6 tháng đầu năm 2009: kinh tế bị suy giảm nhưng không rơi vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái
TCCSĐT - Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ, chiều 7-7, trong 6 tháng đầu năm 2009, nền kinh tế bị suy giảm nhưng không rơi vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái và đang có chiều hướng tăng dần.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 6 tháng đầu năm, tốc độ tăng GDP ước đạt 3,9% (cùng kỳ năm trước tăng 6,47%). Tăng trưởng ở cả 3 khu vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ trong quý II đều cao hơn so với quý I, nhất là ngành công nghiệp và xây dựng.
Sản xuất công nghiệp tăng thấp nhưng có chuyển biến nhanh qua từng tháng. Công nghiệp là ngành chịu ảnh hưởng rất nhiều từ tác động của bên ngoài, nhưng sau khi giảm sâu trong tháng 1, công nghiệp liên tục tăng trong 5 tháng gần đây (tháng 6 tăng 8,2%). Giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 16,5%), trong đó, khu vực ngoài nhà nước tăng 7,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 4,5%. Giá trị gia tăng trong ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm tăng 2,42% (cùng kỳ tăng 7,73%).
Sự phục hồi ngành xây dựng do tận dụng được cơ hội giá vật liệu xuống thấp và thị trường bất động sản có dấu hiệu bước đầu phục hồi đã mang lại sự khởi sắc cho ngành công nghiệp xây dựng. Bên cạnh đó, mức tăng trưởng cao của công nghiệp khai thác đã cộng hưởng đẩy tốc độ tăng trưởng chung của cả ngành công nghiệp lên.
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm tăng 2,5% so cùng kỳ năm trước. Nét mới trong sản xuất lúa vụ đông xuân 2009 là các địa phương trọng điểm lúa đã chuyển dần sang trồng giống lúa mới có chất lượng tốt, được giá, dễ xuất khẩu. Khai thác thủy sản 6 tháng tăng 7,7% so với cùng kỳ, là mức tăng cao trong nhiều năm trở lại đây.
Khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng cao nhất so với nông nghiệp và công nghiệp. Tốc độ tăng giá trị gia tăng khu vực dịch vụ 6 tháng đầu năm 2009 đạt 5,5%. Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhu cầu tiêu dùng giảm sút, nhưng do tác động của chính sách kích cầu đầu tư và tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân, hoạt động thương mại dịch vụ nội địa đạt nhiều kết quả. Tổng mức bán lẻ hàng hóa doanh thu tiêu dùng cả nước 6 tháng đầu năm 2009 tăng 20% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó, thương nghiệp tăng 20,7%; du lịch tăng 20,6%... Các dịch vụ du lịch trong nước phát triển, hầu hết các tua du lịch trong dịp nghỉ lễ 30-4 - 1-5 đều hết chỗ.
Trong điều kiện kinh tế toàn cầu đang suy thoái hiện nay, có thể coi tốc độ tăng trưởng GDP và các lĩnh vực của nền kinh tế là kết quả khả quan.
Tuy nhiên, tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh cho biết, trong 6 tháng cuối năm, nền kinh tế vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức lớn. Để đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 5% như Quốc hội đề ra, trong điều kiện 6 tháng đầu năm chỉ đạt mức tăng 3,9%, trong 6 tháng cuối năm nền kinh tế phải đạt tốc độ tăng trưởng cao trên 6%, đồng thời lại phải chủ động phòng ngừa, không để lạm phát quay trở lại. Để hoàn thành nhiệm vụ này, theo Thứ trưởng Cao Viết Sinh, cần có các giải pháp đồng bộ, quyết liệt; kiểm tra việc giải ngân và thực hiện chính sách kích cầu đúng mục đích, đúng đối tượng./.
Vay vốn ADB theo cơ chế "Hỗ trợ khắc phục khủng hoảng"  (07/07/2009)
Ninh Bình phát huy quyền làm chủ của nhân dân, rèn luyện đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở  (07/07/2009)
Giá sữa và vấn đề kiểm soát  (07/07/2009)
Giá sữa và vấn đề kiểm soát  (07/07/2009)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên