Phó Thủ tướng phát động "Bữa ăn an toàn"
“Chúng ta không chỉ nói không với thực phẩm bẩn, mà cần lên án, xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, kinh koanh thực phẩm bẩn, không an toàn, vì lợi ích của mình mà tổn hại đến sức khoẻ của người khác, lợi ích của người khác. Mỗi người, mỗi đơn vị, doanh nghiệp, địa phương và cả nước cần có những hành động rất thiết thực, cụ thể để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh và mong muốn TP. Hà Nội cùng cả nước sẽ tiếp tục có những hành động thiết thực tương tự vì sức khoẻ cộng đồng, vì một nền sản xuất bền vững và có đạo đức.
Chương trình “Bữa ăn an toàn” được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng trong việc tiêu dùng thực phẩm an toàn, góp phần bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Để chuỗi cung ứng sản phẩm vươn đến được bếp ăn, bàn ăn của từng gia đình thì cần có sự kết nối chặt chẽ giữa “5 bên” (Nhà nước, nhà khoa học, nhà báo, nhà doanh nghiệp và người tiêu dùng). Sự liên kết “5 bên” không chỉ nhằm phát hiện thực phẩm “bẩn”, mà còn giúp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, tìm ra giải pháp hiệu quả, kiểm soát chất lượng thực phẩm từ đầu nguồn.
Hiện có hơn 200 cơ sở sản xuất, sơ chế, giết mổ, chế biến, kinh doanh sản phẩm thực phẩm nông lâm sản và thủy sản trên địa bàn TP. Hà Nội tham gia “Bữa ăn an toàn". Đây là những cơ sở, doanh nghiệp tiêu biểu trong việc áp dụng quá trình khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi chư VietGap; hữu cơ, an toàn sinh học… áp dụng các tiêu chuẩn công nghệ tiên tiến trong sơ chế, chế biến giết mổ và áp dụng Chương trình quản lý chất lượng tiên tiến được chứng nhận như GMP, SSOP, HACCP, ISO…
Các loại nông sản, thực phẩm đều có thông tin đầy đủ về số lượng hàng hóa cung cấp, giá bán ổn định, đối tượng phân khúc của sản phẩm, mã truy xuất nguồn gốc...
Chương trình “Bữa ăn an toàn” được triển khai thí điểm từ năm 2017 đến 2020 và chia thành 4 giai đoạn. Giai đoạn 1, chương trình được triển khai tại 5 khu chung cư, đến giai đoạn 4 sẽ nhân rộng ra 30 khu chung cư với việc xây dựng các gian hàng cung cấp thực phẩm sạch cố định tại những nơi này./.
Ra mắt cuốn sách về quan hệ đặc biệt Việt-Lào  (20/08/2017)
Thành phố Hồ Chí Minh khai trương phố đi bộ Bùi Viện  (20/08/2017)
Các hội nghị, diễn đàn trong khuôn khổ APEC 2017  (20/08/2017)
Việt Nam nên ưu tiên lựa chọn phát triển ngành công nghiệp nào?  (20/08/2017)
Tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong tình hình mới  (20/08/2017)
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên