Việt Nam dự Hội nghị cấp cao kết nối ASEAN-Ấn Độ tại New Delhi
Tham dự hội nghị có Bộ trưởng Giao thông Đường bộ, Đường cao tốc, Vận tải biển và Nguồn nước, Phát triển sông và làm sạch sông Hằng Nitin Gadkari; Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao V. K. Singh; Bí thư phương Đông Bộ Ngoại giao Preeti Saran của Chính phủ Ấn Độ, đại sứ và đại diện ngoại giao các nước ASEAN, các đoàn đại biểu của các nước ASEAN và Ấn Độ cùng đông đảo phóng viên nước sở tại.
Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm dẫn đầu tham dự và có bài phát biểu tại hội nghị.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Quốc vụ khanh V. K.Singh cho biết Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhấn mạnh kết nối với ASEAN là một ưu tiên hàng đầu đối với Ấn Độ và đã công bố tiến hành tổ chức hội nghị lần này tại Hội nghị cấp cao ASEAN-Ấn Độ lần thứ 15, diễn ra hồi tháng 11 vừa qua.
Ông khẳng định hội nghị phản ánh cam kết mạnh mẽ của New Delhi đối với tất cả các bên tham gia nhằm tăng cường kết nối với Ấn Độ, với ASEAN và các nước khác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Các sáng kiến kết nối trải dài khắp các dự án kết nối tự nhiên và số đều là để bổ sung cho các lĩnh vực chiến lược trong Kế hoạch tổng thể kết nối ASEAN đến năm 2025 (MPAC 2025), nhất là về cơ sở hạ tầng bền vững, đổi mới số, logistics liền mạch... trong bối cảnh Ấn Độ có kết nối nhiều mặt với ASEAN như kết nối về đường bộ, đường hàng không, đường biển, văn hóa, văn minh và giao lưu nhân dân.
Ông Singh nhấn mạnh giao thương đường biển trong lịch sử giữa ASEAN và Ấn Độ cũng nở rộ thông qua eo biển Malacca để tới khắp khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Về mặt kết nối tự nhiên, Ấn Độ đã thực hiện một số dự án hành lang quốc tế trở thành cầu nối trên biển và trên bộ giữa các bang vùng Đông Bắc với các nước thành viên ASEAN.
Trong khi kết nối về đường bộ đang được tiến bộ thì kết nối về đường biển cần phải được hiện đại hóa cấp bách trong bối cảnh những thực tiễn địa chính trị hiện nay.
Về mặt kết nối số, Ấn Độ sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm tích cực với ASEAN, trong đó có lĩnh vực nông thôn khi công nghệ đã giúp kết nối số 250.000 ngôi làng ở Ấn Độ và mang lại lợi ích cho 600.000 người.
Ông Singh cho biết Ấn Độ đang nỗ lực hướng tới chia sẻ những thành quả của các cuộc cải cách với ASEAN và tìm cách tận dụng những cơ hội hiện có trong thực hiện các ưu tiên chiến lược của MPAC 2025.
Bên cạnh đó, ông nhấn mạnh còn có những tiềm năng hợp tác rất lớn, nhất là về du lịch, an ninh hàng hải, quản lý thảm họa...
Trong bài phát biểu của mình, Thứ trưởng Phan Tâm cho biết trong 25 năm qua, ASEAN và Ấn Độ đã hợp tác chặt chẽ để thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực.
Hợp tác giữa ASEAN và Ấn Độ đang mở rộng nhanh chóng, đem lại lợi ích cho người dân.Thứ trưởng cho rằng hội nghị lần này sẽ tạo điều kiện cho việc trao đổi quan điểm và thông tin về hợp tác trong những lĩnh vực chủ chốt như công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), giao thông vận tải, giáo dục, và phát triển nguồn nhân lực.
Ông Phan Tâm nhấn mạnh trong khi ghi nhận những thành tựu và việc thành lập Cộng đồng ASEAN, ASEAN cũng đang hợp tác chặt chẽ để thực hiện tầm nhìn trong thực hiện MPAC 2025, dành ưu tiên cho kết nối về số và tự nhiên với các nước đối thoại.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Phan Tâm đã điểm lại những lĩnh vực ưu tiên trong kết nối số và kết nối tự nhiên, đồng thời khẳng định là một đối tác đối thoại quan trọng của ASEAN, Ấn Độ đã và đang hợp tác chặt chẽ với hiệp hội ở nhiều dự án chung trên các lĩnh vực khác nhau.
Quan hệ đối tác chiến lược giữa hai bên đã và đang được tăng cường đáng kể với những sáng kiến, dự án cụ thể và ASEAN hoan nghênh những cam kết mới của Chính phủ Ấn Độ về thúc đẩy hợp tác trong hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho ASEAN.
Thứ trưởng bày tỏ tin tưởng hội nghị lần này sẽ là cơ hội tốt để thảo luận và chia sẻ quan điểm về nhiều hoạt động sẽ mang lại lợi ích và có thể thực hiện được cho cả ASEAN và Ấn Độ, đưa quan hệ đối tác chiến lược giữa hai bên lên một tầm cao mới.
Ông nêu rõ Việt Nam ủng hộ sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa ASEAN và Ấn Độ.
Cũng tại hội nghị, Bộ trưởng Nitin Gadkari cho biết Ấn Độ đã đề xuất gói tín dụng trị giá 1 tỷ USD để thúc đẩy các dự án kết nối đường biển, đường hàng không và đường bộ với ASEAN.
Ngoài ra, Ấn Độ đã lập một quỹ phát triển dự án trị giá 77 triệu USD để phát triển các đầu mối chế tạo ở Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam.
Ông cho hay thỏa thuận về hợp tác giao thông trên biển giữa ASEAN và Ấn Độ hiện cũng đang được thảo luận.
ASEAN và Ấn Độ cũng đã nhất trí thành lập một nhóm làm việc về vận tải trên biển giữa Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam để đánh giá mức độ khả thi của các mạng lưới vận tải biển.
Hội nghị diễn ra trong hai ngày 11 và 12-12 với phiên thảo luận đặc biệt về kết nối.
Các phiên tiếp theo thảo luận về kế hoạch tổng thể kết nối ASEAN; về cơ sở hạ tầng bền vững trong lĩnh vực hàng không, đường biển, năng lượng, kết nối các đảo, đường bộ và đường cao tốc, kết nối ASEAN-Ấn Độ và kết nối số ASEAN-Ấn Độ, về xây dựng kết nối và cấp vốn cho cơ sở hạ tầng./.
EC: Anh cam kết tôn trọng thỏa thuận Brexit tạm thời với EU  (11/12/2017)
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Qatar  (11/12/2017)
Tổng Bí thư: “Thanh niên phải làm chủ nước nhà một cách xứng đáng nhất”  (11/12/2017)
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam thêm một năm khởi sắc, tăng trưởng cao, kinh tế vĩ mô ổn định  (11/12/2017)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 04 đến ngày 10-12-2017  (11/12/2017)
Việt Nam tăng trưởng mạnh hơn  (11/12/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên