Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tham dự APSC 17 và ACC 21
23:56, ngày 27-04-2018
Tiếp theo Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM), chiều 27/4, tại Singapore, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã cùng đoàn Việt Nam dự các Hội nghị Hội đồng cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN (APSC) lần thứ 17 và Hội nghị Hội đồng điều phối ASEAN (ACC) lần thứ 21.
Trao đổi tại Hội nghị Hội đồng Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN (APSC), các bộ trưởng hài lòng ghi nhận thông tin về việc 82% Kế hoạch tổng thể APSC thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 đã và đang được triển khai. Các nước chia sẻ nhiều hoạt động cụ thể đang được thực hiện trong trụ cột chính trị - an ninh ASEAN. Các bộ trưởng nhất trí tăng cường hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực như chống khủng bố, bạo lực cực đoan, tội phạm xuyên quốc gia, buôn bán ma túy, buôn người, an ninh biển, an ninh mạng, an ninh, an toàn hạt nhân, cứu trợ thiên tai, thảm họa...
Nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác, các bộ trưởng cho rằng cần đẩy mạnh theo dõi, đánh giá, nhất là cần tập trung hơn vào chất lượng, thay vì chỉ chú trọng định lượng. Các bộ trưởng khẳng định ASEAN cần phát huy hơn nữa vai trò trung tâm trong thúc đẩy đối thoại, hợp tác và xây dựng lòng tin ở khu vực. Theo đó, các nước hoan nghênh nỗ lực của ASEAN và Trung Quốc khởi động đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) thực chất và hiệu quả.
Tại Hội nghị Hội đồng điều phối ASEAN, các bộ trưởng đã rà soát toàn bộ công tác chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 32 sẽ bắt đầu ngay trong tối 27/4. Sau khi nghe báo cáo tổng thể của Tổng Thư ký ASEAN, các bộ trưởng chỉ đạo về tăng cường công tác điều phối và phối hợp liên trụ cột, liên lĩnh vực trong ASEAN, tiếp tục cải tiến và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy ASEAN, trong đó có tăng cường năng lực cho Ban Thư ký ASEAN và phát huy chức năng điều phối của các cơ quan như Hội nghị tham vấn chung (JCM), tinh giản các cuộc họp và tận dụng tối đa, hiệu quả các nguồn lực hiện có.
Các nước thành viên đánh giá cao sự hỗ trợ của Chính phủ Indonesia trong xây dựng trụ sở mới của Ban Thư ký ASEAN, dự kiến hoàn tất năm 2019, hy vọng đây sẽ là trung tâm điều phối và xử lý thông tin chính của ASEAN. Các bộ trưởng cũng nhấn mạnh cần tiếp tục đẩy mạnh các nỗ lực kết nối và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua triển khai hiệu quả Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN 2025 và Kế hoạch công tác thực hiện Sáng kiến Hội nhập ASEAN giai đoạn 3.
Hội đồng điều phối ASEAN đã thông qua việc bổ nhiệm ông Kung Phoak, quốc tịch Campuchia, làm Phó Tổng Thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN, nhận nhiệm vụ vào tháng 10 tới.
Phát biểu tại các hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường công tác giám sát triển khai để bảo đảm các hoạt động hợp tác được hiệu quả và thực chất, trong đó, cần sớm xác định các khó khăn, vướng mắc để có hướng xử lý phù hợp. Vai trò điều phối liên trụ cột, liên lĩnh vực và ở các cấp độ khu vực cũng như quốc gia, theo Phó thủ tướng, cũng cần được đẩy mạnh hơn nữa.
Để xây dựng một Cộng đồng hòa bình và an ninh, dựa trên luật lệ, Phó Thủ tướng nhấn mạnh sự cần thiết của việc củng cố đoàn kết, khả năng tự cường và vai trò trung tâm của ASEAN trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế và các nguyên tắc cơ bản của ASEAN, tiếp tục xây dựng các cơ chế hợp tác xây dựng lòng tin để chủ động ứng phó với các thách thức đã và đang diễn ra.
Công tác nâng cao nhận thức, quảng bá về Cộng đồng ASEAN tới người dân thông qua các hình thức trực tuyến và truyền thông đại chúng, giúp người dân có thể hiểu được những lợi ích mà Cộng đồng ASEAN mang lại cũng được Phó Thủ tướng đề cập. Theo đó, Phó Thủ tướng chia sẻ Việt Nam đang tích cực triển khai Kế hoạch truyền thông quốc gia về Cộng đồng ASEAN giai đoạn 2017 - 2020.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh lưu ý cần tận dụng các nguồn lực sẵn có của Ban Thư ký, phát huy vai trò năng động, chủ động của Ban Thư ký ASEAN như đầu mối thông tin, cung cấp phân tích, đánh giá, khuyến nghị cho các nước ASEAN. Phó Thủ tướng đánh giá cao sáng kiến của Singapore lập Mạng lưới các thành phố ASEAN thông minh, hướng tới một cộng đồng ASEAN sáng tạo, lấy người dân làm trung tâm./.
Nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác, các bộ trưởng cho rằng cần đẩy mạnh theo dõi, đánh giá, nhất là cần tập trung hơn vào chất lượng, thay vì chỉ chú trọng định lượng. Các bộ trưởng khẳng định ASEAN cần phát huy hơn nữa vai trò trung tâm trong thúc đẩy đối thoại, hợp tác và xây dựng lòng tin ở khu vực. Theo đó, các nước hoan nghênh nỗ lực của ASEAN và Trung Quốc khởi động đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) thực chất và hiệu quả.
Tại Hội nghị Hội đồng điều phối ASEAN, các bộ trưởng đã rà soát toàn bộ công tác chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 32 sẽ bắt đầu ngay trong tối 27/4. Sau khi nghe báo cáo tổng thể của Tổng Thư ký ASEAN, các bộ trưởng chỉ đạo về tăng cường công tác điều phối và phối hợp liên trụ cột, liên lĩnh vực trong ASEAN, tiếp tục cải tiến và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy ASEAN, trong đó có tăng cường năng lực cho Ban Thư ký ASEAN và phát huy chức năng điều phối của các cơ quan như Hội nghị tham vấn chung (JCM), tinh giản các cuộc họp và tận dụng tối đa, hiệu quả các nguồn lực hiện có.
Các nước thành viên đánh giá cao sự hỗ trợ của Chính phủ Indonesia trong xây dựng trụ sở mới của Ban Thư ký ASEAN, dự kiến hoàn tất năm 2019, hy vọng đây sẽ là trung tâm điều phối và xử lý thông tin chính của ASEAN. Các bộ trưởng cũng nhấn mạnh cần tiếp tục đẩy mạnh các nỗ lực kết nối và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua triển khai hiệu quả Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN 2025 và Kế hoạch công tác thực hiện Sáng kiến Hội nhập ASEAN giai đoạn 3.
Hội đồng điều phối ASEAN đã thông qua việc bổ nhiệm ông Kung Phoak, quốc tịch Campuchia, làm Phó Tổng Thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN, nhận nhiệm vụ vào tháng 10 tới.
Phát biểu tại các hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường công tác giám sát triển khai để bảo đảm các hoạt động hợp tác được hiệu quả và thực chất, trong đó, cần sớm xác định các khó khăn, vướng mắc để có hướng xử lý phù hợp. Vai trò điều phối liên trụ cột, liên lĩnh vực và ở các cấp độ khu vực cũng như quốc gia, theo Phó thủ tướng, cũng cần được đẩy mạnh hơn nữa.
Để xây dựng một Cộng đồng hòa bình và an ninh, dựa trên luật lệ, Phó Thủ tướng nhấn mạnh sự cần thiết của việc củng cố đoàn kết, khả năng tự cường và vai trò trung tâm của ASEAN trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế và các nguyên tắc cơ bản của ASEAN, tiếp tục xây dựng các cơ chế hợp tác xây dựng lòng tin để chủ động ứng phó với các thách thức đã và đang diễn ra.
Công tác nâng cao nhận thức, quảng bá về Cộng đồng ASEAN tới người dân thông qua các hình thức trực tuyến và truyền thông đại chúng, giúp người dân có thể hiểu được những lợi ích mà Cộng đồng ASEAN mang lại cũng được Phó Thủ tướng đề cập. Theo đó, Phó Thủ tướng chia sẻ Việt Nam đang tích cực triển khai Kế hoạch truyền thông quốc gia về Cộng đồng ASEAN giai đoạn 2017 - 2020.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh lưu ý cần tận dụng các nguồn lực sẵn có của Ban Thư ký, phát huy vai trò năng động, chủ động của Ban Thư ký ASEAN như đầu mối thông tin, cung cấp phân tích, đánh giá, khuyến nghị cho các nước ASEAN. Phó Thủ tướng đánh giá cao sáng kiến của Singapore lập Mạng lưới các thành phố ASEAN thông minh, hướng tới một cộng đồng ASEAN sáng tạo, lấy người dân làm trung tâm./.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng thống Philippines  (27/04/2018)
Tiếp tục các hoạt động của Thủ tướng Chính phủ tại Singapore  (27/04/2018)
Bài viết của Chủ tịch nước nhân kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam  (27/04/2018)
Phòng chống tham nhũng ở Thành phố Hồ Chí Minh: Thực hiện nghiêm túc tinh thần “không có vùng cấm”  (27/04/2018)
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh gửi điện mừng Ngoại trưởng mới của Hoa Kỳ  (27/04/2018)
Phản ứng của Việt Nam về Hội nghị thượng đỉnh liên Triều  (27/04/2018)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên