Công tác chuẩn bị năm học mới cho học sinh các tỉnh vùng sâu, vùng xa, vùng bão lũ
23:27, ngày 03-09-2017
TCCSĐT - Sáng 03-9, gần 1.100 học sinh thuộc các cấp mầm non, tiểu học và trung học cơ sở tại xã Nặm Păm (huyện Mường La, tỉnh Sơn La), địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất trong đợt lũ quét xảy ra đầu tháng 8-2017 đã nô nức đến trường dự ngày khai giảng sớm.
Tạm gác lại những khó khăn, vất vả vẫn còn chồng chất sau lũ, phụ huynh, học sinh và các giáo viên nơi đây đã cố gắng hết sức để chuẩn bị cho các em một ngày khai giảng trọn vẹn, đầy đủ như các bạn ở các vùng khác.
Hôm nay, gia đình anh Lò Văn Yêu ở bản Huổi Sói, xã Nặm Păm dậy sớm hơn thường lệ. Trong ngôi nhà lắp ghép rộng 40m2 nằm trên một khu đất rộng cách xa dòng suối Nặm Păm, cả nhà đang tất bật chuẩn bị bữa sáng và quần áo để các con kịp đến trường dự lễ khai giảng sớm.
Trong trận lũ quét lịch sử vừa qua, gia đình anh đã bị cuốn trôi nhà cửa, tài sản cũng theo dòng nước đi mất. Gần một tháng sau lũ, gia đình anh được chính quyền địa phương bố trí ở tạm trong ngôi nhà lắp ghép ở điểm tái định cư mới. Khó khăn, vất vả là thế, nhưng khi được các giáo viên đến nhà động viên cho các cháu đến lớp, gia đình anh đã cố gắng chuẩn bị mọi thứ cho con để kịp tựu trường. Anh chia sẻ, lũ quét đã cuốn trôi hết nhà cửa, đồ đạc, sách vở, quần áo của con cái cũng không còn, nhưng các thầy, cô giáo đã tặng quần áo, sách vở cho các cháu nên gia đình cũng yên tâm để các cháu đến trường.
Dắt tay các con lội qua con suối Nặm Păm - con suối với dòng nước hung dữ đã từng cuốn đi nhà cửa của hơn 100 trăm hộ dân ở đây, anh Lò Văn Yêu hòa vào dòng người đang đổ về trụ sở Ủy ban nhân dân xã Nặm Păm, nơi sẽ tổ chức lễ khai giảng sớm.
Trên những con đường rải đá cấp phối gập ghềnh vừa mới được san ủi, các em học sinh tung tăng đến trường với bộ quần áo trắng tinh và chiếc khăn quàng đỏ trở nên nổi bật hơn cả. Sau những ngày mưa kéo dài, thời tiết hôm nay có nắng nhẹ, đã làm cho buổi khai giảng trở nên thuận lợi hơn.
Em Cà Thị Diệp, học sinh trường Tiểu học Nặm Păm phấn khởi chia sẻ, được đến trường đi học con vui lắm. Đến trường được thầy cô giảng dạy kiến thức, điều hay lẽ phải nên dù nhà vẫn còn khó khăn nhưng con sẽ cố gắng học thật tốt.
Tại sân ủy ban xã, các giáo viên đang tất bật hướng dẫn các em học sinh đứng vào hàng theo từng khối. Bà Trần Thị Thúy, Hiệu trưởng trường Tiểu học Nặm Păm, cho biết để chuẩn bị cho lễ khai giảng sớm và bắt đầu năm học mới 2017 - 2018, các cán bộ, giáo viên nhà trường cùng với sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhiều đơn vị, tổ chức đã hoàn thành 11 phòng học lắp ghép với đầy đủ trang thiết bị dạy học. Vì thế, dù ngôi trường tiểu học đã bị lũ cuốn trôi gần như hoàn toàn nhưng các em học sinh vẫn có nơi để học tập khi năm học mới bắt đầu. Các thầy cô giáo sẽ cố gắng hết sức, khắc phục mọi khó khăn để giảng dạy cho học sinh.
Đúng 9 giờ sáng, lễ khai giảng chính thức được bắt đầu bằng nghi thức chào cờ. Trong không gian xung quanh là sự tan hoang do lũ quét gây ra, những giọng hát đồng thanh cất lên lời bài hát Quốc ca đã tạo nên một không khí đầy xúc động và hùng hồn. Điều này, làm cho những người dự lễ khai giảng và đặc biệt là bà con vùng lũ có thêm tinh thần để vượt qua những khó khăn trong thời gian tới.
Sau phần đọc thư chúc mừng khai giảng năm học mới của Chủ tịch nước, các em học sinh đã cùng lắng nghe những sự động viên, chia sẻ của lãnh đạo tỉnh Sơn La. Đánh hồi trống và phát biểu tại lễ khai giảng, Bí thư Tỉnh ủy Sơn La Hoàng Văn Chất đánh giá cao công tác chuẩn bị của ngành giáo dục tỉnh Sơn La nói chung, xã Nặm Păm nói riêng trong việc chuẩn bị cho năm học mới; ghi nhận về sự nỗ lực của chính quyền huyện Mường La trong việc khắc phục hậu quả thiên tai để nhanh chóng ổn định cuộc sống của người dân vùng lũ, cũng như việc bảo đảm các điều kiện để học sinh bước vào năm học mới 2017 - 2018.
Bí thư tỉnh ủy Sơn La tin tưởng với sự quan tâm của cấp ủy Đảng, sự chung tay của cả nước, cấp ủy, chính quyền huyện Mường La, các thầy, cô giáo và các em học sinh sẽ phát huy tinh thần đoàn kết, tiếp tục tâm huyết với sự nghiệp trồng người để gặt hái nhiều thành công trong năm học mới.
Lễ khai giảng diễn ra ngắn gọn, trang trọng trong thời gian 30 phút. Buổi lễ đã thực sự mang lại sự yên tâm, tin tưởng cho phụ huynh, học sinh vùng lũ. Buổi lễ khai giảng đặc biệt đã khép lại, sau một tháng gồng mình khắc phục mưa lũ, đến hôm nay, hơn 1.100 học sinh vùng rốn lũ Mường La đã được tận hưởng trọn vẹn niềm vui trong ngày khai giảng năm học mới.
Cũng trong sáng nay, Tập đoàn điện lực Việt Nam đã tiến hành khởi công xây dựng trường Tiểu học Nặm Păm với tổng kinh phí 40 tỷ đồng, dự kiến trong một năm sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng, đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất của trường chuẩn quốc gia.
Chuẩn bị cơ sở vật chất khang trang cho thầy trò huyện đảo Trường Sa
Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa cho biết năm học 2017 - 2018, toàn tỉnh có gần 7.900 phòng học thông thường, đáp ứng cơ bản nhu cầu tập của học sinh các cấp học, bậc học.
100% phòng học trên đều được kiên cố hóa, chuẩn hóa không có phòng học tạm, phòng học tranh tre, nứa, lá. Một số ít phòng học xuống cấp qua sử dụng đều được tổ chức sửa chữa hàng năm để đảm bảo an toàn cho công trình và tính mạng học sinh.
Trong năm học này, xác định cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học là yếu tố quan trọng để gỡ khó cho giáo dục miền núi, vùng khó khăn, ngành giáo dục tỉnh Khánh Hòa đã tiến hành sửa chữa hai trường Trung học phổ thông Lạc Long Quân (huyện miền núi Khánh Vĩnh) và trường Trung học phổ thông Khánh Sơn (huyện miền núi Khánh Sơn) với kinh phí 2 tỷ đồng.
Hiện cơ sở vật chất trường học ở các huyện miền núi về cơ bản đã hoàn thành, đáp ứng điều kiện để dạy học 2 buổi/ngày (bậc tiểu học) và huy động 100% trẻ 5 tuổi ra lớp (bậc mầm non).
Đối với huyện đảo Trường Sa, bên cạnh việc đã chuẩn bị cơ sở vật chất khang trang, thầy và trò tại các trường tiểu học thị trấn Trường Sa, hai xã Song Tử Tây, Sinh Tồn đã tiến hành trang trí lớp học, dọn dẹp, vệ sinh nhằm tạo môi trường, cảnh quan sư phạm cho tất cả các trường học trước khi khai giảng năm học mới. Các em học sinh cũng được cấp quần áo đồng phục mới, sách vở và đồ dùng học tập đầy đủ.
Ông Huỳnh Vĩnh Khang - Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa - cho biết để chuẩn bị cho năm học mới 2017-2018 hiệu quả, ngành giáo dục tỉnh Khánh Hòa đã triển khai một số giải pháp tích cực như đẩy nhanh tiến độ sửa chữa, chỉnh trang trường lớp, môi trường xung quanh, phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể, ban đại diện cha mẹ học sinh để huy động học sinh ra lớp, đặc biệt là những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, gia đình gặp nạn trong các đợt thiên tai, nhằm hạn chế việc học sinh bỏ học sau khi nghỉ Hè; tổ chức đón học sinh đầu cấp vào lớp, trường làm quen với thầy cô giáo, bạn bè ngay trong những ngày tựu trường, nhằm giúp học sinh không phải bỡ ngỡ và nhanh chóng hòa nhập vào môi trường học tập và rèn luyện mới, bảo đảm huy động hết trẻ trong độ tuổi ra lớp./.
Hôm nay, gia đình anh Lò Văn Yêu ở bản Huổi Sói, xã Nặm Păm dậy sớm hơn thường lệ. Trong ngôi nhà lắp ghép rộng 40m2 nằm trên một khu đất rộng cách xa dòng suối Nặm Păm, cả nhà đang tất bật chuẩn bị bữa sáng và quần áo để các con kịp đến trường dự lễ khai giảng sớm.
Trong trận lũ quét lịch sử vừa qua, gia đình anh đã bị cuốn trôi nhà cửa, tài sản cũng theo dòng nước đi mất. Gần một tháng sau lũ, gia đình anh được chính quyền địa phương bố trí ở tạm trong ngôi nhà lắp ghép ở điểm tái định cư mới. Khó khăn, vất vả là thế, nhưng khi được các giáo viên đến nhà động viên cho các cháu đến lớp, gia đình anh đã cố gắng chuẩn bị mọi thứ cho con để kịp tựu trường. Anh chia sẻ, lũ quét đã cuốn trôi hết nhà cửa, đồ đạc, sách vở, quần áo của con cái cũng không còn, nhưng các thầy, cô giáo đã tặng quần áo, sách vở cho các cháu nên gia đình cũng yên tâm để các cháu đến trường.
Dắt tay các con lội qua con suối Nặm Păm - con suối với dòng nước hung dữ đã từng cuốn đi nhà cửa của hơn 100 trăm hộ dân ở đây, anh Lò Văn Yêu hòa vào dòng người đang đổ về trụ sở Ủy ban nhân dân xã Nặm Păm, nơi sẽ tổ chức lễ khai giảng sớm.
Trên những con đường rải đá cấp phối gập ghềnh vừa mới được san ủi, các em học sinh tung tăng đến trường với bộ quần áo trắng tinh và chiếc khăn quàng đỏ trở nên nổi bật hơn cả. Sau những ngày mưa kéo dài, thời tiết hôm nay có nắng nhẹ, đã làm cho buổi khai giảng trở nên thuận lợi hơn.
Em Cà Thị Diệp, học sinh trường Tiểu học Nặm Păm phấn khởi chia sẻ, được đến trường đi học con vui lắm. Đến trường được thầy cô giảng dạy kiến thức, điều hay lẽ phải nên dù nhà vẫn còn khó khăn nhưng con sẽ cố gắng học thật tốt.
Tại sân ủy ban xã, các giáo viên đang tất bật hướng dẫn các em học sinh đứng vào hàng theo từng khối. Bà Trần Thị Thúy, Hiệu trưởng trường Tiểu học Nặm Păm, cho biết để chuẩn bị cho lễ khai giảng sớm và bắt đầu năm học mới 2017 - 2018, các cán bộ, giáo viên nhà trường cùng với sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhiều đơn vị, tổ chức đã hoàn thành 11 phòng học lắp ghép với đầy đủ trang thiết bị dạy học. Vì thế, dù ngôi trường tiểu học đã bị lũ cuốn trôi gần như hoàn toàn nhưng các em học sinh vẫn có nơi để học tập khi năm học mới bắt đầu. Các thầy cô giáo sẽ cố gắng hết sức, khắc phục mọi khó khăn để giảng dạy cho học sinh.
Đúng 9 giờ sáng, lễ khai giảng chính thức được bắt đầu bằng nghi thức chào cờ. Trong không gian xung quanh là sự tan hoang do lũ quét gây ra, những giọng hát đồng thanh cất lên lời bài hát Quốc ca đã tạo nên một không khí đầy xúc động và hùng hồn. Điều này, làm cho những người dự lễ khai giảng và đặc biệt là bà con vùng lũ có thêm tinh thần để vượt qua những khó khăn trong thời gian tới.
Sau phần đọc thư chúc mừng khai giảng năm học mới của Chủ tịch nước, các em học sinh đã cùng lắng nghe những sự động viên, chia sẻ của lãnh đạo tỉnh Sơn La. Đánh hồi trống và phát biểu tại lễ khai giảng, Bí thư Tỉnh ủy Sơn La Hoàng Văn Chất đánh giá cao công tác chuẩn bị của ngành giáo dục tỉnh Sơn La nói chung, xã Nặm Păm nói riêng trong việc chuẩn bị cho năm học mới; ghi nhận về sự nỗ lực của chính quyền huyện Mường La trong việc khắc phục hậu quả thiên tai để nhanh chóng ổn định cuộc sống của người dân vùng lũ, cũng như việc bảo đảm các điều kiện để học sinh bước vào năm học mới 2017 - 2018.
Bí thư tỉnh ủy Sơn La tin tưởng với sự quan tâm của cấp ủy Đảng, sự chung tay của cả nước, cấp ủy, chính quyền huyện Mường La, các thầy, cô giáo và các em học sinh sẽ phát huy tinh thần đoàn kết, tiếp tục tâm huyết với sự nghiệp trồng người để gặt hái nhiều thành công trong năm học mới.
Lễ khai giảng diễn ra ngắn gọn, trang trọng trong thời gian 30 phút. Buổi lễ đã thực sự mang lại sự yên tâm, tin tưởng cho phụ huynh, học sinh vùng lũ. Buổi lễ khai giảng đặc biệt đã khép lại, sau một tháng gồng mình khắc phục mưa lũ, đến hôm nay, hơn 1.100 học sinh vùng rốn lũ Mường La đã được tận hưởng trọn vẹn niềm vui trong ngày khai giảng năm học mới.
Cũng trong sáng nay, Tập đoàn điện lực Việt Nam đã tiến hành khởi công xây dựng trường Tiểu học Nặm Păm với tổng kinh phí 40 tỷ đồng, dự kiến trong một năm sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng, đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất của trường chuẩn quốc gia.
Chuẩn bị cơ sở vật chất khang trang cho thầy trò huyện đảo Trường Sa
Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa cho biết năm học 2017 - 2018, toàn tỉnh có gần 7.900 phòng học thông thường, đáp ứng cơ bản nhu cầu tập của học sinh các cấp học, bậc học.
100% phòng học trên đều được kiên cố hóa, chuẩn hóa không có phòng học tạm, phòng học tranh tre, nứa, lá. Một số ít phòng học xuống cấp qua sử dụng đều được tổ chức sửa chữa hàng năm để đảm bảo an toàn cho công trình và tính mạng học sinh.
Trong năm học này, xác định cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học là yếu tố quan trọng để gỡ khó cho giáo dục miền núi, vùng khó khăn, ngành giáo dục tỉnh Khánh Hòa đã tiến hành sửa chữa hai trường Trung học phổ thông Lạc Long Quân (huyện miền núi Khánh Vĩnh) và trường Trung học phổ thông Khánh Sơn (huyện miền núi Khánh Sơn) với kinh phí 2 tỷ đồng.
Hiện cơ sở vật chất trường học ở các huyện miền núi về cơ bản đã hoàn thành, đáp ứng điều kiện để dạy học 2 buổi/ngày (bậc tiểu học) và huy động 100% trẻ 5 tuổi ra lớp (bậc mầm non).
Đối với huyện đảo Trường Sa, bên cạnh việc đã chuẩn bị cơ sở vật chất khang trang, thầy và trò tại các trường tiểu học thị trấn Trường Sa, hai xã Song Tử Tây, Sinh Tồn đã tiến hành trang trí lớp học, dọn dẹp, vệ sinh nhằm tạo môi trường, cảnh quan sư phạm cho tất cả các trường học trước khi khai giảng năm học mới. Các em học sinh cũng được cấp quần áo đồng phục mới, sách vở và đồ dùng học tập đầy đủ.
Ông Huỳnh Vĩnh Khang - Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa - cho biết để chuẩn bị cho năm học mới 2017-2018 hiệu quả, ngành giáo dục tỉnh Khánh Hòa đã triển khai một số giải pháp tích cực như đẩy nhanh tiến độ sửa chữa, chỉnh trang trường lớp, môi trường xung quanh, phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể, ban đại diện cha mẹ học sinh để huy động học sinh ra lớp, đặc biệt là những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, gia đình gặp nạn trong các đợt thiên tai, nhằm hạn chế việc học sinh bỏ học sau khi nghỉ Hè; tổ chức đón học sinh đầu cấp vào lớp, trường làm quen với thầy cô giáo, bạn bè ngay trong những ngày tựu trường, nhằm giúp học sinh không phải bỡ ngỡ và nhanh chóng hòa nhập vào môi trường học tập và rèn luyện mới, bảo đảm huy động hết trẻ trong độ tuổi ra lớp./.
Thượng đỉnh BRICS ở Trung Quốc sẽ xem xét mở rộng thành viên  (03/09/2017)
Ngân hàng Nhà nước phản hồi về kết luận của Thanh tra Chính phủ  (03/09/2017)
Lãnh đạo các nước chúc mừng 72 năm Quốc khánh Việt Nam  (03/09/2017)
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ: Kiểm tra chuyên sâu việc thực hiện nhiệm vụ của bộ, ngành, địa phương  (02/09/2017)
Tổ chức lễ cưới cho 100 cặp đôi trong Ngày Quốc khánh  (02/09/2017)
Điện mừng kỷ niệm 72 năm Quốc khánh CHXHCN Việt Nam  (02/09/2017)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên