APPF nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác giữa các nghị viện
Trong khuôn khổ Hội nghị thường niên lần thứ 26 Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương (APPF-26), sáng 20-01, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng điều hành phiên họp toàn thể về các vấn đề hợp tác và phát triển trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Phát biểu đề dẫn tại phiên họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh, biến đổi khí hậu, nước biển dâng không còn là nguy cơ tiềm ẩn mà thực sự đã hiện hữu.
Ngay tại Hà Nội, mùa Hè năm 2017 nhiệt độ đạt mức cao kỷ lục trong vòng hơn 40 năm qua. Nếu mực nước biển dâng cao 1m, sẽ có khoảng 40% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, nơi sản xuất 12 triệu tấn gạo/năm (xuất khẩu 6 triệu tấn), khoảng 10% - 12% dân số Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất khoảng 10% GDP.
Nhiều nơi trên thế giới đã và đang chứng kiến những bất thường về thời tiết, thiên tai, thảm họa nhiều hơn. Nhiều mô hình dự báo nhiệt độ khu vực châu Á - Thái Bình Dương đến năm 2030 sẽ tăng 0,5 - 2 độ C.
Để nỗ lực hạn chế và khắc phục hậu quả, phòng ngừa các tác nhân có hại do biến đổi khí hậu, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, mỗi quốc gia cần tạo dựng hành lang pháp lý, các thiết chế, chính sách và ưu tiên nguồn lực để ứng phó với biến đổi khí hậu phù hợp với các Điều ước quốc tế, Công ước, Nghị định thư và Thỏa thuận về biến đổi khí hậu.
Các quốc gia thành viên cần phải làm cho toàn xã hội và từng người dân đều hiểu và bắt đầu từ những việc tưởng chừng rất nhỏ đến những việc đòi hỏi công nghệ và nguồn lực lớn, cần có các giải pháp huy động nguồn tài chính, tăng cường đối tác công tư và rất cần vai trò của các chế định tài chính quốc tế.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu rõ, Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên hợp quốc đã đề ra tầm nhìn chiến lược mới, phản ánh khát vọng chung của toàn nhân loại được sống trong một thế giới hòa bình, an toàn, công bằng, hài hòa với thiên nhiên. Mọi người dân đều tham gia và được thụ hưởng thành quả của phát triển.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mong muốn các quốc gia cần có sự chung tay, chia sẻ trong quá trình phát triển; hỗ trợ nhau về tài chính, tri thức, kinh nghiệm.
Các Chính phủ cần thúc đẩy hợp tác, khu vực tư nhân và các tổ chức phi chính phủ trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, hình thành các cơ chế phối hợp rõ ràng giữa các bên.
Các nước cần xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định rõ quyền, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân; ưu tiên nguồn lực cho phát triển bền vững; lồng ghép các vấn đề phát triển bền vững vào các chương trình chi tiêu công; tăng cường đầu tư tư nhân, hợp tác công tư cho phát triển bền vững.
Các quốc gia cần xác định các ưu tiên thực hiện các chương trình trong các lĩnh vực như Chương trình nghị sự việc làm bền vững đã được Hội nghị tổ chức lao động quốc tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 16 thông qua Chương trình 90 - 90 - 90 xóa bỏ đại dịch AIDS.
Nhấn mạnh, hợp tác giữa các nghị viện là rất quan trọng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tin tưởng, Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục phát huy vai trò cầu nối thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Nghị viện và nhân dân các quốc gia thành viên.
Diễn đàn có vai trò, tiếng nói ngày càng quan trọng trên các diễn đàn quốc tế, đóng góp tích cực vào kiến tạo, gìn giữ hòa bình, hợp tác, thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới vì thế giới không còn chiến tranh và đói nghèo. Mỗi người dân đều có cuộc sống ấm no hạnh phúc, được phát triển, phát huy giá trị của mình vì một hành tinh mãi màu xanh.
Tại phiên họp, các đại biểu tập trung thảo luận vào các chủ đề: “Tăng cường hành động chung nhằm ứng phó với Biến đổi khí hậu”, chia sẻ kinh nghiệm về những vấn đề này trong hoạt động lập pháp và hoạch định chính sách.
Chủ đề về “Các nguồn lực cho phát triển bền vững”, các đại biểu thông qua chức năng quyết định ngân sách, phân bổ ngân sách, nghị viện giữ vai trò quyết định thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, Nghị viện phải tạo thuận lợi cho quy trình hoạch định, thực hiện và đánh giá mức đóng góp tài chính của mỗi quốc gia nhằm thúc đẩy những bước tiến trong mức độ đóng góp tài chính quốc tế hiện nay đối với mục tiêu ứng phó toàn cầu đối với biến đổi khí hậu trong bối cảnh phát triển bền vững.
Chủ đề về “Đẩy mạnh hợp tác văn hóa, du lịch trong khu vực”, các nghị sỹ trao đổi, thảo luận những kinh nghiệm tốt trong hành động của nghị viện để nâng cao hiệu quả hợp tác về văn hóa và du lịch, đặc biệt là trong bối cảnh thế giới và khu vực trở thành một thể kết nối toàn cầu, đa dạng về văn hóa, xã hội và có nhiều tiềm năng to lớn cho phát triển ngành du lịch./.
Bình Định phát huy văn hóa “đất võ, trời văn” trong phát triển du lịch  (20/01/2018)
“Một số vấn đề lý luận - thực tiễn về xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ”  (20/01/2018)
“Một số vấn đề lý luận - thực tiễn về xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ”  (20/01/2018)
Campuchia sẽ đóng góp quan trọng vào thành công của APPF-26  (20/01/2018)
APPF-26 tiếp tục thảo luận các vấn đề hợp tác phát triển trong khu vực  (20/01/2018)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên