Hà Nội khởi công dự án đường trên cao Ngã Tư Sở-cầu Vĩnh Tuy
Theo ông Phạm Hoàng Tuấn, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội, tuyến đường bộ vành đai 2 trên cao được xây mới hoàn toàn gồm 1 cầu chính và 3 cầu dẫn nối từ các điểm đầu là Vĩnh Tuy, Ngã Tư Vọng và Ngã Tư Sở. Tổng chiều dài toàn tuyến là 5,1km, rộng 19m, có 3 vị trí lên xuống có bề rộng cầu là 17m. Tuyến đường được thiết kế hệ thống chiếu sàng, thoát nước, tường chống ồn, hệ thống biển báo và an toàn giao thông.
Phần đường đi bằng Vĩnh Tuy-Chợ Mơ-Ngã Tư Vọng được thực hiện mở rộng với mặt cắt từ 53,5m-63,5m theo chỉ giới đường đỏ đường vành đai 2 với tổng chiều dài 3,1km. Sau khi được mở rộng, đường vành đai 2 có quy mô 8 làn xe (6 làn dành cho xe cơ giới và 2 làn xe dành cho xe thô sơ), có dải phân cách rộng 4m ở giữa và vỉa hè rộng từ 4-6m mỗi bên...
Đường vành đai 2 (trên cao và đi bằng) đi qua 4 quận là Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân và Đống Đa với tổng mức đầu tư gần 9.500 tỷ đồng trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 4.194 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2018-2020.
Giai đoạn 1 từ Ngã Tư Vọng đến Ngã Tư Sở có thể thi công trong vòng 15 tháng với điều kiện giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư được lấy từ ngân sách thành phố. Chi phí chuẩn bị đầu tư và thi công xây dựng dự án do Tập đoàn Vingroup đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng xây dựng, chuyển giao (BT).
Dự án xây dựng tuyến đường bộ trên cao này là công trình giao thông trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng của Hà Nội. Sau khi hoàn thành, hệ thống đường trên cao được xây mới kết hợp với đường đi bằng dưới thấp được mở rộng sẽ giúp phân luồng và tăng khả năng lưu thông của các phương tiện từ phía Tây đến phía Nam và phía Đông của thành phố, góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông tuyến đường vành đai 2, tạo điều kiện phát triển kinh tế trong khu vực và giải quyết cấp bách nạn ùn tắc giao thông đang tăng nhanh trong giai đoạn hiện nay.
Ông Nguyễn Việt Quang, Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup cho rằng, thủ đô Hà Nội có tốc độ hóa nhanh cả về phương tiện và hạ tầng nên thường xảy ra ùn tắc giao thông. Hiện nay, lưu lượng tham gia trên tuyến đường vành đai 2 lớn, việc đầu tư dự án nhằm giải quyết ùn tắc, phát triển kinh tế-xã hội của khu vực nơi tuyến đường đi qua. Do đó, Vingroup cam kết nguồn lực nhân công, máy móc, tài chính để dự án về đích vượt tiến độ.
Theo ông Vũ Đại Phong, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Hai Bà Trưng, đường vành đai 2 đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở, kết hợp với mở rộng đoạn đường bằng từ Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Vọng là dự án trọng điểm đến năm 2020, đây là tuyến đường huyết mạch của thành phố. Khi tuyến đường được cải tạo, thông suốt sẽ giải quyết ùn tắc giao thông cửa ngõ phía Tây đến phía Nam của thủ đô.
“Các quận nằm trong dự án đi qua đảm bảo phối hợp với nhà đầu tư, sở, ban ngành thành phố công tác giải phóng mặt bằng đạt được kết quả tích cực,” ông Phong nhấn mạnh.
Nhấn mạnh đường vành đai 2 có vị trí quan trọng trong quy hoạch thành phố, kết nối các trục Đông-Tây của thủ đô, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị nhà đầu tư, tư vấn giám sát, tư vấn thi công, nhà thầu xác định đây là dự án tiêu biểu của thành phố nên phải đảm bảo đúng tiến độ, cam kết chất lượng.
“Nhà đầu tư chỉ đạo nhà thầu tổ chức thi công ngay sau khởi công đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ vào năm 2020. Ủy ban Nhân dân các quận xác định công tác giải phóng mặt bằng từ nay đến cuối năm 2018, đẩy nhanh công tác tái định cư, di dời các công trình ngầm nổi. Các đơn vị Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông và sở ngành tổ chức phân luồng, đảm bảo an toàn giao thông khi triển khai công trình,” ông Hùng chỉ đạo.
Trước đó, thành phố Hà Nội đã thống nhất chủ trương cho phép Tập đoàn Vingroup ứng trước kinh phí 1.000 tỷ đồng (không tính lãi) để mở rộng đoạn đường từ chân cầu Vĩnh Tuy đến chân cầu Mai Động. Hiện tại, việc giải phóng mặt bằng cơ bản đã hoàn tất./.
Thành phố Hồ Chí Minh: Kỷ niệm 24 năm Ngày quốc khánh Nam Phi  (22/04/2018)
Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp ngày càng thực chất, hiệu quả  (22/04/2018)
Tháng Công nhân 2018: Mỗi công đoàn cơ sở - Một lợi ích đoàn viên  (22/04/2018)
Việt Nam-Mexico trao đổi kinh nghiệm về thông tin đối ngoại  (22/04/2018)
Hoạt động của các phó Thủ tướng Chính phủ  (22/04/2018)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên