Chiến lược mới của Mỹ tại Afghanistan tập trung vào chống khủng bố
Mỹ cần phải có cách tiếp cận “thực tế hơn” về vấn đề Afghanistan, theo đó việc hỗ trợ an ninh và cử quân tới quốc gia Nam Á này không phải để “thiết lập dân chủ” tại đây mà là để tiêu diệt khủng bố. Tổng thống Mỹ D. Trump đã đưa ra lập trường trên khi công bố chiến lược mới của Mỹ tại Afghanistan - chiến trường có sự can dự lâu dài nhất của Mỹ từ trước cho tới nay.
Trong chiến lược mới của Mỹ tại Afghanistan công bố sáng 22-8 theo giờ Việt Nam, Tổng thống Mỹ D. Trump đặc biệt nhấn mạnh chỉ duy nhất sức mạnh quân sự sẽ không mang lại hòa bình cho Afghanistan, song việc triển khai các lực lượng liên minh tại đây là nhằm tạo điều kiện cho một tiến trình chính trị để đạt được hòa bình lâu dài. Theo ông, mối đe dọa an ninh mà Mỹ đang phải đối mặt ở Afghanistan và cả khu vực là rất lớn, bởi vậy việc nhanh chóng rút quân khỏi Afghanistan sẽ tạo ra “một khoảng trống” để các phiến quân hoạt động. Ông nêu rõ, các lực lượng Mỹ tại quốc gia Nam Á này có thêm nhiệm vụ chống các nhóm phiến quân và tội phạm. Ông D. Trump thể hiện quyết tâm quân đội Mỹ “sẽ chiến đấu để giành được thắng lợi”. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Mỹ không đưa ra thời gian biểu cho sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Afghanistan, cũng như từ chối công bố kế hoạch triển khai thêm binh sĩ tới chiến trường này. Tuy nhiên, theo một số quan chức Nhà Trắng, Tổng thống D. Trump đã ủy nhiệm cho Bộ trưởng Quốc phòng J. Mattis phụ trách kế hoạch triển thêm khoảng 3.900 binh sĩ, góp mặt cùng với 8.400 binh sĩ Mỹ hiện đang đồn trú tại Afghanistan.
Đánh giá về những nỗ lực chống khủng bố của Pakistan, quốc gia láng giềng có 2.600 km đường biên giới chung với Afghanistan, ông D. Trump cho rằng, Pakistan đang bị thất thế khi tiếp tục là nơi ẩn núp của các phần tử khủng bố. Tổng thống D. Trump nêu rõ, Mỹ có thể cắt giảm viện trợ an ninh cho Pakistan nếu Islamabad không hợp tác chặt chẽ hơn nữa để ngăn chặn các phần tử khủng bố biến đất nước này thành “nơi trú ẩn an toàn”. Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo Mỹ bày tỏ mong muốn Ấn Độ tăng cường hỗ trợ Afghanistan, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế và phát triển đất nước. Quan điểm này nhận được sự ủng hộ của Ngoại trưởng Mỹ R. Tillerson. Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định Ấn Độ sẽ là một đối tác quan trọng trong nỗ lực bảo đảm hòa bình và ổn định tại khu vực Nam Á và Mỹ hoan nghênh sự đóng góp của New Delhi nhằm hỗ trợ Kabul trong quá trình hiện đại hóa chính trị và kinh tế.
Tổng thống D. Trump công bố chiến lược mới tại Afghanistan trong bối cảnh giới chức Mỹ vẫn đang chia rẽ về việc nước này có nên rút toàn bộ binh lính ở Afghanistan hay vẫn giữ nguyên quân số ở mức 8.400 cũng như tăng hoặc giảm nhẹ số lượng để tập trung vào cuộc chiến chống khủng bố. Gần 16 năm kể từ khi Mỹ tiến hành cuộc chiến tại Afghanistan, lật đổ chế độ Taliban, xung đột vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Theo thống kê, tính từ đầu năm 2017 đến ngày 08-5 vừa qua, hơn 2.500 cảnh sát và binh lính Afghanistan bị thiệt mạng trong các cuộc giao tranh. Tháng 5 vừa qua, các cơ quan tình báo Mỹ cũng đánh giá tình hình tại Afghanistan chắc chắn sẽ xấu đi trong năm tới, cho dù Mỹ và các lực lượng đồng minh triển khai thêm binh lính.
Trước tuyên bố này của Tổng thống D. Trump, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) J. Stoltenberg đã hoan nghênh quyết định gửi thêm quân tới Afghanistan, đồng thời khẳng định NATO giữ vững cam kết đầy đủ với chính quyền Afghanistan.
Trong công bố chiến lược mới về Afghanistan, Tổng thống D. Trump nhấn mạnh sẽ yêu cầu các nước đồng minh trong NATO và các đối tác toàn cầu ủng hộ hơn nữa về vấn đề an ninh đối với quốc gia Tây Nam Á này. Theo đó, Tổng Thư ký NATO tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ J. Mattis, các đồng minh và các đối tác quốc tế về vấn đề này.
Về phần mình, Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani cũng bày tỏ vui mừng về quyết định của Tổng thống D. Trump, cho rằng Mỹ đã thể hiện sự cam kết lâu dài đối với “cuộc xung đột mang tính toàn cầu này”.
Cùng ngày, Chính phủ Australia tuyên bố sẽ cân nhắc trước bất kỳ đề nghị nào của Mỹ yêu cầu chính quyền Canberra góp thêm quân tới Afghanistan.
Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne cho biết, Australia đã có sự đóng góp đáng kể cho các hoạt động tại Afghanistan, Iraq và Syria và ở khu vực Thái Bình Dương, do vậy, chính phủ liên bang sẽ cân nhắc trước bất kỳ đề nghị chính thức nào của Mỹ về vấn đề này.
Trước đó, hồi tháng Năm, Chính phủ Australia đã đồng ý tăng số binh sỹ trong Phái hộ hỗ trợ, huấn luyện của NATO tại Afghanistan thêm 30 người, nâng tổng số binh sỹ của nước này tại Afghanistan lên khoảng 300 người.
Bộ trưởng Payne cho biết Australia sẽ xem xét kỹ tuyên bố của ông D. Trump cũng như kỳ vọng của các nước đối tác và sẽ tham gia thảo luận với Mỹ về những vấn đề này.
Trong khi đó, ông Peter Jennings thuộc Viện Chính sách đối ngoại Australia (ASPI), cho rằng Australia chắc chắn sẽ là một trong những nước mà Tổng thống D. Trump sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ.
Tuy nhiên, theo ông P. Jennings, trong khi Mỹ lo ngại về tình hình tại Trung Đông, nhất là ở Afghanistan, thì Australia nên tìm cách hợp tác chống IS ở Philippines, bởi nước này gần Australia hơn cả./.
Việt - Lào hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động đối ngoại nhân dân  (22/08/2017)
Chung sức xây dựng nông thôn mới: đẩy nhanh thực hiện các tiêu chí  (22/08/2017)
Cập nhật kiến thức cho cán bộ dân vận trực tiếp tham mưu, triển khai công tác dân tộc và tôn giáo  (22/08/2017)
Dự án Luật Đo đạc và Bản đồ dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4  (22/08/2017)
Chủ động ứng phó với bão Hato  (22/08/2017)
Phó Thủ tướng yêu cầu ngành giáo dục xem xét lại quy định nghỉ hè  (22/08/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên