Đại lễ Phật Đản Vesak Liên hợp quốc năm 2008 tại Việt Nam và công tác đảm bảo an ninh
Đại lễ Phật Đản Vesak Liên hợp quốc năm 2008 được Chính phủ Việt Nam đăng cai và phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Phật Đản Liên hợp quốc (IOC) đồng tổ chức sẽ diễn ra tại thủ đô Hà Nội, từ ngày 13 đến ngày 17-5-2008. Vesak là tên gọi tháng thứ 4 theo lịch của Ấn Độ. Những tín đồ Phật giáo Ấn Độ coi tháng Vesak là tháng linh thiêng nhất trong năm, bởi vào ngày trăng tròn của tháng này đã diễn ra 3 sự kiện trùng lặp gắn với thân thế sự nghiệp Đức Phật (ngày Đức Phật sinh, ngày Đức Phật thành Đạo, ngày Đức Phật nhập Niết bàn). Đại lễ Vesak là Đại lễ kỷ niệm Tam hợp Đức Phật diễn ra vào ngày trăng tròn tháng Vesak tương đương với tháng 5 dương lịch. Tại phiên họp thứ 54, ngày 15-12-1999, Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã chính thức công nhận Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hoá, tôn giáo quốc tế của Liên hợp quốc, những hoạt động kỷ niệm sẽ được tổ chức hàng năm tại trụ sở và các trung tâm của Liên hợp quốc trên thế giới. Chính phủ Việt Nam đã hoan nghênh quyết định của Liên hợp quốc công nhận tính quốc tế và cơ chế Tam hợp của ngày Đại lễ Phật Đản, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ cao đối với quyết định nói trên của Liên hợp quốc vì hoà bình, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội. Tính đến nay, Đại lễ Phật đản Vesak đã được tổ chức tại một số nước, trong đó Thái Lan là quốc gia đã 3 năm liên tiếp (2005, 2006, 2007) tổ chức Đại lễ Phật Đản Liên hợp quốc.
Việc Chính phủ Việt Nam đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak năm 2008 là thể hiện đường lối đối ngoại rộng mở, chính sách tôn giáo đúng đắn của Nhà nước Việt Nam, đề cao vị thế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Các cơ quan chức năng của Việt Nam phối hợp với Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và tổ chức Phật giáo quốc tế đã và đang khẩn trương hoàn tất các khâu chuẩn bị để đảm bảo cho Đại lễ Phật Đản Vesak diễn ra một cách trang trọng, hữu nghị và thành công.
Đến nay, đã có hơn 4.500 đại biểu của hơn 600 đoàn khách quốc tế đại diện giới Phật giáo, các học giả, chính khách đến từ 70 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký tham dự. Đối với Việt Nam, Đại lễ Phật Đản Liên hợp quốc 2008 không chỉ là một lễ hội văn hoá tôn giáo tầm cỡ quốc tế, mà đây còn là cơ hội tốt để làm cho thế giới hiểu biết đúng đắn hơn về chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo, chính sách đại đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết dân tộc của nước Việt Nam yêu chuộng hoà bình với một nền văn hoá đa tôn giáo đậm đà bản sắc dân tộc. Đây cũng là dịp các tổ chức Phật giáo trên thế giới họp mặt tại Việt Nam, đề cao giá trị của Phật giáo là hoà hợp, đoàn kết, hoà bình, hữu nghị cùng nhau xây dựng cuộc sống tốt đẹp. Chủ đề của Đại lễ Phật Đản Liên hợp quốc 2008 tại Việt Nam là: “Sự đóng góp của Phật giáo trong việc xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”. Đại lễ được khai mạc và bế mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội; các hoạt động triển lãm, văn hoá tổ chức tại Cung Văn hoá Hữu nghị và Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình; các đoàn đại biểu sẽ chiêm bái thắng tích Phật giáo ở Yên Tử tỉnh Quảng Ninh, ở khu Du lịch Văn hoá Bái Đính tỉnh Ninh Bình, tham quan thắng cảnh Vịnh Hạ Long và Thành phố Hồ Chí Minh.
Do tính chất và tầm quan trọng của Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Ủy ban Chỉ đạo quốc gia và Ban Điều phối quốc gia tổ chức Đại lễ Phật Đản Liên hợp quốc 2008. Ban Điều phối quốc gia gồm đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương và các địa phương có liên quan như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Ninh Bình, cùng đại diện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và IOC người Việt Nam. Ban Điều phối quốc gia do Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ đứng đầu, có 7 Tiểu ban giúp việc là các Tiểu ban: Lễ nghi - Văn hoá, Nội dung, Lễ tân- Giao tế, Trang trí - Khánh tiết, An ninh, Tuyên truyền và Hậu cần. Đến nay, công tác chuẩn bị cho việc tổ chức Đại lễ Phật Đản Liên hợp quốc 2008 đang được hoàn tất. Ban Điều phối quốc gia đã tổ chức cuộc họp trù bị lần thứ nhất từ ngày 08-10-11-2007 và lần thứ hai vào ngày 19-3-2008 để kiểm điểm, đánh giá các mặt công tác của các Tiểu ban.
Được Chính phủ phân công phụ trách Tiểu ban An ninh, ngay từ cuối năm 2007, Bộ Công an đã xây dựng Kế hoạch về công tác Công an bảo vệ Đại lễ Phật Đản Liên hợp quốc 2008, trong đó phân công nhiệm vụ cụ thể cho Công an từng đơn vị, địa phương có liên quan. Bộ Công an nhấn mạnh, Đại lễ Phật Đản Liên hợp quốc 2008 được tổ chức ở Việt Nam trong bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều thuận lợi: Việt Nam là nước có nền chính trị ổn định, an ninh được giữ vững, kinh tế tiếp tục tăng trưởng, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện rõ rệt, vị thế của Việt Nam ngày càng nâng cao trên trường quốc tế, nhất là sau khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO và là Uỷ viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc khoá 2008-2009. Đại lễ Phật Đản Liên hợp quốc 2008 là sự kiện quan trọng, là hoạt động văn hoá tôn giáo lớn mang tính quốc tế liên quan đến các vấn đề chính trị, đối ngoại. Vì vậy, lực lượng Công an xác định việc bảo vệ tuyệt đối an toàn Đại lễ Phật Đản Liên hợp quốc 2008 là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của lực lượng Công an năm 2008. Toàn thể cán bộ, chiến sỹ lực lượng Công an nêu cao tinh thần trách nhiệm, bố trí đầy đủ lực lượng, phương tiện, nắm chắc mọi diễn biến tình hình về an ninh trật tự trên địa bàn được phân công, chủ động đối sách phòng, chống khủng bố, phòng chống cháy nổ, tiếp tục thực hiện đợt cao điểm tấn công tội phạm hình sự, có sự phối hợp chặt chẽ với các đơn vị được phân công nhiệm vụ cụ thể theo từng chức năng, chuyên ngành. Ngoài lực lượng cắm chốt dọc tuyến hành lang xung quanh khu vực trọng điểm, các đơn vị sẽ tăng cường tuần tra, kiểm soát trên đường phố, chú ý nơi ăn nghỉ và nơi diễn ra các hoạt động Phật sự của các đoàn đại biểu, đoàn khách quốc tế. Trong thời gian từ nay đến trước, trong và sau ngày khai mạc Đại lễ Phật Đản Liên hợp quốc 2008, công tác đảm bảo an ninh cho Đại lễ tập trung giải quyết một số việc như sau:
Một là, tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung các phương án bảo vệ và các biện pháp giải quyết các tình huống phức tạp có thể xảy ra; đẩy mạnh công tác nắm tình hình hoạt động của các loại đối tượng tội phạm trọng điểm; kịp thời phát hiện, ngăn chặn có hiệu quả các âm mưu, kế hoạch phá hoại Đại lễ của các loại tội phạm, nhất là tội phạm khủng bố, bắt cóc con tin; chú trọng kiểm soát phòng chống cháy nổ và đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Hai là, tăng cường bảo đảm an ninh trật tự khu vực biên giới, an ninh hàng không, an ninh đường biển; trao đổi và phối kiểm thông tin với cơ quan Công an các nước khu vực và thế giới nhằm kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất nhập cảnh, giải quyết thuận lợi, nhanh chóng cho các đoàn khách quốc tế vào dự Đại lễ, đồng thời phát hiện, ngăn chặn hoạt động tội phạm lợi dụng giấy tờ giả xâm nhập hoạt động phá hoại.
Ba là, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, bộ ngành liên quan, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tiến hành đồng bộ các biện pháp giữ vững an ninh chính trị trong lĩnh vực tôn giáo; đấu tranh ngăn chặn các hoạt động lợi dụng tôn giáo để gây rối chính trị, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo.
Bốn là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ý nghĩa chính trị đối ngoại và ý nghĩa quốc tế của Đại lễ, về công tác Công an tham gia đảm bảo an ninh cho Đại lễ nhằm tác động các tôn giáo hoạt động tuân thủ pháp luật, đồng hành với dân tộc, giúp đỡ lực lượng Công an trong công tác phòng chống tội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội làm cho hình ảnh đất nước Việt Nam hoà bình, tươi đẹp, con người và văn hoá Phật giáo Việt Nam đầy tình nhân ái, nhân văn thực sự trở thành dấu ấn không phai mờ trong ấn tuợng của bạn bè quốc tế./.
Ra mắt Hội Phát triển hợp tác Kinh tế Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia  (07/05/2008)
Xung quanh ý tưởng thành lập Tổ chức các nước xuất khẩu gạo  (06/05/2008)
Xung quanh ý tưởng thành lập Tổ chức các nước xuất khẩu gạo  (06/05/2008)
Điện Biên Phủ - biểu tượng của ý chí quyết thắng Việt Nam  (06/05/2008)
Điện Biên Phủ - biểu tượng của ý chí quyết thắng Việt Nam  (06/05/2008)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên