EFTA tìm cách thuyết phục chính phủ Anh trở thành thành viên
23:09, ngày 04-09-2017
TCCSĐT - Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA) đang tìm cách thuyết phục chính phủ Anh giải quyết cuộc khủng hoảng của việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, bằng cách tham gia hiệp hội này.
Theo phóng viên TTXVN tại London, hiện ở Anh đang diễn ra cuộc tranh luận về việc liệu Anh tham gia EFTA có phải là giải pháp lâu dài cho nước này ở giai đoạn hậu Brexit hoặc trong giai đoạn chuyển tiếp kéo dài 2-4 năm mà Nội các Anh đã thông qua.
Tuy nhiên, phát biểu cuối tuần qua, Bộ trưởng phụ trách vấn đề Brexit của Anh, ông David Davis, cho biết hiện ông không đặt khả năng Anh tham gia EFTA vào trọng tâm các cuộc đàm phán Brexit với EU, bởi theo ông, giải pháp này không giúp Anh tiết kiệm đáng kể về mặt thời gian.
Hiện EFTA có 4 nước thành viên là Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein. Dự kiến Chủ tịch Tòa án EFTA Carl Baudenbacher sẽ có bài phát biểu trước các chuyên gia pháp lý về Brexit của Quốc hội Anh vào ngày 13-9 tới.
Vai trò của Tòa án EFTA tương tự như Tòa án Công lý châu Âu (ECJ). Chính phủ Anh luôn khẳng định sẽ không tham gia tòa án nào hoạt động song song với các phán quyết của ECJ.
Thay vào đó, Anh muốn thiết lập một tòa án trọng tài riêng theo kiểu Anh, trong đó có tính tới các luật của ECJ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng sẽ khó đạt được sự nhất trí cũng như thiết lập được một cơ chế giải quyết tranh chấp mới vào mùa Xuân 2019, thời điểm dự kiến Anh sẽ chính thức rời EU. Khi đó, tham gia EFTA được đánh giá là giải pháp tối ưu, ít nhất là trong giai đoạn chuyển tiếp.
Trong một diễn biến khác, tại London, Bộ trưởng phụ trách tiến trình đàm phán đưa nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), ông David Davis ngày 03-9 đã bác bỏ thông tin cho rằng Thủ tướng Anh Theresa May đang chuẩn bị thông qua hóa đơn “ly hôn” trị giá 50 tỷ euro (tương đương 56 tỷ USD), đồng thời nhấn mạnh rằng các nhà đàm phán Anh sẽ không để vấn đề thời gian gây sức ép buộc Anh phải thanh toán số tiền này.
Ông Davis khẳng định không có cơ sở pháp lý nào cho việc Anh phải đóng góp số tiền lớn cho các dự án của EU sau khi nước này rời khỏi "ngôi nhà chung", thậm chí cả đối với các dự án được thông qua khi Anh còn là thành viên của liên minh này. Bên cạnh đó, theo ông Davis, chính trị cũng là lý do để hai bên cân nhắc nhằm tiến tới một thỏa thuận về tài chính.
Số 10 phố Downing cũng đã phủ nhận thông tin nói rằng bà May sẽ nhất trí thỏa thuận thanh toán hóa đơn “ly hôn” trị giá khoảng 46 tỷ bảng tính theo tỷ giá hiện hành, mà theo tờ The Sunday Times dự kiến sẽ được công bố sau cuộc họp của đảng Bảo thủ.
Báo trên trước đó đưa tin nước Anh sẽ chi trả 7-17 tỷ bảng/năm cho Brussels trong thời gian ba năm sau khi Xứ sở sương mù rời EU vào tháng 3/2019.
Ông Davis nhấn mạnh thời gian cho việc đàm phán Brexit chưa hết, bởi quá trình đàm phán kéo dài 2 năm. Tuy nhiên, mỗi khi nước Anh tiếp cận các vấn đề đàm phán quan trọng thì luôn nảy sinh những sức ép.
Phát biểu của ông Davis được đưa ra sau khi Trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU, ông Michel Barnier, phát biểu tại cuộc họp báo sau vòng đàm phán Brexit thứ 3 rằng vòng đàm phán này khép lại mà không đạt được tiến bộ đáng kể nào./.
Tuy nhiên, phát biểu cuối tuần qua, Bộ trưởng phụ trách vấn đề Brexit của Anh, ông David Davis, cho biết hiện ông không đặt khả năng Anh tham gia EFTA vào trọng tâm các cuộc đàm phán Brexit với EU, bởi theo ông, giải pháp này không giúp Anh tiết kiệm đáng kể về mặt thời gian.
Hiện EFTA có 4 nước thành viên là Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein. Dự kiến Chủ tịch Tòa án EFTA Carl Baudenbacher sẽ có bài phát biểu trước các chuyên gia pháp lý về Brexit của Quốc hội Anh vào ngày 13-9 tới.
Vai trò của Tòa án EFTA tương tự như Tòa án Công lý châu Âu (ECJ). Chính phủ Anh luôn khẳng định sẽ không tham gia tòa án nào hoạt động song song với các phán quyết của ECJ.
Thay vào đó, Anh muốn thiết lập một tòa án trọng tài riêng theo kiểu Anh, trong đó có tính tới các luật của ECJ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng sẽ khó đạt được sự nhất trí cũng như thiết lập được một cơ chế giải quyết tranh chấp mới vào mùa Xuân 2019, thời điểm dự kiến Anh sẽ chính thức rời EU. Khi đó, tham gia EFTA được đánh giá là giải pháp tối ưu, ít nhất là trong giai đoạn chuyển tiếp.
Trong một diễn biến khác, tại London, Bộ trưởng phụ trách tiến trình đàm phán đưa nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), ông David Davis ngày 03-9 đã bác bỏ thông tin cho rằng Thủ tướng Anh Theresa May đang chuẩn bị thông qua hóa đơn “ly hôn” trị giá 50 tỷ euro (tương đương 56 tỷ USD), đồng thời nhấn mạnh rằng các nhà đàm phán Anh sẽ không để vấn đề thời gian gây sức ép buộc Anh phải thanh toán số tiền này.
Ông Davis khẳng định không có cơ sở pháp lý nào cho việc Anh phải đóng góp số tiền lớn cho các dự án của EU sau khi nước này rời khỏi "ngôi nhà chung", thậm chí cả đối với các dự án được thông qua khi Anh còn là thành viên của liên minh này. Bên cạnh đó, theo ông Davis, chính trị cũng là lý do để hai bên cân nhắc nhằm tiến tới một thỏa thuận về tài chính.
Số 10 phố Downing cũng đã phủ nhận thông tin nói rằng bà May sẽ nhất trí thỏa thuận thanh toán hóa đơn “ly hôn” trị giá khoảng 46 tỷ bảng tính theo tỷ giá hiện hành, mà theo tờ The Sunday Times dự kiến sẽ được công bố sau cuộc họp của đảng Bảo thủ.
Báo trên trước đó đưa tin nước Anh sẽ chi trả 7-17 tỷ bảng/năm cho Brussels trong thời gian ba năm sau khi Xứ sở sương mù rời EU vào tháng 3/2019.
Ông Davis nhấn mạnh thời gian cho việc đàm phán Brexit chưa hết, bởi quá trình đàm phán kéo dài 2 năm. Tuy nhiên, mỗi khi nước Anh tiếp cận các vấn đề đàm phán quan trọng thì luôn nảy sinh những sức ép.
Phát biểu của ông Davis được đưa ra sau khi Trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU, ông Michel Barnier, phát biểu tại cuộc họp báo sau vòng đàm phán Brexit thứ 3 rằng vòng đàm phán này khép lại mà không đạt được tiến bộ đáng kể nào./.
Trung Quốc phản đối đe dọa trừng phạt thương mại của tổng thống Mỹ  (04/09/2017)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 28-8 đến 03-9-2017)  (04/09/2017)
Mở ra trang mới trong quan hệ song phương giữa Việt Nam - Ai Cập  (04/09/2017)
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình trao học bổng cho học sinh nghèo  (03/09/2017)
Việt Nam khẳng định vị thế đối với thế giới tại các diễn đàn CHOD-20  (03/09/2017)
Bộ Giáo dục Đào tạo nhấn mạnh điều gì trong năm học mới 2017 - 2018?  (03/09/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay