Hội thảo tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa đế quốc ở Bangladesh
Ngày 24-9, Đại sứ quán Việt Nam tại Bangladesh đã phối hợp với Viện Nawab Salimullah tổ chức Hội thảo về Chủ tịch Hồ Chí Minh với chủ đề: “Tư tưởng nhân văn chống chủ nghĩa đế quốc của lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh” tại Câu lạc bộ Báo chí quốc gia ở thủ đô Dhaka.
Hội thảo có sự tham gia đông đảo của các nhà báo, học giả nghiên cứu tại các trường đại học, học viện của Bangladesh và các doanh nhân.
Trong bài phát biểu dẫn đề, TS. Mostafizur Rahman nhấn mạnh đến những đóng góp to lớn của lãnh tụ Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, đồng thời ca ngợi Người là một trong những nhà lãnh đạo tiên phong của phong trào chống chủ nghĩa thực dân ở châu Á và là một trong những nhà lãnh đạo có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ XX.
Chia sẻ với những nhận định trên, các đại biểu tham dự Hội thảo đều bày tỏ sự ngưỡng mộ và lòng kính trọng đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, gọi Người bằng tên thân mật “Bác Hồ” bởi tư tưởng nhân văn, lòng nhân ái và những hy sinh, cống hiến của Người vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng con người khỏi ách áp bức, bóc lột.
Các đại biểu cho rằng quan điểm “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” của Người chính là biểu hiện đầy đủ nhất của tư tưởng nhân văn cao đẹp bởi quan điểm này không chỉ bao hàm độc lập, tự do cho dân tộc mà còn là độc lập, tự do cho mỗi cá nhân và cho cả nhân loại.
Thông điệp đó của Người có sức lan tỏa lớn và đã truyền ngọn lửa cách mạng tới người dân Bangladesh trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng người dân Bangladesh trước đây. Cho tới nay, thông điệp đó của Người vẫn còn nguyên tính giá trị trong công cuộc xây dựng một đất nước Bangladesh độc lập, dân chủ, thế tục và tiến bộ.
Phát biểu tại Hội thảo, Đại sứ Việt Nam tại Bangladesh Trần Văn Khoa hoan nghênh ý tưởng tổ chức hội thảo của Viện Nawab Salimullah, cho rằng sau khi cuốn sách “Bác Hồ viết Di chúc” của đồng chí Vũ Kỳ được dịch và phát hành rộng rãi tới người dân Bangladesh vào tháng 6 năm nay, Hội thảo lần này tiếp tục giúp những người bạn Bangladesh hiểu hơn về tư tưởng nhân văn cao đẹp của Người; nhấn mạnh tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh thể hiện những giá trị nhân văn truyền thống Việt Nam kết hợp hài hòa với tinh hoa nhân văn của nhân loại và vì thế, tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh có tính thời đại và tính quốc tế.
Đại sứ khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần to lớn và vô giá của dân tộc Việt Nam, là kim chỉ nam hành động nhằm xây dựng một đất nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Nhân dịp tổ chức hội thảo, Đại sứ Trần Văn Khoa đã trao tặng Kỷ niệm chương cho 6 cá nhân của Viện Nawab Salimullah có nhiều thành tích, góp phần củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị giữa hai nước.
Hội thảo này là kết quả của sự phối hợp chặt chẽ giữa Đại sứ quán Việt Nam tại Bangladesh và Viện Nawab Salimullah - một tổ chức phi chính phủ của Bangladesh, được thành lập năm 1987, với mục tiêu tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân Bangladesh với nhân dân các nước anh em, bạn bè thông qua các hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực văn hóa, du lịch, thương mại và giáo dục.
Theo khuôn khổ hợp tác giữa Đại sứ quán Việt Nam tại Bangladesh và Viện Nawab Salimullah, trong thời gian tới, hai bên sẽ tiếp tục phối hợp tổ chức nhiều hoạt động giao lưu, trao đổi văn hóa nhân kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Bangladesh vào năm 2018.
Những hoạt động đầy ý nghĩa này chính là cầu nối hữu nghị, góp phần củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai nước và nhân dân hai nước./.
Nhân Kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga: Chia sẻ kinh nghiệm tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực và chủ nghĩa xã hội trong thế kỷ XXI  (26/09/2017)
Khóa họp 72 Đại hội đồng Liên hợp quốc: Nhấn mạnh những nhiệm vụ then chốt trong phiên bế mạc  (26/09/2017)
Một số vấn đề xung quanh tích tụ, tập trung ruộng đất  (26/09/2017)
Ngân hàng Phát triển châu Á dự báo châu Á tăng trưởng nhờ tăng trưởng thương mại toàn cầu  (26/09/2017)
Đức đặc biệt quan tâm hợp tác với Việt Nam trong bảo vệ môi trường  (26/09/2017)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 18 đến ngày 24-9-2017)  (26/09/2017)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên