Phát triển quan hệ nhiều mặt giữa hai nước Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ
22:14, ngày 21-08-2017
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 22 đến 24-8.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim |
Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra trong bối cảnh quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ phát triển tốt đẹp kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.
Hai nước thường xuyên trao đổi đoàn các cấp; đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, khoa học-công nghệ, nông nghiệp, an ninh...
Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 07-6-1978. Tháng 02-1997, Thổ Nhĩ Kỳ lập Đại sứ quán tại Hà Nội. Tháng 10-1999, Việt Nam mở Văn phòng Đại diện Thương mại tại Istanbul.
Tháng 7-2002, Việt Nam mở Tổng Lãnh sự quán tại Istanbul và đến tháng 10-2003, nâng Tổng Lãnh sự quán tại Istanbul lên Đại sứ quán, chuyển về Ankara, Thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong thời gian qua, hai nước luôn duy trì quan hệ hợp tác tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực.
Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia nằm ở giữa châu Á và châu Âu, trong đó phần lớn lãnh thổ thuộc châu Á. Với vị trí địa lý này, Thổ Nhĩ Kỳ là cửa ngõ để nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như: gạo, cao su, chè, hàng may mặc, giày dép, hàng điện tử, thủ công mỹ nghệ... vào thị trường Trung Đông và Liên minh châu Âu (EU).
Là nền kinh tế lớn thứ 17 và có tốc độ tăng trưởng nhanh trên thế giới, Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều lợi thế với tài nguyên thiên nhiên phong phú, công nghiệp khai khoáng phát triển. Mỗi năm, nước này khai thác 900.000 tấn crôm (đứng đầu thế giới) cùng một số khoáng sản khác. Thị trường này có khả năng cung cấp cho Việt Nam các sản phẩm: phôi thép, sắt thép, vật liệu xây dựng, bông, hóa chất, phụ tùng ôtô...
Thổ Nhĩ Kỳ là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại Trung Đông. Năm 2016, kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 1,51 tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ đạt 1,36 tỷ USD.
Hiện đầu tư của Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam gồm 15 dự án có hiệu lực; tổng số vốn đăng ký khoảng 704 triệu USD, đứng thứ 26 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Một buổi gặp gỡ giữa doanh nghiệp Việt Nam-Thổ Nhĩ Kỳ |
Nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và đầu tư giữa hai nước, tháng 6-2016, Hãng hàng không Quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ (Turkish Airlines) đã mở đường bay từ Hà Nội tới Thành phố Hồ Chí Minh nối chuyến rồi bay thẳng tới Istanbul với tần suất 7 chuyến/ tuần. Trước đó, hai nước đã ký kết các hiệp định về vận chuyển hàng không, vận tải biển, tránh đánh thuế hai lần.
Mới đây nhất, tại Kỳ họp lần thứ 7 Ủy ban hỗn hợp về kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra tại Hà Nội vào tháng 7-2017, hai bên đã thống nhất tích cực ủng hộ nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, tăng cường trao đổi đoàn các cấp và mở rộng các hoạt động đối ngoại dưới nhiều hình thức.
Hai bên nhất trí đặt mục tiêu phấn đấu nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên mức 4 tỷ USD vào năm 2020; mở rộng hợp tác để hỗ trợ các hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ; thống nhất nhiều nội dung thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực đầu tư, hải quan, tiêu chuẩn chất lượng; mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực khác như năng lượng, chế biến thực phẩm, xây dựng, máy móc thiết bị...
Với nền tảng quan hệ chính trị, ngoại giao của hai nước ngày càng được củng cố vững chắc thông qua các chuyến thăm các cấp, khung pháp lý cho các hoạt động hợp tác đang được tích cực hoàn thiện, chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ nhằm phát triển quan hệ nhiều mặt giữa hai nước.
Chuyến thăm còn là dịp hai bên trao đổi các biện pháp nhằm thúc đẩy và làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực thương mại-đầu tư, khoa học-công nghệ, giao thông vận tải, giáo dục-đào tạo và các lĩnh vực khác; trao đổi về các vấn đề khu vực quốc tế mà hai bên cùng quan tâm./.
Tăng cường hợp tác giữa Văn phòng Trung ương Đảng Việt Nam và Lào  (21/08/2017)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 14 đến ngày 20-8-2017)  (21/08/2017)
Chia sẻ kinh nghiệm và tăng cường hợp tác để bảo đảm an ninh lương thực, phát triển nông thôn, nông nghiệp bền vững trong khu vực APEC  (21/08/2017)
Philippines giải cứu một thuyền viên Việt Nam bị khủng bố bắt cóc  (21/08/2017)
Hội thảo quốc tế “Xác định giá trị doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa và vai trò của Kiểm toán Nhà nước”  (21/08/2017)
Học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách báo chí Hồ Chí Minh  (21/08/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay