ Mười từ trần không chỉ là tổn thất to lớn đối với Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam và gia quyến, mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào cũng mất đi một người bạn thân thiết và gần gũi. Đồng chí Thongloun Sisoulith khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào mãi mãi giữ gìn và vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào không ngừng đơm hoa kết trái.
Thay mặt Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chân thành cảm ơn Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào Xây dựng đất nước đã gửi Điện chia buồn về việc nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười từ trần; cử các Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào đến viếng và ghi sổ tang tại Đại sứ quán Việt Nam tại Lào và đặc biệt đã cử Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào do đồng chí Thongloun Sisoulith dẫn đầu sang Việt Nam dự Lễ tang, thể hiện sâu đậm mối quan hệ đoàn kết đặc biệt, thủy chung, trong sáng, hiếm có trong quan hệ quốc tế giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước, cũng như tình cảm của Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào đối với nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười. Các đồng chí lãnh đạo nước ta khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam sẽ làm hết sức mình cùng với Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào giữ gìn và phát triển mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào ngày càng phát triển, vì sự phát triển phồn vinh của hai dân tộc cũng như vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Đại sứ quán Việt Nam tại các nước tổ chức lễ viếng và mở sổ tang nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười
Từ ngày 05 đến ngày 08-10-2018, Đại sứ quán Việt Nam tại các nước: Lào, Campuchia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Myanmar, Cuba, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Israel, Đức, Bỉ, Ai Cập, Ukraine, Liên bang Nga, Cộng hòa Séc, Chile, Pháp, Canada, Ấn Độ, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, Thụy Sĩ, Nam Phi, Italy, Hà Lan, Mexico, Mozambique, Bangladesh, Argentina… đã tổ chức trọng thể lễ viếng và mở sổ tang tưởng niệm đồng chí Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nguyên Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Toàn thể các cơ quan đại diện Việt Nam, đại diện các hội đoàn doanh nghiệp, cộng đồng người Việt ở nước ngoài đã bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười. Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Trong bầu không khí trang nghiêm, xúc động, toàn thể cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại các nước cùng các cơ quan đại diện Việt Nam đã thắp hương tưởng nhớ và dành một phút mặc niệm trước sự ra đi của đồng chí Đỗ Mười. Thay mặt lãnh đạo, nhân viên Đại sứ quán và các cơ quan đại diện, Đại sứ Việt Nam tại các nước đã nêu bật những đóng góp to lớn của đồng chí Đỗ Mười trong sự nghiệp đổi mới của đất nước và hội nhập với quốc tế.
Các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện các nhiều nước trong đoàn ngoại giao tại các nước Nga, Cuba, Brazil, Malaysia, Indonesia, Ai Cập, Thái Lan, Palestine, Belarus, Nhật Bản, Thái Lan, Myanmar, Indonesia, Butan, Singapore, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE), Iraq… cũng đã tới chia buồn trước sự ra đi của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười và khẳng định tình đoàn kết với nhân dân Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp một số nhà đầu tư nước ngoài
Chiều 03-10-2018, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp ông Youn Chul Kim, Chủ tịch Công ty Hanwha Techwin (Hàn Quốc) và ông Spencer Damian White, Giám đốc điều hành Công ty liên doanh Delta Offshore Energy.
Tại buổi tiếp, đánh giá cao việc các nhà đầu tư có kế hoạch mở rộng đầu tư vào Việt Nam, Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam là nền kinh tế có mức tăng trưởng cao, kinh tế vĩ mô ổn định, môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện và tăng cường hội nhập quốc tế với việc tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do. Đây là điểm hấp dẫn, là thời cơ đối với các nhà đầu tư vào làm ăn tại Việt Nam cũng như mở rộng sản xuất. Thủ tướng khẳng định cam kết Chính phủ sẽ đồng hành, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài thành công tại Việt Nam và mong muốn Tập đoàn Hanwha, Công ty Delta Offshore Energy sẽ là tấm gương tốt về đầu tư FDI tại Việt Nam.
Cảm ơn sự quan tâm của Chính phủ Việt Nam, lãnh đạo các doanh nghiệp cho biết, sẽ nỗ lực đẩy nhanh tiến độ dự án ngay khi có được quyết định chủ trương đầu tư. Lãnh đạo hai doanh nghiệp cũng bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm hỗ trợ từ Chính phủ, các bộ, ngành chức năng của Việt Nam và tỉnh Bắc Ninh, Bạc Liêu để dự án sớm đi vào hoạt động. Được biết, Hanwha là tập đoàn đa quốc gia, lớn thứ 8 của Hàn Quốc với doanh thu 57 tỷ USD vào năm 2017. Đến nay, tập đoàn đã đầu tư khoảng 800 triệu USD vào Việt Nam với 5 công ty. Còn Công ty Delta Offshore Energy, là một liên doanh với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư từ Mỹ, Na Uy, Phần Lan, Anh, Hà Lan, Pháp... đã huy động sự tham gia của các tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực điện và cung cấp tài chính như GE, Ngân hàng DNB Bank và Qũy Bảo hiểm Marsh...
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
Trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật Bản và tham dự Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong - Nhật Bản lần thứ 10, ngày 08-10-2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã hội đàm và dự chiêu đãi của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Cùng với đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng chứng kiến lễ trao các văn kiện hợp tác và chủ trì họp báo chung; thăm Đại sứ quán và gặp gỡ cộng đồng Việt Nam tại Nhật Bản; tiếp một số doanh nghiệp Nhật Bản; tiếp Chủ tịch Liên minh nghị sỹ hữu nghị Nhật-Việt. Trong bầu không khí thân mật và tin cậy lẫn nhau, hai bên đã trao đổi ý kiến thực chất; bày tỏ vui mừng về việc quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt Nam - Nhật Bản đang phát triển tốt đẹp, thực chất trên mọi lĩnh vực như kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, nông nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực; hoan nghênh nhiều hoạt động kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước đã được tổ chức.
Về hợp tác kinh tế, hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục thúc đẩy liên kết kinh tế giữa hai nước theo tinh thần hai bên cùng có lợi, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, năng lượng, nông nghiệp công nghệ cao, cơ sở hạ tầng chất lượng cao, tạo điều kiện để hoa quả của hai nước vào được thị trường của nhau trong đó có cam, táo của Nhật, vải, nhãn, vú sữa của Việt Nam; trao đổi các biện pháp để thúc đẩy tiến độ một số dự án đang triển khai giữa hai nước. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường hợp tác kinh tế giữa hai nước. Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh việc hai nước đang tiến hành các bước khởi động đàm phán Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự và Hiệp định chuyển giao người bị kết án; nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, lao động, theo đó Nhật Bản sẵn sàng tiếp nhận nhiều hơn nữa thực tập sinh Việt Nam sang lao động tại Nhật Bản; đồng thời xử lý các công ty môi giới phái cử lao động hoạt động không lành mạnh. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị Nhật Bản xem xét miễn thuế thu nhập và thuế cư trú cho thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản và tạo thêm thuận lợi trong việc cấp thị thực nhập cảnh cho người du lịch Việt Nam sang Nhật Bản.
Về vấn đề khu vực và quốc tế, hai Thủ tướng khẳng định hợp tác để đảm bảo thành công cho Hội nghị Cấp cao Mekong - Nhật Bản lần thứ 10, cùng nỗ lực thúc đẩy quan hệ ASEAN-Nhật Bản khi Việt Nam giữ vai trò điều phối viên quan hệ ASEAN-Nhật Bản giai đoạn 2018-2021; khẳng định quyết tâm cùng thúc đẩy để Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sớm có hiệu lực, được thực thi, thúc đẩy các tiến trình thương lượng Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP); trao đổi ý kiến về tình hình bán đảo Triều Tiên và các vấn đề được quan tâm; ủng hộ nỗ lực của các bên nhằm thúc đẩy hoà bình, ổn định và phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên.
Về vấn đề Biển Đông, hai Thủ tướng khẳng định tầm quan trọng của việc bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải, hàng không, giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố chung về ứng xử của các Bên trên Biển Đông (DOC), sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu quả và có hiệu lực pháp lý./.
Các hoạt động của Thủ tướng trong khuôn khổ Hội nghị Mekong - Nhật Bản  (09/10/2018)
Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tiếp xúc cử tri tại Vĩnh Long  (09/10/2018)
Chủ tịch Quốc hội hội kiến Chủ tịch Duma quốc gia Liên bang Nga  (09/10/2018)
Việt Nam coi trọng quan hệ với đối tác chiến lược Indonesia  (09/10/2018)
Không phân biệt giới, không lựa chọn giới tính thai nhi  (09/10/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển