Chung sức xây dựng nông thôn mới: đẩy nhanh thực hiện các tiêu chí
TCCSĐT - Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, năm 2017, một số xã của các tỉnh trên cả nước đã đạt chuẩn nông thôn mới, có sự chuyển mình đáng khích lệ.
Xã vùng xa đổi thay nhờ nông thôn mới
Dlyê Yang là xã đầu tiên của huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk đạt chuẩn nông thôn mới. Từ một vùng quê nghèo khó, Dlyê Yang đã chuyển mình mạnh mẽ nhờ xây dựng thành công nông thôn mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên đáng kể.
Ông Y’Thông Ksơr, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Dlyê Yang chia sẻ, bộ mặt nông thôn mới của xã Dlyê Yang có được diện mạo như ngày nay là nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn xã, trong đó phải nói đến những đóng góp quan trọng của người dân để xã Dlyê Yang đạt 19/19 tiêu chí, cán đích nông thôn mới vào tháng 5-2017.
Từ một xã nghèo với nhiều thành phần dân tộc sinh sống, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 50%, đến nay, đời sống của các dân tộc anh em trên địa bàn xã Dliê Yang được cải thiện đáng kể, hầu như nhà nào cũng có ti vi, xe máy…Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều của xã hiện nay còn 6,56%, thu nhập bình quân đầu người năm 2016 của xã đạt trên 33,6 triệu đồng/người.
Nhiều mô hình kinh tế kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt ứng dụng khoa học kỹ thuật mang lại lợi nhuận cao, nhiều hộ dân thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Xã đã thành lập được 15 tổ sản xuất cà phê bền vững với 759 hộ tham gia, không chỉ giúp hình thành vùng nguyên liệu ổn định cho sản xuất cà phê mà còn đem lại năng suất cao và thu nhập ổn định cho bà con. Bên cạnh đó, các loại cây trồng như sầu riêng, bơ… được trồng xen canh trong vườn cây công nghiệp đem lại hàng tỷ đồng thu nhập mỗi năm. Hiệu quả của các mô hình kinh tế tại xã Dliê Yang tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế theo hướng đa cây, đa con phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương và hướng tới sự phát triển bền vững.
Chỉ trong 6 năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, xã Dliê Yang đã hoàn thành 19/19 tiêu chí. Từ chỗ cơ sở hạ tầng yếu kém, không đồng bộ, đến nay, nhờ nguồn vốn từ Chương trình 135 (Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi), hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng đầy đủ, khang trang: 100% đường liên xã, liên thôn được bê tông và trải nhựa. 100% thôn buôn có nhà sinh hoạt cộng đồng. Hệ thống trường học, cơ sở y tế, nhà văn hóa của xã Dliê Yang được tu sửa và xây mới kiên cố với kinh phí hàng trăm tỷ đồng, góp phần tạo nên sự đổi thay về diện mạo của một xã vùng xa.
Mọi con đường, công trình xây dựng nông thôn mới đều có sự chung tay góp sức của đồng bào các dân tộc trong xã Dliê Yang. Theo ông ông Y’Thông Ksơr, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Dlyê Yang, công tác tuyên truyền vận động được làm tốt đến từng hộ dân, làm cho người dân hiểu mục đích xây dựng nông thôn mới chính là phục vụ lợi ích lâu dài của nhân dân, chính nhân dân là người hưởng lợi trực tiếp. Từ đó, mỗi người dân của xã Dlyê Yang đã phát huy quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc chung tay xây dựng nông thôn mới.
Cũng từ đó, phong trào hiến đất làm đường giao thông, nhà văn hóa, trường học được nhân dân trong xã tích cực hưởng ứng. Nhiều hộ còn chặt nhiều hàng cây công nghiệp giá trị kinh tế cao để hiến đất làm đường, tất cả phục vụ cho mục tiêu xây dựng thành công nông thôn mới. Ông Chu Triệu Cao, Bí thư Chi bộ thôn Tri C3, xã Dlyê Yang cho biết, người dân ở các thôn, buôn trong xã luôn nhiệt tình hưởng ứng với những chủ trương hợp ý Đảng lòng dân. Đặc biệt, trong quá trình xây dựng nông thôn mới của xã Dlyê Yang, sự đồng tình ủng hộ, tạo điều kiện hết mình của người dân chính là yếu tố quan trọng để một xã vùng xa nhanh chóng cán đích nông thôn mới.
Theo ông Y’Thông Ksơr, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Dlyê Yang, ngay từ những ngày đầu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, nhân dân các dân tộc anh em trong xã Dlyê Yang đã đồng tình hưởng ứng, tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đảng bộ, chính quyền cùng nhân dân đã đồng lòng ra sức thi đua sản xuất phát triển kinh tế, quyết tâm xây dựng quê hương giàu đẹp, hoàn thành chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng theo mục tiêu chung của Chính phủ đề ra.
Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh thực hiện các tiêu chí
Theo Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh Trà Vinh, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, năm 2017, tỉnh Trà Vinh có 8 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới và 3 xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới. Theo đó, tổng kinh phí năm 2017 của 11 xã này được bố trí gần 81 tỷ đồng để thực hiện các tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, môi trường, tổ chức sản xuất để nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, đến nay, các xã chỉ mới giải ngân được 32 tỷ đồng, đạt 40% kế hoạch.
8 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới gồm: Hùng Hòa (huyện Tiểu Cần), Hòa Minh (huyện Châu Thành), Đại Phước (huyện Càng Long), Vinh Kim (huyện Cầu Ngang), Thạnh Phú (huyện Cầu Kè), Lưu Nghiệp Anh (huyện Trà Cú), Đông Hải (huyện Duyên Hải), Long Toàn (thị xã Duyên Hải). Các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới là: Ngãi Hùng, Tân Hòa (huyện Tiểu Cần) và xã Hòa Thuận (huyện Châu Thành). Trong số này, 4 xã đạt từ 15 - 19 tiêu chí; 5 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí và hai xã đạt dưới 10 tiêu chí. Các tiêu chí chưa đạt chủ yếu như: giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, tổ chức sản xuất, thu nhập, môi trường và an toàn thực phẩm.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh Đồng Văn Lâm đã chỉ đạo các sở, ngành, Ủy ban Nhân dân các cấp tập trung rà soát những vướng mắc, tồn đọng tại các địa phương để tháo gỡ khó khăn, đề ra các giải pháp cụ thể đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí, nhất là tiến độ thực hiện cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn, sớm giải ngân nguồn vốn kế hoạch. Đồng thời, các đơn vị tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân cùng tham gia, góp sức xây dựng nông thôn mới để có thể hoàn thiện các tiêu chí mềm còn lại. Các xã đăng ký và phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới phải thường xuyên báo cáo về Thường trực Ban Chỉ đạo nông thôn mới tỉnh hằng tháng để được giải quyết kịp thời những vướng mắc. Các sở, ngành, địa phương chủ động phát hiện và nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, cách làm hay, sáng tạo, tạo mọi điều kiện giúp 11 xã này hoàn thành các tiêu chí, đảm bảo đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2017.
Tỉnh Trà Vinh có 23/85 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới. Hiện nay, các xã nông thôn mới đang tập trung nâng chất các tiêu chí để bảo đảm đạt đúng chuẩn Bộ Tiêu chí quốc gia nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tiêu chí mới do tỉnh vừa sáp nhập giữa xã nông thôn mới và xã văn hóa./.
Cập nhật kiến thức cho cán bộ dân vận trực tiếp tham mưu, triển khai công tác dân tộc và tôn giáo  (22/08/2017)
Dự án Luật Đo đạc và Bản đồ dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4  (22/08/2017)
Chủ động ứng phó với bão Hato  (22/08/2017)
Phó Thủ tướng yêu cầu ngành giáo dục xem xét lại quy định nghỉ hè  (22/08/2017)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lên đường thăm Indonesia và Myanmar  (22/08/2017)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu thăm chính thức Indonesia  (22/08/2017)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên