Ngày làm việc thứ 2 của Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội khóa XII
Sáng ngày 7-5, Quốc hội họp toàn thể tại Hội trường. Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh, thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, trình bày Dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (bản sửa đổi) và nghe Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển trình bày Báo cáo thẩm tra Dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (bản sửa đổi). Bộ trưởng Bộ Tài Chính Vũ Văn Ninh, thay mặt Chính phủ, Thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ đã trình bày Dự án Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (bản sửa đổi) và nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chủ nhiệm Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển trình bày Báo cáo thẩm tra Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (bản sửa đổi).
Theo Bộ trưởng Vũ Văn Ninh, Luật Thuế giá trị gia tăng được thông qua ngày 10-5-1997 tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa IX và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-1999. Trong quá trình triển khai thực hiện, Luật thuế giá trị gia tăng đã được sửa chữa, triển khai nhiều lần nhằm tháo giỡ kịp thời những vướng mắc phát sinh, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam. Luật thuế giá trị giai tăng sau 9 năm đi vào cuộc sống, tác động tích cực đến nhiều mặt kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trước bối cảnh nền kinh tế đang tiếp tục chuyển đổi mạnh mẽ, hội nhập ngày càng sâu rộng, Luật Thuế giá trị gia tăng đang bộc lộ một số vấn đề cần phải xem xét để tiếp tục hoàn thiên. Đó là các vấn đề và khía cạnh như: về diện hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng; về điều kiện khấu trừ, hoàn thuế; về thuế suất thuế giá trị gia tăng; và, nhìn một cách tổng quát, nội dung và kết cấu của Luật Thuế giá trị gia tăng không còn phù hợp. Đây chính là những lý do cơ bản để sủa đổi Luật Thuế gia trị gia tăng để Luật thuế phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội mới của đất nước.
Về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cho biết, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp được Quốc hội thông qua ngày 10-5-1997 tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa IX và có hiệu lực chính thức kể từ ngày 1-1-1999. Sau 5 năm thực hiện, Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 3 thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2003. Tuy nhiên, do những biến đổi nhanh chóng của sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp đã bộc lộ một số hạn chế. Vì vây, mục tiêu của lần sửa đổi này là: thống nhất điều chỉnh giữa đầu tựu nước ngoài và đầu tư trong nước, tiếp tục ưu đãi theo hướng thuận lợi hơn trước nhằm tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn hơn, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách quốc gia. Sau 4 năm thực hiện, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp đã đạt được nhiều thành tự nhưng cũng bộc lộ một số hạn chế cần tiếp thục hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới. Cụ thể là: Về căn cứ tính thuế (còn một số điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế...); về qui định nơi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp; về chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp...
Cũng trong sáng nay, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, thay mặt chính phủ, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình Dự án Luật sủa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí và nghe Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm ủy ban Kinh tế của Quốc hội Hà Văn Hiền trình bày Báo cáo thẩm tra Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí.
Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, Luật này sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí được ban hành ngày 19-7-1993 và đã được sửa đổi bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí ban hành ngày 9-6-2000. Tuy nhiên, trong tình hình nhiều biến đổi của giá xăng, dầu, khí đốt trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc sửa đổi, bổ sung một số điều trong Luật Dầu khí là hoàn toàn đáp ứng những yêu cầu và đòi hỏi cấp thiết của bước phát triển kinh tế - xã hội mới của đất nước.
Buổi chiều, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) và Thuế Thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).
Nước Nga thời “hậu Pu-tin” sẽ đi đến đâu?  (07/05/2008)
Nước Nga thời “hậu Pu-Tin” sẽ đii đến đâu?  (07/05/2008)
Việt Nam chúc mừng tân Tổng thống Nga  (07/05/2008)
Đại lễ Phật Đản Vesak Liên hợp quốc năm 2008 tại Việt Nam và công tác đảm bảo an ninh  (07/05/2008)
Ra mắt Hội Phát triển hợp tác Kinh tế Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia  (07/05/2008)
Xung quanh ý tưởng thành lập Tổ chức các nước xuất khẩu gạo  (06/05/2008)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên