Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tham dự Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á Âu lần thứ 3 và thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ
23:08, ngày 07-10-2018
Chiều 07-10 (giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã tới thành phố Istanbul, Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong chuyến công tác từ ngày 07 đến ngày 12-10 này, Chủ tịch Quốc hội sẽ tham dự Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á Âu lần thứ 3 (MSEAP 3) theo lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia Nga V.Volodin, Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Moon Hee Sang, (đồng Chủ tịch sáng lập Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á Âu); thăm chính thức Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim.
Tham gia đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam có các Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc; Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng-An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt; Trưởng ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải; các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Bình; Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Bùi Văn Cường; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến và lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương.
Đón Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam tại Sân bay quốc tế Ataturk, Istanbul có: Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ Phạm Anh Tuấn; Phó Tỉnh trưởng Istanbul Bahattin Atci và một số cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á Âu (MSEAP) là cơ chế hợp tác nghị viện khu vực Á Âu theo sáng kiến của Chủ tịch Duma Quốc gia Nga và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc. MSEAP được tổ chức hằng năm để các cơ quan lập pháp khu vực Á Âu phối hợp hành động và nâng cao vai trò của ngoại giao nghị viện. Văn kiện cuối cùng của MSEAP là bản Tuyên bố chung được các Trưởng đoàn tham dự hội nghị ký kết. MSEAP 1 diễn ra tại Liên bang Nga vào năm 2016 và MSEAP 2 diễn ra tại Hàn Quốc vào năm 2017.
Dự kiến, tại MSEAP 3, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ có bài phát biểu tại phiên thảo luận chung. Các đại biểu thành viên trong đoàn sẽ tham dự các hoạt động chung trong khuôn khổ hội nghị.
Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam tham dự MSEAP 3 khẳng định cam kết chủ động, tích cực tham gia có trách nhiệm các hoạt động ngoại giao nghị viện đa phương; tiếp tục phát huy vai trò, vị thế của Việt Nam và Quốc hội Việt Nam tại các cơ chế hợp tác nghị viện khu vực và thế giới, qua đó góp phần thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao chung của Nhà nước, vì lợi ích quốc gia, hài hòa với lợi ích khu vực.
Sau khi tham dự MSEAP 3, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam sẽ thăm chính thức Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là lần đầu tiên Chủ tịch Quốc hội nước ta thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ và cũng là chuyến thăm cao nhất của lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta tới Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong chuyến thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ, dự kiến, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim; hội kiến với các nhà lãnh đạo cấp cao Thổ Nhĩ Kỳ; thăm và nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ; tham dự Tọa đàm Cơ hội kinh doanh-đầu tư Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ, tọa đàm thu hút gần 30 doanh nghiệp Việt Nam và khoảng 100 doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ.
Chuyến thăm chính thức Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân có ý nghĩa quan trọng nhằm tiếp tục củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Thổ Nhĩ Kỳ trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao trong năm 2018; là dấu mốc mới trong việc tăng cường và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ cũng như giữa Quốc hội hai nước./.
Tham gia đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam có các Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc; Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng-An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt; Trưởng ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải; các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Bình; Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Bùi Văn Cường; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến và lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương.
Đón Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam tại Sân bay quốc tế Ataturk, Istanbul có: Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ Phạm Anh Tuấn; Phó Tỉnh trưởng Istanbul Bahattin Atci và một số cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á Âu (MSEAP) là cơ chế hợp tác nghị viện khu vực Á Âu theo sáng kiến của Chủ tịch Duma Quốc gia Nga và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc. MSEAP được tổ chức hằng năm để các cơ quan lập pháp khu vực Á Âu phối hợp hành động và nâng cao vai trò của ngoại giao nghị viện. Văn kiện cuối cùng của MSEAP là bản Tuyên bố chung được các Trưởng đoàn tham dự hội nghị ký kết. MSEAP 1 diễn ra tại Liên bang Nga vào năm 2016 và MSEAP 2 diễn ra tại Hàn Quốc vào năm 2017.
Dự kiến, tại MSEAP 3, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ có bài phát biểu tại phiên thảo luận chung. Các đại biểu thành viên trong đoàn sẽ tham dự các hoạt động chung trong khuôn khổ hội nghị.
Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam tham dự MSEAP 3 khẳng định cam kết chủ động, tích cực tham gia có trách nhiệm các hoạt động ngoại giao nghị viện đa phương; tiếp tục phát huy vai trò, vị thế của Việt Nam và Quốc hội Việt Nam tại các cơ chế hợp tác nghị viện khu vực và thế giới, qua đó góp phần thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao chung của Nhà nước, vì lợi ích quốc gia, hài hòa với lợi ích khu vực.
Sau khi tham dự MSEAP 3, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam sẽ thăm chính thức Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là lần đầu tiên Chủ tịch Quốc hội nước ta thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ và cũng là chuyến thăm cao nhất của lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta tới Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong chuyến thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ, dự kiến, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim; hội kiến với các nhà lãnh đạo cấp cao Thổ Nhĩ Kỳ; thăm và nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ; tham dự Tọa đàm Cơ hội kinh doanh-đầu tư Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ, tọa đàm thu hút gần 30 doanh nghiệp Việt Nam và khoảng 100 doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ.
Chuyến thăm chính thức Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân có ý nghĩa quan trọng nhằm tiếp tục củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Thổ Nhĩ Kỳ trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao trong năm 2018; là dấu mốc mới trong việc tăng cường và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ cũng như giữa Quốc hội hai nước./.
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang và gia đình nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười  (07/10/2018)
Lãnh đạo các nước, các đảng, các tổ chức quốc tế gửi thư, điện chia buồn tới Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam và gia quyến đồng chí Đỗ Mười  (07/10/2018)
Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9-2018  (07/10/2018)
Họp báo thông tin về kết quả Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII  (07/10/2018)
Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc Hội nghị Trung ương  (06/10/2018)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên