Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia tích cực các hoạt động gìn giữ hòa bình
23:06, ngày 30-08-2017
Ngày 29-8, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, dưới sự chủ trì của Ai Cập, nước Chủ tịch Hội đồng Bảo an tháng Tám này, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tổ chức buổi thảo luận mở với chủ đề "Các lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc: Tiềm năng đóng góp đối với mục tiêu giữ vững hòa bình".
Tham gia buổi thảo luận có trên 70 nước thành viên Liên hợp quốc và đại diện một số tổ chức quốc tế. Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc Amina Mohammed và một số chuyên gia quốc tế đã tham dự và trình bày báo cáo.
Các nước tham dự đều cho rằng các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc đang đứng trước nhiều thách thức to lớn, đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả hoạt động của các phái bộ nhằm xử lý triệt để những nguyên nhân gốc rễ của xung đột, tìm kiếm những giải pháp lâu dài, bền vững cho người dân các khu vực có xung đột, từ hòa giải dân tộc tới khôi phục kinh tế, tái thiết và phát triển bền vững.
Một số nước nhấn mạnh việc cải tổ các hoạt động gìn giữ hòa bình là cần thiết, nhưng cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.
Các nước cũng đã đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả của các phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, đặc biệt là trong việc ngăn ngừa, xử lý và giải quyết xung đột, tái thiết hậu xung đột, phát triển bền vững.
Phát biểu tại phiên thảo luận, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc nhấn mạnh hòa bình, an ninh là điều kiện cần thiết cho phát triển bền vững và ngược lại, các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc cần phải được đổi mới để thích ứng với những thách thức an ninh phức tạp đang nổi lên, hiện thực hóa mục tiêu hòa bình bền vững vốn rất cần thiết cho phát triển kinh tế xã hội.
Cần xác định rõ nhiệm vụ của từng phái bộ trong tình hình mới phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nước và mọi hoạt động gìn giữ hòa bình cần tuân thủ các nguyên tắc như tôn trọng độc lập chủ quyền, trung lập, không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, với sự đồng ý của các bên liên quan.
Đại sứ cũng nêu rõ sự cần thiết tăng cường tham vấn, phối hợp giữa các cơ quan Liên hợp quốc, nước cử quân, nước tiếp nhận và vai trò quan trọng của các tổ chức khu vực trong các hoạt động này.
Đại sứ Nguyễn Phương Nga khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục tích cực tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, hiện đang nỗ lực chuẩn bị để có thể triển khai Bệnh viện dã chiến cấp II tại Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Nam Sudan theo các tiêu chuẩn của Liên hợp quốc./.
Các nước tham dự đều cho rằng các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc đang đứng trước nhiều thách thức to lớn, đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả hoạt động của các phái bộ nhằm xử lý triệt để những nguyên nhân gốc rễ của xung đột, tìm kiếm những giải pháp lâu dài, bền vững cho người dân các khu vực có xung đột, từ hòa giải dân tộc tới khôi phục kinh tế, tái thiết và phát triển bền vững.
Một số nước nhấn mạnh việc cải tổ các hoạt động gìn giữ hòa bình là cần thiết, nhưng cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.
Các nước cũng đã đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả của các phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, đặc biệt là trong việc ngăn ngừa, xử lý và giải quyết xung đột, tái thiết hậu xung đột, phát triển bền vững.
Phát biểu tại phiên thảo luận, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc nhấn mạnh hòa bình, an ninh là điều kiện cần thiết cho phát triển bền vững và ngược lại, các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc cần phải được đổi mới để thích ứng với những thách thức an ninh phức tạp đang nổi lên, hiện thực hóa mục tiêu hòa bình bền vững vốn rất cần thiết cho phát triển kinh tế xã hội.
Cần xác định rõ nhiệm vụ của từng phái bộ trong tình hình mới phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nước và mọi hoạt động gìn giữ hòa bình cần tuân thủ các nguyên tắc như tôn trọng độc lập chủ quyền, trung lập, không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, với sự đồng ý của các bên liên quan.
Đại sứ cũng nêu rõ sự cần thiết tăng cường tham vấn, phối hợp giữa các cơ quan Liên hợp quốc, nước cử quân, nước tiếp nhận và vai trò quan trọng của các tổ chức khu vực trong các hoạt động này.
Đại sứ Nguyễn Phương Nga khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục tích cực tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, hiện đang nỗ lực chuẩn bị để có thể triển khai Bệnh viện dã chiến cấp II tại Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Nam Sudan theo các tiêu chuẩn của Liên hợp quốc./.
Quan hệ hữu nghị đặc biệt Lào - Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào  (30/08/2017)
Văn phòng Chính phủ: Họp báo thường kỳ tháng 8-2017  (30/08/2017)
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 21 đến ngày 27-8-2017)  (30/08/2017)
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam  (29/08/2017)
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh dự lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Trung tâm Điều dưỡng thương binh Duy Tiên - Hà Nam  (29/08/2017)
Việt Nam luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư Hàn Quốc  (29/08/2017)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên