Mở ra trang mới trong quan hệ song phương giữa Việt Nam - Ai Cập
23:06, ngày 04-09-2017
Nhật báo Al Messa - một trong những tờ báo hàng đầu của Ai Cập, số ngày 03-9 đã đăng bài viết của Phó Tổng Biên tập Rifaat Khaled, trong đó đánh giá rằng chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 06 đến 07-9 của Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi, theo lời mời của Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang, sẽ mở ra một trang mới trong quan hệ song phương.
Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của một tổng thống Ai Cập kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1963.
Theo tác giả Khaled, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống El-Sisi có ý nghĩa hết sức quan trọng, khi mở ra nhiều cơ hội để hai nước tăng cường hợp tác hơn nữa trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế...
Đặc biệt, 2017 là một năm quan trọng trong quan hệ song phương, đồng thời đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam khi Việt Nam đăng cai các sự kiện Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
Việc đăng cai Hội nghị cấp cao APEC 2017 là cơ hội lớn để Việt Nam thúc đẩy quan hệ với các đối tác trong khu vực và tăng cường vai trò và vị thế của Hà Nội trên trường quốc tế.
Bài viết nhận định Tổng thống El-Sisi rất quan tâm tới hòa bình và ổn định trên thế giới. Đây cũng sẽ là nội dung mà nhà lãnh đạo Ai Cập sẽ thảo luận với Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Theo tác giả bài viết, Ai Cập ủng hộ quan điểm nhất quán của Việt Nam trong duy trì an ninh, hòa bình, ổn định ở khu vực; tăng cường lợi ích chung giữa các nước thành viên ASEAN với các nước trong khu vực và thỏa thuận liên kết ASEAN trong tăng cường hòa bình, ổn định, tự do hàng hải trên Biển Đông.
Bài viết đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong ASEAN. Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 50 diễn ra hồi tháng Tám vừa qua tại Philippines, Ngoại trưởng các nước ASEAN và Trung Quốc đã thông qua Bản ghi nhớ (MOU) về việc thành lập Trung tâm ASEAN - Trung Quốc nhằm đánh giá các báo cáo về việc thực thi các kế hoạch hành động với các bên đối thoại. Đây là sự khởi đầu tích cực cho tiến trình đàm phán hiệu quả và thiết thực Bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) sau này. Văn kiện này sẽ được trình lên Hội nghị Cấp cao ASEAN vào tháng 11 tới.
Việt Nam và Ai Cập cũng đã ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương. Ai Cập ủng hộ Việt Nam tham gia Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014 - 2016 và Ủy ban Luật pháp Quốc tế giai đoạn 2017 - 2020. Việt Nam ủng hộ Ai Cập tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC) vào tháng 9-2016.
Phía Việt Nam cũng đã đề nghị Ai Cập ủng hộ Việt Nam ứng cử vào vị trí ủy viên không thường thực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021.
Việt Nam ủng hộ và đánh giá cao các chương trình cải cách kinh tế của chính phủ Ai Cập. Phía Ai Cập rất coi trọng những kinh nghiệp phát triển kinh tế và du lịch của Việt Nam. Du lịch là một trong những mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam, với doanh thu của ngành công nghiệp không khói đạt 16 tỷ USD năm 2015, tương đương 9,3% GDP.
Việt Nam đang nỗ lực phát triển ngành du lịch để thu hút 55 triệu lượt du khách quốc tế vào năm 2050, theo đó Việt Nam có kế hoạch triển khai một loại dự án hạ tầng du lịch cũng như hạ tầng giao thông kết nối với các quốc gia láng giềng. Theo dự báo, Việt Nam sẽ trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới vào năm 2050./.
Theo tác giả Khaled, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống El-Sisi có ý nghĩa hết sức quan trọng, khi mở ra nhiều cơ hội để hai nước tăng cường hợp tác hơn nữa trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế...
Đặc biệt, 2017 là một năm quan trọng trong quan hệ song phương, đồng thời đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam khi Việt Nam đăng cai các sự kiện Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
Việc đăng cai Hội nghị cấp cao APEC 2017 là cơ hội lớn để Việt Nam thúc đẩy quan hệ với các đối tác trong khu vực và tăng cường vai trò và vị thế của Hà Nội trên trường quốc tế.
Bài viết nhận định Tổng thống El-Sisi rất quan tâm tới hòa bình và ổn định trên thế giới. Đây cũng sẽ là nội dung mà nhà lãnh đạo Ai Cập sẽ thảo luận với Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Theo tác giả bài viết, Ai Cập ủng hộ quan điểm nhất quán của Việt Nam trong duy trì an ninh, hòa bình, ổn định ở khu vực; tăng cường lợi ích chung giữa các nước thành viên ASEAN với các nước trong khu vực và thỏa thuận liên kết ASEAN trong tăng cường hòa bình, ổn định, tự do hàng hải trên Biển Đông.
Bài viết đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong ASEAN. Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 50 diễn ra hồi tháng Tám vừa qua tại Philippines, Ngoại trưởng các nước ASEAN và Trung Quốc đã thông qua Bản ghi nhớ (MOU) về việc thành lập Trung tâm ASEAN - Trung Quốc nhằm đánh giá các báo cáo về việc thực thi các kế hoạch hành động với các bên đối thoại. Đây là sự khởi đầu tích cực cho tiến trình đàm phán hiệu quả và thiết thực Bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) sau này. Văn kiện này sẽ được trình lên Hội nghị Cấp cao ASEAN vào tháng 11 tới.
Việt Nam và Ai Cập cũng đã ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương. Ai Cập ủng hộ Việt Nam tham gia Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014 - 2016 và Ủy ban Luật pháp Quốc tế giai đoạn 2017 - 2020. Việt Nam ủng hộ Ai Cập tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC) vào tháng 9-2016.
Phía Việt Nam cũng đã đề nghị Ai Cập ủng hộ Việt Nam ứng cử vào vị trí ủy viên không thường thực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021.
Việt Nam ủng hộ và đánh giá cao các chương trình cải cách kinh tế của chính phủ Ai Cập. Phía Ai Cập rất coi trọng những kinh nghiệp phát triển kinh tế và du lịch của Việt Nam. Du lịch là một trong những mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam, với doanh thu của ngành công nghiệp không khói đạt 16 tỷ USD năm 2015, tương đương 9,3% GDP.
Việt Nam đang nỗ lực phát triển ngành du lịch để thu hút 55 triệu lượt du khách quốc tế vào năm 2050, theo đó Việt Nam có kế hoạch triển khai một loại dự án hạ tầng du lịch cũng như hạ tầng giao thông kết nối với các quốc gia láng giềng. Theo dự báo, Việt Nam sẽ trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới vào năm 2050./.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình trao học bổng cho học sinh nghèo  (03/09/2017)
Việt Nam khẳng định vị thế đối với thế giới tại các diễn đàn CHOD-20  (03/09/2017)
Bộ Giáo dục Đào tạo nhấn mạnh điều gì trong năm học mới 2017 - 2018?  (03/09/2017)
Công tác chuẩn bị năm học mới cho học sinh các tỉnh vùng sâu, vùng xa, vùng bão lũ  (03/09/2017)
Thượng đỉnh BRICS ở Trung Quốc sẽ xem xét mở rộng thành viên  (03/09/2017)
Ngân hàng Nhà nước phản hồi về kết luận của Thanh tra Chính phủ  (03/09/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay