Hội thảo “Hướng tới những Vùng biển Mở và Tự do ở châu Á: Vai trò của Luật quốc tế trong việc Duy trì Trật tự trên Biển”
Ngày 12-9, tại Hà Nội, Đại sứ quán Vương quốc Anh và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cùng Học viện Ngoại giao Việt Nam đồng tổ chức Hội thảo mang tên “Hướng tới những Vùng biển Mở và Tự do ở châu Á: Vai trò của Luật Quốc tế trong việc Duy trì Trật tự trên Biển”.
Hội thảo lần này nhấn mạnh tầm quan trọng của nguyên tắc thượng tôn pháp luật trong duy trì hòa bình và an ninh trên biển trong khu vực. Hội thảo tiếp tục xem xét những biện pháp thực tế để thu hẹp khoảng cách về nhận thức giữa các quốc gia trong việc bảo đảm an ninh biển và tăng cường phát triển kinh tế. Với sự đóng góp nhiệt tình của các diễn giả đến từ các quốc gia ASEAN, Hội thảo đã bàn về những biện pháp mà ASEAN và các đối tác có thể phối hợp để duy trì trật tự trên biển.
Hội thảo có sự tham dự của các chuyên gia quốc tế đến từ Anh, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Ấn Độ và Indonesia. Ngoài ra, các chuyên gia trong nước từ Học viện Ngoại giao Việt Nam cũng có những đóng góp trong quá trình thảo luận.
Hội thảo đón tiếp các chuyên gia đại diện cho nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm chuyên gia từ các bộ, ban, ngành, các học giả và các nhà ngoại giao ở Hà Nội.
Tại phiên khai mạc, Giám đốc Học viện Ngoại giao, PGS. Nguyễn Vũ Tùng phát biểu, Hội thảo này có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của không chỉ giới trí thức, mà còn của cộng đồng quốc tế để có thể giải quyết những vấn đề trên biển. PGS. Nguyễn Vũ Tùng cho rằng, luật pháp quốc tế hiện nay đã có nhiều bước đột phá quan trọng. Phán quyết của Tòa Trọng tài đã làm rõ một số diễn giải cho các vấn đề về luật biển và chúng ta nên coi Phán quyết này là bước đầu để giải thích rõ hơn các quy định trong luật biển và xây dựng chính sách liên quan đến các tranh chấp ở Biển Đông.
Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam Giles Lever nhấn mạnh những diễn biến đáng chú ý kể từ khi Phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực được công bố năm 2016; đồng thời khẳng định rằng, Vương quốc Anh hiểu rõ quyết định này có tính ràng buộc và cần được tôn trọng. Việc thông qua Bộ khung Quy tắc ứng xử là bước tiến quan trọng, tạo cơ hội cho Bộ Quy tắc ứng xử trở thành một văn kiện có ý nghĩa, thúc đẩy hợp tác và phát triển hòa bình tại Biển Đông.
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Kunio Umeda cũng tập trung vào phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực và nhấn mạnh rằng, mặc dù hơn một năm đã trôi qua kể từ ngày công bố, nhưng trật tự quốc tế trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương chưa được thực thi đầy đủ. Đại sứ Nhật Bản Kunio Umeda đánh giá cao sự đa dạng của các diễn giả quốc tế và khu vực trong hội thảo năm nay và hy vọng rằng, Hội thảo sẽ xác định các phương thức để vùng biển châu Á có thể trở thành vùng biển mở và tự do, đồng thời không bị chi phối bởi sức mạnh, mà sẽ được điều chỉnh bằng luật pháp.
Hội thảo này là sự tiếp nối thành công của hội thảo năm trước với 156 đại biểu tham dự, 30 bài thuyết trình và bình luận và nhiều khuyến nghị, kết luận đa dạng. Một số khuyến nghị quan trọng nhằm quản lý trật tự trên biển được đưa ra trao đổi bao gồm: nhấn mạnh vai trò của luật pháp quốc tế, nhu cầu hợp tác chặt chẽ hơn giữa ASEAN và các đối tác quốc tế và nhu cầu xây dựng năng lực trong lĩnh vực biển. /.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tiếp Phó Tổng Giám đốc AKP  (12/09/2017)
Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam thăm chính thức Cuba  (12/09/2017)
Quốc vương Campuchia gửi thư chúc mừng Chủ tịch nước Trần Đại Quang  (12/09/2017)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên