Chia sẻ kinh nghiệm và tăng cường hợp tác để bảo đảm an ninh lương thực, phát triển nông thôn, nông nghiệp bền vững trong khu vực APEC
TCCSĐT - Trong hai ngày 20 và 21-8-2017, Tuần lễ An ninh lương thực APEC 2017 tại Cần Thơ diễn ra các cuộc họp thường niên của các Nhóm công tác APEC về Công nghệ sinh học nông nghiệp (HLPDAB), Hợp tác kỹ thuật nông nghiệp (ATCWG), Đối tác chính sách an ninh lương thực (PPFS), Đại dương và Nghề cá (OFWG) và các cuộc hội thảo về an ninh lương thực, phát triển nông thôn - nông nghiệp và tăng trưởng bền vững, xây dựng chuỗi giá trị lương thực thúc đẩy phát triển nông thôn - đô thị khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Phát biểu tại cuộc họp của Nhóm Hợp tác kỹ thuật nông nghiệp, ông Trần Kim Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, nhấn mạnh: “Hợp tác và tập hợp các nguồn lực của các nền kinh tế trong khu vực có vai trò nòng cốt trong việc bảo đảm an ninh lương thực và phát triển kinh tế trong khu vực”. Cuộc họp tập trung vào vấn đề tăng cường các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, ứng phó với các thách thức an ninh lương thực, phát triển nhiên liệu sinh học bền vững ứng phó với những tác động của biến đổi khí hậu, tăng cường năng lực thích ứng và áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào toàn bộ chuỗi sản xuất nông nghiệp…
Cuộc họp của Nhóm công tác Công nghệ sinh học nông nghiệp tập trung trao đổi các nội dung: Thúc đẩy áp dụng và chia sẻ kinh nghiệm áp dụng mô hình hợp tác công - tư để đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ sinh học trong sản xuất nông thủy sản; tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học và chuyển giao các thành tựu trong công nghệ sinh học nông nghiệp thông qua hợp tác trong khu vực APEC; vai trò của công nghệ sinh học nông nghiệp trong ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững; ứng dụng công nghệ mới trong đánh giá an toàn sinh học.
Ngoài các cuộc họp của các Nhóm công tác, các hội thảo kỹ thuật tiếp tục thu hút sự quan tâm của hàng trăm chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học, các doanh nghiệp thuộc các nền kinh tế thành viên APEC.
Tại Hội thảo kỹ thuật về “Xây dựng hệ thống sản xuất và tiêu thụ nông sản thích ứng - Tiếp cận liên ngành sử dụng thông tin khí hậu phục vụ an ninh lương bền vững”, đã có 25 bài phát biểu và ý kiến trao đổi về việc sử dụng các thông tin thời tiết, khí hậu phục vụ sản xuất nông nghiệp; các phương pháp, công cụ thu thập, phân tích số liệu, chia sẻ thông tin về khí hậu thời tiết trong dự báo tác động đến sản xuất, năng suất và an ninh lương thực. Hội thảo đã nhất trí đề xuất Nhóm công tác về Chính sách an ninh lương thực (PPFS) xem xét, đưa vào Kế hoạch hành động về an ninh lương thực một số khuyến nghị như sau:
- Áp dụng cách tiếp cận liên ngành trong việc cung cấp, chia sẻ và sử dụng thông tin khí hậu đến toàn bộ hệ thống sản xuất, chế biến, tiêu thụ có liên quan đến vấn đề lương thực, thực phẩm.
- Tăng cường hợp tác, chia sẻ thông tin, kiến thức, kết quả nghiên cứu và các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu giữa các nền kinh tế APEC, bảo đảm sản xuất lương thực và an ninh lương thực bền vững.
- Cải thiện hệ thống dự báo khí hậu cho ngành nông nghiệp nhằm đưa ra các phương pháp dự báo chính xác cho người nông dân và các doanh nghiệp. Người nông dân và các doanh nghiệp sẽ là chủ sở hữu các thông tin, bao gồm cả các thông tin về tiêu dùng, quản lý và lãng phí lương thực, cũng như các số liệu về giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Tăng cường liên kết giữa nhà nghiên cứu, các viện nghiên cứu với đối tượng sử dụng thông tin để tìm ra cách thức phù hợp trong chuyển giao kiến thức, kết quả nghiên cứu và các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu cho người dân.
- Cần tính toán chi phí - lợi ích của các biện pháp thích ứng sẽ được áp dụng, các chi phí cần thiết để có được thông tin phù hợp và thiết lập các kênh truyền thông hiệu quả với chi phí hợp lý cho người sản xuất - nhất là đối tượng nông dân sản xuất nhỏ.
Hội thảo kỹ thuật về “Chia sẻ kinh nghiệm phát triển nông thôn hướng tới an ninh lương thực và tăng trưởng về chất lượng” tập trung giới thiệu Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của Việt Nam; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về phát triển nông thôn, mối liên hệ giữa nông thôn - thành thị, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn - thành thị, sự tham gia của người dân và vai trò của doanh nghiệp trong phát triển nông thôn, kinh tế nông thôn và nguồn lực cho phát triển nông thôn. Một số nội dung trao đổi tại Hội thảo sẽ được Nhóm công tác Chính sách an ninh lương thực xem xét trong quá trình xây dựng kế hoạch hành động là:
- Phát triển nông thôn phải được xem xét một cách tổng thể, toàn diện, bao gồm cả các dịch vụ xã hội (giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng ...), môi trường và văn hóa.
- Để phát triển nông thôn bền vững cần thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Phát triển nông thôn là quá trình lâu dài, cần có những ưu tiên cụ thể trong từng giai đoạn phát triển trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế.
- Cần có hệ thống cơ sở dữ liệu về phát triển nông thôn để theo dõi, đánh giá tiến trình phát triển và phải đề cao vai trò của người dân và cộng đồng địa phương.
- Khuyến khích, tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân vào phát triển nông thôn.
- Tăng cường chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm giữa các nền kinh tế đang phát triển về phát triển nông thôn hướng tới an ninh lương thực và tăng trưởng về chất lượng.
Tại Hội thảo kỹ thuật về “Thực hành nông nghiệp thông minh với biến đổi khí hậu và các chính sách liên quan đến an ninh lương thực và tăng trưởng bền vững”, đại diện của một số nền kinh tế đã chia sẻ kinh nghiệm về triển khai nông nghiệp thông minh với biến đổi khí hậu (CSA) và những chính sách liên quan để phát triển nông nghiệp bền vững, bảo đảm an ninh lương thực trong các bối cảnh kinh tế, xã hội và văn hóa khác nhau. CSA là một giải pháp “hai bên cùng có lợi”, việc hợp tác và chia sẻ thông tin về các thực hành nông nghiệp thông minh với biến đổi khí hậu là rất cần thiết giữa các nền kinh tế APEC, bảo đảm sản xuất lương thực bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Hội thảo “Chuỗi giá trị lương thực thúc đẩy phát triển nông thôn - đô thị khu vực châu Á - Thái Bình Dương” xoay quanh vấn đề chia sẻ các mô hình thành công trong phát triển chuỗi giá trị thực phẩm để cung cấp thực phẩm an toàn và bảo đảm an ninh lương thực cho các nền kinh tế APEC và toàn khu vực. Các đại biểu đã đề xuất nhiều giải pháp để tăng giá trị cho các sản phẩm đầu ra và phân phối lợi ích một cách công bằng cho tất cả các bên liên quan trong chuỗi giá trị, đặc biệt là nông dân ở góc xa nhất của chuỗi giá trị. Sự phát triển của chuỗi giá trị lương thực bền vững có thể mở ra con đường thoát nghèo quan trọng cho hàng triệu hộ nghèo của các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực APEC. Ông Trần Kim Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, nhấn mạnh: “Qua hội thảo này, Việt Nam có thể học hỏi từ các nền kinh tế thành viên APEC rất nhiều về phát triển hệ thống chuỗi giá trị lương thực”./.
Philippines giải cứu một thuyền viên Việt Nam bị khủng bố bắt cóc  (21/08/2017)
Hội thảo quốc tế “Xác định giá trị doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa và vai trò của Kiểm toán Nhà nước”  (21/08/2017)
Học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách báo chí Hồ Chí Minh  (21/08/2017)
Học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách báo chí Hồ Chí Minh  (21/08/2017)
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng làm việc tại Đắk Nông  (21/08/2017)
Tạo động lực phát triển mới cho quan hệ Việt Nam-Indonesia  (21/08/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay