Chính phủ sẽ hỗ trợ cao nhất để đồng bào dân tộc thiểu số sớm ổn định
TCCSĐT - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 13-8, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến đã trả lời câu hỏi của các đại biểu Quốc hội liên quan đến giải pháp để khắc phục sự chồng chéo trong chính sách dân tộc thiểu số thời gian tới. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã tham gia giải đáp những câu hỏi của đại biểu Quốc hội đặt ra liên quan đến việc thực hiện chính sách dân tộc.
Chính sách dân tộc thiểu số: Hướng đến cho vay ưu đãi, giảm cho không
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) nêu câu hỏi: Thời gian qua có nhiều văn bản pháp luật liên quan chính sách dân tộc thiểu số, song như Bộ trưởng cho biết là chưa hoàn thiện. Vậy Bộ trưởng cho biết sẽ tổ chức thế nào, giải pháp gì để thực hiện chính sách dân tộc thời gian tới?
Về nội dung này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Đỗ Văn Chiến cho biết về tổng thể chính sách bao phủ hầu hết các mặt từ y tế, văn hóa giáo dục, hạ tầng, sinh kế... nhưng chưa đạt hiệu quả vì các nguyên nhân: Chính sách khung, chưa xác định rõ nguồn lực; có chính sách chưa cân đối hoặc cân đối thấp; chính sách kéo dài tương ứng nhiệm kỳ nên giữa hai nhiệm kỳ thì chính sách chưa được triển khai liên tục; đồng bào sinh sống ở nơi khó khăn về địa lý, khí hậu, thiếu đất... Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ dân cũng khiến dẫn đến sự dựa dẫm, thậm chí không muốn ra khỏi hộ nghèo.
Tới đây, Ủy ban Dân tộc sẽ đề nghị Quốc hội, Chính phủ, địa phương ủng hộ nghiên cứu tích hợp chính sách thành Chương trình mục tiêu Quốc gia 10 năm; hướng tới cơ chế tăng vay ưu đãi, giảm cho không- Bộ trưởng nêu.
Cùng sự quan tâm, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) nêu thực tế qua giám sát và khảo sát cho thấy các chương trình, dự án đầu tư cho khu vực dân tộc miền núi có nhiều nội dung chồng chéo, thiếu tập trung, nhiều đầu mối quản lý, dẫn đến phân tán nguồn lực, gây khó khăn trong tổ chức thực hiện. Ví dụ, hỗ trợ sản xuất có 4 chính sách, nước sinh hoạt có 3 chính sách. Một số chính sách không phù hợp với đặc điểm vùng, khu vực, dân tộc. Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của Ủy ban Dân tộc, cũng như quan điểm, giải pháp cho vấn đề nêu trên?
Trả lời chất vấn về sự chồng chéo, mâu thuẫn trong các chương trình, dự án đầu tư cho khu vực này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Đỗ Văn Chiến cho biết, hiện theo quy định tại Nghị định 05/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc, có 13 nhóm chính sách, phân công cho 14 bộ chủ trì. Chính sách về nguồn lực do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các địa phương triển khai.
Chính sách phát triển bền vững do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì. Chính sách về giáo dục, đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì. Chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa, thể thao, du lịch do Bộ Văn hóa, Du lịch và Thể thao chủ trì... Các chính sách hiện do nhiều bộ chủ trì triển khai, nhưng chưa hiệu quả vì đồng bào sinh sống phân tán ở 51 tỉnh, thành phố, nên các bộ không có đủ nguồn lực, nhân lực để quản lý thực hiện toàn bộ những chính sách nêu trên. Chính phủ phân công nhiệm vụ, các bộ chủ yếu xây dựng chính sách, kiểm tra, đôn đốc thực hiện, việc triển khai thực hiện ở dưới tỉnh, tập trung chủ yếu ở địa phương. Kết quả thực hiện đúng là có trách nhiệm của bộ, ngành nhưng vai trò chính là ở địa phương.
Thừa nhận có chính sách mấy bộ đề xuất, nhưng Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc khẳng định đã đến kiểm tra và không thấy có nơi nào tồn tại hai công trình như nhau. Các xã có khoảng 15 chương trình, nên nếu chương trình này đầu tư vào thôn này, sẽ không đầu tư ở thôn khác. Việc lồng ghép các chương trình cũng diễn ra ở địa phương là chủ yếu.
Về các giải pháp, Bộ trưởng Đỗ Văn Chiến cho rằng cần có nghiên cứu tầm quốc gia để hỗ trợ 14 triệu đồng bào dân tộc thiểu số có đời sống tốt hơn, bởi đây là vùng có vị trí chiến lược, nếu không nói là nhạy cảm về sinh thái, môi trường, an ninh, quốc phòng... Nếu tích hợp các chương trình thành một chương trình quốc gia và có ban điều hành, theo dõi, đôn đốc sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều.
Chính phủ sẽ hỗ trợ cao nhất để đồng bào dân tộc thiểu số sớm ổn định
Có mặt tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã tham gia giải đáp những câu hỏi của đại biểu Quốc hội đặt ra liên quan đến việc thực hiện chính sách dân tộc.
Phó Thủ tướng đánh giá vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế. Phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu phát triển bền vững, góp phần vào xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, thống nhất trong đa dạng.
Trong chỉ đạo, điều hành, Chính phủ đã ban hành, xây dựng nhiều cơ chế, chính sách, bố trí huy động nguồn lực, nỗ lực tổ chức thực hiện nhằm phát triển toàn diện vùng dân tộc thiểu số và vùng núi. Hiện đã có 116 chính sách đối với dân tộc thiểu số và miền núi bao phủ hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội thuộc ba nhóm: Nhóm chính sách đặc thù theo dân tộc và nhóm dân tộc; nhóm chính sách phát triển kinh tế-xã hội theo vùng; nhóm chính sách phát triển kinh tế-xã hội theo ngành, lĩnh vực.
Chỉ ra một số hạn chế trong việc thực hiện chính sách dân tộc, Phó Thủ tướng khẳng định Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó tập trung chỉ đạo quyết liệt thực hiện các mục tiêu đặt ra trong hai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2021 và các chương trình mục tiêu, chương trình dự án khác; ưu tiên bố trí ngân sách cho các địa bàn miền núi, vùng dân tộc thiểu số, các chính sách đặc thù về dân tộc thiểu số, xây dựng, triển khai đề án xây dựng nông thôn mới tập trung cho thôn bản khó khăn cho 35 tỉnh.
Chính phủ sẽ chỉ đạo bộ, ngành, trình cấp có thẩm quyền bố trí ngân sách ở mức cao nhất, thực hiện các chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số rất ít người. Riêng vốn thực hiện chính sách, Nghị quyết của Chính phủ năm 2018 đã xác định sử dụng nguồn vốn kinh phí còn lại, phần tiết kiệm chi thường xuyên và dự phòng vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn để cân đối bổ sung một phần nguồn lực để địa phương thực hiện. Cùng với đó là thu hút doanh nghiệp đầu tư vào khu vực này, khai thác lợi thế để phát triển kinh tế lâm nghiệp, cây đặc sản, chăn nuôi, du lịch... đồng thời, Chính phủ tiếp tục đầu tư phát triển giáo dục-đào tạo, thực hiện chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ gạo, tiền; đầu tư phát triển hệ thống y tế; đào tạo nhân lực y tế để chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao chất lượng dân số, gắn mục tiêu phát triển bền vững...
Ghi nhận kiến nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến về việc tích hợp chính sách các chương trình mục tiêu, Phó Thủ tướng cho rằng việc này đòi hỏi cần sơ kết, tổng kết đánh giá kỹ; đồng thời giao các bộ, ngành có trách nhiệm đề ra đề cương, đề xuất đảm bảo tính khoa học, thực tiễn để thực thi. Chính phủ sẽ nghiêm túc tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng gửi lời thăm hỏi thân thiết, đồng cảm chia sẻ khó khăn vất vả của đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là đồng bào khu vực vùng vừa chịu thiên tai bão lũ và khẳng định Chính phủ sẽ hỗ trợ cao nhất để đồng bào sớm được ổn định cuộc sống với tinh thần chung là: Dù khó khăn thế nào, chính quyền các địa phương cũng không được để xảy ra tình trạng đồng bào thiếu đói, người ốm không được chữa bệnh, trẻ em không được học hành.
Kết luận phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết đã có 33 ý kiến chất vấn với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và các thành viên Chính phủ khác. Qua chất vấn và ý kiến trả lời chất vấn, giải trình tiếp thu, phiên chất vấn đạt kết quả đề ra. Các đại biểu thẳng thắn nêu câu hỏi mang tính xây dựng, có trao đổi, tranh luận. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cùng các thành viên Chính phủ đã trả lời, giải trình đầy đủ ý kiến. Bộ trưởng Đỗ Văn Chiến thể hiện sự nắm chắc vấn đề.
Chính phủ cần tiếp tục tổ chức thực hiện tốt các chính sách dân tộc, coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của cả hệ thống chính trị, nhất là ở các địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, như Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Tây Duyên hải Miền trung; đa dạng hóa các nguồn lực để hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi kể cả từ nguồn ngân sách nhà nước, vốn vay ODA, giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp và tầng lớp nhân dân - Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị./.
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 06 đến 12-8-2018)  (13/08/2018)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự khai mạc Hội nghị Ngoại giao lần 30  (13/08/2018)
Ấn định thời gian, địa điểm cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều tiếp theo  (13/08/2018)
Chủ động, sáng tạo thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng XII  (13/08/2018)
"Chốt" phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2019 ở mức 5,3%  (13/08/2018)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay